Marketing Game là gì? Cập nhật xu hướng Marketing Game nổi bật
Marketing game là một lĩnh vực phức tạp và đầy thách thức, đòi hỏi sự sáng tạo, chiến lược và khả năng phân tích dữ liệu. Ngành công nghiệp game đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu game.
Vậy marketing game là gì? Tầm quan trọng của marketing đối với ngành công nghiệp game ra sao? Trong bài viết này CleverAds sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về marketing game và các xu hướng marketing nổi bật.
1. Marketing Game là gì?
Marketing game đóng vai trò then chốt, giúp sản phẩm nổi bật và thu hút người chơi. Marketing game là một quá trình toàn diện, bao gồm nhiều chiến lược và kỹ thuật sáng tạo, nhằm quảng bá sản phẩm, tăng cường sự hiện diện trên thị trường.
Là một lĩnh vực không ngừng phát triển và đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén với xu hướng thị trường. Một chiến lược marketing game hiệu quả sẽ giúp tựa game đạt được thành công và tạo ra lợi nhuận.
Tầm quan trọng của marketing game
Một chiến dịch marketing hiệu quả không chi giúp tăng doanh số bán hàng mà còn xây dựng được lòng trung thành của người dùng, tạo nên cộng đồng người hâm mộ vững mạnh.
Dưới đây là những lý do chính làm nổi bật tầm quan trọng của marketing game:
- Tăng độ nhận diện và thu hút người chơi mới.
- Xây dựng và củng cố thương hiệu.
- Tạo sự khác biệt và cạnh tranh.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Duy trì và phát triển cộng đồng người chơi.
- Nắm bắt xu hướng và thích ứng với thị trường.
- Tạo tiếng vang truyền thông.
2. Chiến lược marketing game nổi bật
2.1. Social media marketing
Mạng xã hội đã trở thành công cụ đắc lực cho việc quảng cáo game, cho phép nhà phát triển trò chơi kết nối trực tiếp với người chơi.
Bằng cách tận dụng sức mạnh của các kênh truyền thông phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, TikTok, Twitch và YouTube, họ có thể thu hút người chơi vào các chiến dịch tiếp thị có chọn lọc.
Đọc thêm: Social Media Marketing là gì? Chiến lược triển khai hiệu quả
Việc tương tác với cộng đồng game thông qua các nội dung tương tác, phát trực tiếp, các cuộc thi và chương trình tặng quà giúp xây dựng nhận diện thương hiệu.
Đăng tải nội dung hấp dẫn, bao gồm video gameplay, hình ảnh đồ họa và các bài viết thú vị về game giúp tạo sự hứng thú và mong chờ.
2.2. Xây dựng cộng đồng
Việc tổ chức các sự kiện, diễn đàn thảo luận và các nhóm mạng xã hội riêng giúp người chơi chia sẻ kinh nghiệm, mẹo chơi và thảo luận về các tính năng mới của trò chơi.
Các công ty game cần chủ động tương tác với cộng đồng thông qua việc lắng nghe phản hồi, giải quyết các vấn đề phát sinh và thường xuyên cập nhật nội dung mới để giữ cho cộng đồng luôn sôi động.
2.3. Quảng cáo Video Marketing Game
Quảng cáo video là một phương tiện mạnh mẽ để giới thiệu trò chơi đến với người chơi tiềm năng.
Các video quảng cáo thường được thiết kế bắt mắt, sống động và lôi cuốn giúp truyền tải thông điệp và giới thiệu các tính năng nổi bật của trò chơi một cách hiệu quả.
Có thể được phát trên các nền tảng Youtube, Facebook và Instagram hoặc thông qua các dịch vụ quảng cáo in-game.
Việc hợp tác với các nền tảng streaming như Twitch để giới thiệu trò chơi qua các buổi livestream cũng là một chiến lược quảng cáo video hiệu quả.
2.4. Influencer Marketing Game
Influencer marketing là chiến lược hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng gamer để quảng bá trò chơi.
Những influencer này thường là các streamer nổi tiếng hoặc các nhân vật có lượng fan hâm mộ đông đảo trên mạng xã hội.
Đọc thêm: Influencer Marketing là gì? Tổng quan kiến thức từ A đến Z
Các influencer giới thiệu và chơi thử trò chơi giúp tạo sự tin tưởng và hứng thú từ phía người chơi, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận đến các đối tượng người chơi tiềm năng mới.
Để đạt hiệu quả cao, các công ty game cần chọn lựa kỹ lưỡng các influencer phù hợp với đối tượng mục tiêu của trò chơi.
2.5. UCG
Nhà phát hành game khuyến khích người chơi tạo ra các nội dung liên quan đến trò chơi như video, bài viết, hình ảnh và bình luận không chỉ giúp tăng tương tác mà còn tạo ra nguồn nội dung phong phú và đa dạng.
Nội dung do người chơi tạo ra thường mang tính chân thật và đáng tin cậy, giúp nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của trò chơi.
2.6. Tối ưu hóa App Store (ASO)
Trong marketing game, ASO là quá trình tối ưu dữ liệu của trò chơi để tăng khả năng hiển thị và xếp hạng trên các cửa hàng ứng dụng như Google Play và Apple Store.
Với hàng triệu trò chơi có sẵn để tải xuống, việc nổi bật trong kết quả tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng là vô cùng quan trọng.
Tối ưu tên, mô tả và từ khóa của trò chơi di động và video, các nhà phát triển có thể cải thiện khả năng khám phá và thu hút nhiều người chơi hơn trên mọi nền tảng.
Thiết kế biểu tượng của ứng dụng hấp dẫn thể hiện chính xác hình ảnh và tính năng của trò chơi có thể lôi kéo người dùng tiềm năng.
Quản lý xếp hạng và đánh giá ứng dụng bằng cách tích cực tương tác với người dùng và giải quyết phản hồi cũng góp phần nâng cao khả năng hiển thị của trò chơi.
2.6. Playable
Playable ads là một dạng quảng cáo cho phép người dùng trải nghiệm thử một phần của trò chơi ngay trong quảng cáo. Đây là một hình thức quảng cáo tương tác cao, giúp người chơi có cái nhìn chân thực về trò chơi trước khi quyết định tải về.
Playable ads thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các dạng quảng cáo truyền thống do khả năng tương tác trực tiếp và trải nghiệm thực tế.
Việc sử dụng playable ads giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người xem thành người chơi, đồng thời giảm tỷ lệ gỡ bỏ ứng dụng do người chơi đã có cơ hội trải nghiệm trước khi tải về.
3. Đo lường và tối ưu chiến dịch marketing game
3.1. KPI chính của Marketing Game
Trong lĩnh vực marketing game, việc xác định và theo dõi các chỉ số đo lường hiệu suất chính là cực kỳ quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
Các KPI chính bao gồm lượt tải, người chơi hoạt động hàng ngày,vv. Việc tập trung vào những chỉ số này giúp công ty game có cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển của trò chơi và hiệu quả của chiến dịch marketing.
Lượt tải
Lượt tải là một trong những KPI quan trọng nhất, đại diện cho số lượng người dùng đã tải và cài đặt trò chơi. Số lượt tải phản ánh mức độ thu hút của trò chơi và hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
Để đạt được số lượt tải cao, các công ty game cần tối ưu chiến lược quảng cáo, tối ưu Apple Store và đảm bảo các chiến dịch tiếp thị đều nhắm đúng đối tượng người chơi mục tiêu.
Theo dõi số lượt tải hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng giúp xác định xu hướng tăng trưởng và đánh giá hiệu suất của từng kênh quảng cáo.
Người chơi hoạt động hàng ngày (DAU)
Người chơi hoạt động hàng ngày (Daily Active Users – DAU) là chỉ số đo lường số lượng người chơi truy cập và tương tác với trò chơi mỗi ngày.
DAU phản ánh mức độ gắn kết của người chơi và sự hấp dẫn của trò chơi. Việc duy tri DAU ở mức cao là mục tiêu quan trọng, vì nó cho thấy người chơi thường xuyên quay lại và có hứng thú với trò chơi.
Các chiến lược giữ chân người chơi, như cập nhật nội dung thường xuyên, tổ chức sự kiện trong game và cung cấp phần thưởng hàng ngày là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chỉ số DAU.
3.2. Phân tích dữ liệu để cải thiện chiến dịch
Phân tích dữ liệu là bước không thể thiếu để tối ưu các chiến dịch marketing game.
Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, các công ty game có thể hiểu rõ hơn về hành vi của người chơi, xác định các điểm mạnh và điểm yếu của chiến dịch và đưa ra các điều chỉnh kịp thời.
Hành vi người chơi
Theo dõi và phân tích các chỉ số như thời gian chơi, tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ và các hoạt động trong game giúp xác định những yếu tố thu hút và gây khó khăn cho người chơi. Từ đó có thể điều chỉnh gameplay và các yếu tố để cải thiện trải nghiệm của người chơi.
Chiến dịch quảng cáo
Sử dụng các công cụ phân tích quảng cáo để theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch, kênh quảng bá và loại hình quảng cáo. Điều này giúp xác định đâu là những kênh hiệu quả nhất, tối ưu ngân sách quảng cáo và loại bỏ những chiến dịch không hiệu quả.
Đọc thêm: Thúc đẩy chiến dịch thương hiệu với Social Media Marketing
Tỷ lệ giữ chân người chơi
Đo lường tỷ lệ giữ chân theo các khoảng thời gian như 1 ngày, 7 ngày và 30 ngày sau khi người chơi tải game. Chỉ số này giúp xác định khả năng giữ chân người chơi và hiệu quả của các chiến lược giữ chân.
A/B testing
Thực hiện các thử nghiệm A/B để so sánh hiệu quả của các biến thể khác nhau trong chiến dịch marketing, từ quảng cáo, nội dung in-game đến các yếu tố giao diện người dùng, giúp xác định lựa chọn tối ưu nhất để áp dụng vào chiến dịch.
Việc phân tích dữ liệu không chỉ giúp tối ưu các chiến dịch hiện tại mà còn cung cấp thông tin để lập kế hoạch cho các chiến dịch tương lai.
Bằng cách liên tục theo dõi, phân tích và điều chỉnh, các công ty game có thể đảm bảo rằng các chiến dịch marketing luôn đạt được hiệu quả cao và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người chơi.
4. Chiến dịch marketing game thành công
4.1. Play Together
Sau hơn một năm ra mắt, Play Together VNG đã thành công thu hút gần 30 triệu người chơi phiên bản Việt Nam, trở thành một trong những tựa game được yêu thích nhất.
Với cộng đồng người chơi trẻ trung và năng động, Play Together VNG định hướng phát triển cộng đồng đa kênh, đa nền tảng. Trong đó chú trọng vào các kênh được GenZ yêu thích như Facebook, TikTok,vv.
Play Together sản xuất nhiều nội dung video ngắn, được biên tập lại từ TVC. Mục đích của các short video này là giải thích rõ hơn các hoạt động cụ thể của game.
Theo thống kê từ Play Together, tổng lượt xem của các video này đạt trên 7 triệu views.
4.2. Among Us
Among Us gây sốt nhờ những video livestream trên Youtube và Twitch, tại Việt Nam, video các hot stream như MixiGaming hay Cris Devil Gamer chơi Among Us đều đạt từ 1,5-2 triệu lượt xem.
Khi nhắc đến Among Us, chắc chắn không thể không nhắc đến khối lượng nội dung khổng lồ do người dùng tạo ra bên lề trò chơi.
Những nội dung này được đăng tải trên khắp các nền tảng như Facebook, Youtube, Twitter,vv. Chỉ cần tìm theo từ khóa thì hàng nghìn nội dung từ hướng dẫn cách chơi, fanart, comic, meme và video giải trí đều sẽ được hiển thị.
Trò chơi đã vượt mốc 1,5 triệu người chơi trên toàn thế giới. Hiện tại, group Among Us Vietnam có 81,000 thành viên.
5. Marketing Game: Phần kết
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các nhà phát triển và nhà phát hành game cần liên tục cập nhật và tối ưu các chiến lược marketing.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể về marketing game và các chiến lược marketing hiệu quả.
Chúc bạn thành công!
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!