Marketing Ecommerce: Top 08 kênh Ecommerce phổ biến

Marketing Ecommerce: Top 08 kênh Ecommerce phổ biến

Trong thời đại Internet, đa số hoạt động kinh doanh diễn ra trên nền tảng trực tuyến. Triển khai Marketing Ecommerce trở nên quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này của CleverAds giúp hiểu chi tiết các phương pháp Marketing Ecommerce để đạt mục tiêu kinh doanh.

1. Marketing Ecommerce là gì?

Marketing Ecommerce là hoạt động thúc đẩy nhận thức và hành động của khách hàng khi các doanh nghiệp tiến hành việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ qua môi trường trực tuyến.

Các chuyên gia Marketing Ecommerce

Họ có thể sử dụng các công cụ như mạng xã hội, nội dung số. Hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và chiến dịch email marketing để tạo sự hấp dẫn đối với khách truy cập. Qua đó thúc đẩy họ thực hiện giao dịch trực tuyến một cách thuận tiện hơn.

2. Marketing Ecommerce có các loại mô hình nào?

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet ngày nay, lĩnh vực Marketing Ecommerce đã tạo ra nhiều mô hình đa dạng. Tuy nhiên, có bốn mô hình chính mà bạn cần chú ý đến.

2.1. B2B (Business to Business)

Business to Business (B2B) là mô hình lớn nhất với doanh thu có thể đạt hàng tỷ đô la. Trong mô hình này, cả người mua và người bán đều là các tổ chức kinh doanh. B2B mô tả các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp.

Ví dụ:

Amazon là một thương hiệu phổ biến đối với người dân ở nhiều quốc gia khác nhau. Nền tảng vận hành thương mại điện tử B2B với Amazon Business.

Thành công của Amazon là nhờ cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và hỗ trợ khách hàng toàn diện bằng các hành động mang lại lợi ích. Các doanh nghiệp có thể liên hệ và đăng sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử này để tiếp cận với khách hàng.

marketing ecommerce

2.2. B2C (Business to Consumer)

B2C (Business-to-Consumer) là loại hình thương mại điện tử được ra đời sớm và phổ biến nhất.

Ban đầu, thuật ngữ B2C được sử dụng để mô tả bất kỳ quy trình nào liên quan đến việc bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Bao gồm cả mua sắm tại cửa hàng hay ăn uống tại nhà hàng. Ngày nay, nó thường được sử dụng để mô tả các giao dịch giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và khách hàng của họ.

Đọc thêm: B2B và B2C – Những điểm giống và khác nhau

2.3. C2C (Consumer to Consumer)

C2C (Consumer-To-Consumer) là hình thức thương mại diễn ra giữa các cá nhân, tức là người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng khác.

Đây là hoạt động mua bán trực tiếp giữa cá nhân.

Ngày nay, nó thường thực hiện thông qua sự trung gian của bên thứ ba. Trong trường hợp này, cần có một nền tảng hoặc thị trường trực tuyến, hỗ trợ giao dịch giữa các cá nhân.

Ví dụ:

Nếu bạn mua một chiếc iPad trên eBay từ một người bán cá nhân. Nếu bán một chiếc cưa máy cho hàng xóm. Đó cũng là ví dụ về C2C theo kênh truyền thống.

2.4. C2B (Consumer To Business)

C2B (Consumer-To-Business) là một mô hình thương mại điện tử không theo truyền thống, trong đó người tiêu dùng định giá hoặc đề xuất giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp.

Priceline.com – một công ty có trụ sở tại Mỹ, là một ví dụ tiêu biểu cho mô hình C2B. Theo đó, công ty hoạt động như một người môi giới, tìm kiếm các doanh nghiệp sẵn sàng bán sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các giá đề xuất từ phía khách hàng.

3. Những lợi ích hàng đầu của Marketing Ecommerce

Sự bùng nổ của Marketing Ecommerce trong những năm gần đây thể hiện rõ ràng những lợi ích lớn mà nó mang lại.

3.1. Tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển

Mua sắm trở nên thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian di chuyển.

Các cửa hàng cũng không cần lo ngại về vấn đề vị trí hoặc việc phải mở nhiều chi nhánh ở các địa điểm khác nhau để tiếp cận khách hàng. Marketing Ecommerce đơn giản hóa quá trình mua sắm chỉ bằng vài cú click chuột.

marketing ecommerce

3.2. Marketing Ecommerce tối ưu chi phí hoạt động

Rõ ràng, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, kinh doanh thương mại điện tử sẽ tốn ít chi phí hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. Bạn không phải chi tiền thuê mặt bằng, và chi phí nhân sự cũng ít hơn, dẫn đến việc giảm bớt các chi phí hoạt động không cần thiết.

3.3. Quản lý hàng tồn kho tốt

Kinh doanh thương mại điện tử đơn giản hóa việc quản lý hàng tồn kho thông qua các công cụ tự động hóa, giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí vận hành và tồn kho.

4. Marketing Ecommerce và những thách thức

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, Marketing Ecommerce vẫn đối diện với một loạt thách thức.

4.1. Niềm tin của khách hàng

Thực tế cho thấy rằng mua sắm trực tuyến yêu cầu sự tin tưởng lớn từ phía khách hàng. Vì khách hàng không thể nhìn thấy hoặc chạm vào sản phẩm trực tiếp, họ thường có lo ngại về việc sản phẩm thực tế có đáp ứng kỳ vọng hay không.

Điều này cho thấy việc thu hút khách hàng mới trong Marketing Ecommerce khó khăn hơn nhiều so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Theo Marketing Metrics, doanh thu đối với khách hàng hiện tại thường chiếm tỷ lệ lớn, từ 60-70%, thay vì chỉ 5-20% từ khách hàng mới.

 

4.2. Công nghệ ứng dụng trong Marketing Ecommerce

Các vấn đề kỹ thuật có thể được coi là một trong những rào cản khó vượt trong Marketing Ecommerce. Đặc biệt, nếu những khía cạnh này liên quan đến bảo mật dữ liệu, chúng có thể trở thành một cơn ác mộng với doanh nghiệp.

Các cuộc tấn công không chỉ tại website, mà còn phát tán các thông tin bảo mật. Bạn có thể liên tưởng tới sự cố vi phạm bảo mật của Facebook trong quá khứ. Vụ việc đã dẫn đến thông tin cá nhân của khoảng 50 triệu người dùng bị lộ. Khi mà hacker ồ ạt thu thập thông tin như: tên và địa chỉ của họ.

4.3. Đối thủ cạnh tranh Marketing Ecommerce

Chi phí ban đầu để khởi đầu kinh doanh thương mại điện tử đã trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, số lượng người tham gia vào ngành này đã tăng đáng kể. Thị trường ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt. Do đó, cần phải có một chiến lược và sáng tạo riêng biệt nếu muốn thu hút khách hàng và đảm bảo một thị phần ổn định cho doanh nghiệp của bạn.

5. 08 kênh Marketing Ecommerce phổ biến doanh nghiệp không thể bỏ qua

Dưới đây là danh sách một số kênh tiếp thị thường được sử dụng để quảng cáo cho cửa hàng trực tuyến.

5.1. Social Media Marketing

Trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, Social Media là một trong những kênh tiếp thị hiệu quả nhất.

Các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, TikTok, Snapchat, Tumblr,v.v. được xem là lựa chọn tiện lợi và hữu ích nhất theo đánh giá của các chuyên gia.

marketing ecommerce

5.2. Content Marketing

Content Marketing luôn được xem là một phần quan trọng trong chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số, với khả năng tạo ra tác động mạnh mẽ vào tâm trí khách hàng. Hiện nay, Marketing tập trung vào nội dung, vì chỉ có nội dung mới có thể thuyết phục người đọc và truyền đạt thông điệp một cách chính xác nhất.

Trong ngành Marketing Ecommerce, việc tạo nội dung có thể thu hút lượng truy cập bằng cách cung cấp giá trị hữu ích hoặc thúc đẩy lượng truy cập đến trang web bán hàng của họ.

5.3. Tối ưu trang sản phẩm

Điều hiển nhiên đối với doanh nghiệp khi triển khai chiến dịch tiếp thị là tạo ra lưu lượng truy cập tự nhiên từ phía khách hàng. Các kênh tiếp thị chính để thu lượng truy cập tự nhiên nhất là từ công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và DuckDuckGo.com.

SEO là công cụ tuyệt vời cho mọi ngành hàng. Đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp thương mại điện tử tập trung vào tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm.

Dựa trên một nghiên cứu, có tới 85% người dùng thực hiện mua sắm dựa trên các kết quả tìm kiếm trên mạng. Điều này thể hiện rằng tối ưu hóa để thu hút lượng truy cập tự nhiên là một trong những chiến lược Digital Marketing quan trọng để tiếp cận khách hàng.

5.4. Search Engine Marketing (SEM)

Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (SEM) kết hợp cả tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo trả phí.

Trong khi SEO dựa vào việc tối ưu hóa nội dung dựa trên kiến thức về thuật toán xếp hạng của Google. SEM bao gồm các chiến dịch trả tiền cho mỗi lượt nhấp (PPC), chiến dịch hiển thị, hoặc chiến dịch quảng cáo sản phẩm cụ thể (như Google Shopping).

Hình thức này cho phép bạn thanh toán để xuất hiện ở vị trí hàng đầu trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

5.5. Email Marketing

Email Marketing là một công cụ xuất sắc để các nhãn hàng tập trung vào. Và thể hiện sự quan tâm của họ đối với khách hàng, cùng với việc tăng lượng người dùng truy cập vào trang web.

Kênh Digital Marketing qua Email bao gồm mọi lượt truy cập xuất phát từ các email gửi đến khách hàng. Chính là lượt truy cập đó tạo ra nhiều lượng truy cập khác và chuyển đổi từ môi trường trực tuyến sang ngoại tuyến.

marketing ecommerce

5.6. Influencer Marketing

Influencer marketing tập trung vào những cá nhân hoặc thương hiệu có ảnh hưởng tới thị trường mục tiêu.

Điều này có thể bao gồm các tài khoản Instagram với hàng ngàn người theo dõi. Nhưng cũng có thể liên quan đến những người nổi tiếng hoặc cộng đồng chia sẻ sở thích tương tự với đối tượng mục tiêu của bạn.

Đọc thêm: Top Influencer Marketing Agency uy tín tại Việt Nam

Người ảnh hưởng này xây dựng một cộng đồng người hâm mộ  tin tưởng họ. Do đó, họ có khả năng thu hút sự chú ý đối với sản phẩm của bạn thông qua những đánh giá hoặc bài viết được tài trợ.

5.7. Affiliate Marketing

81% thương hiệu sử dụng tiếp thị liên kết, đặc biệt là website Marketing Ecommerce.

Các đại lý hoặc nhà xuất bản là cá nhân hoặc doanh nghiệp giúp bạn tiếp thị và bán sản phẩm trực tuyến, thường bằng cách nhận hoa hồng.

Không giống người ảnh hưởng trên mạng xã hội, publisher tạo sự quan tâm với sản phẩm bằng sử dụng chiến lược quen thuộc và hiệu quả. Họ thường dùng quảng cáo trả phí, nội dung marketing để hướng lưu lượng truy cập đến website.

Lời kết

Marketing Ecommerce đã trở thành một khái niệm quen thuộc trong những năm gần đây. Hầu hết mọi doanh nghiệp đều đã và đang triển khai nhiều kênh thương mại điện tử để tiếp cận tối đa khách hàng.

Với 8 kênh phổ biến mà CleverAds cung cấp qua bài viết trên, hi vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát và lựa chọn phù hợp. Chúc bạn thành công!

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds