Marketing Du Lịch là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

Marketing Du Lịch là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

1. Marketing Du Lịch là gì?

Marketing Du Lịch là hoạt động marketing cơ bản tập trung vào phân khúc khách hàng thuộc lĩnh vực du lịch. Với mục tiêu thoả mãn nhu cầu, mong muốn và đạt được sự hài lòng khách hàng. 

Theo World Tourism Organizations: “Marketing Du Lịch là triết lý quản trị”.

Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, thiết kế chiến lược tiếp cận dựa trên mong muốn của du khách. Từ đó, giới thiệu dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu.

Marketing Du LịchMarketing Du Lịch gồm 5 kiểu dịch vụ chính:

  • Du lịch lữ hành
  • Lưu trú du lịch
  • Vận chuyển du lịch
  • Tư vấn thông tin du lịch
  • Vui chơi giải trí du lịch

2. Vai trò của Marketing Du Lịch

2.1. Xác định tệp khách hàng 

Marketing Du Lịch sẽ giúp doanh nghiệp xác định khách hàng tiềm năng mà sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với họ. Đây được coi là công việc đầu tiên mà tổ chức cần làm (tuỳ thuộc vào những dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp mà tệp khách hàng sẽ khác nhau)

2.2. Thu hút khách hàng mới

Việc quảng bá, truyền thông về địa điểm du lịch mới góp phần giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nhiều lượng khách hàng mới đặc biệt là những ai quan tâm tới du lịch.

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, việc khách hàng sử dụng Internet để nghiên cứu điểm đến rất phổ biến. Các doanh nghiệp ngành du lịch cần sử dụng công nghệ để quảng bá. Cụ thể: các kênh mạng xã hội phổ biến Facebook, Tiktok, Instagram,v.v.

2.3. Đột phá hơn so với đối thủ

Ngành du lịch có mức độ cạnh tranh gay gắt. Do đó, truyền thông thương hiệu là vô cùng cần thiết. Khi truyền tải thông điệp về nét độc đáo, đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh, khách hàng nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn.

2.4. Quảng bá hình ảnh địa phương

Thực hiện Marketing du lịch không chỉ quảng bá dịch vụ mà còn là quảng bá thương hiệu của địa danh.

Hoạt động thực thi thành công, ngành du lịch địa phương sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Có thể kể đến: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi và các nơi cung cấp dịch vụ khác. Đọc thêm: Đặc điểm của Marketing Du Lịch và Khách Sạn

3. Các loại hình Marketing Du Lịch

3.1. Marketing Du Lịch tập trung nội dung trải nghiệm

Với loại hình này, đối tượng hướng tới thường:

  • Ưa thích trải nghiệm.
  • Khám phá văn hoá, phong tục tập quán.

Trên hành trình, họ ghé qua homestay để sinh hoạt và nghỉ ngơi với người dân thay vì resort hay khách sạn hiện đại.

Chiến lược marketing về trải nghiệm đòi hỏi doanh nghiệp phải mang đến những trải nghiệm mới lạ mà họ có được trong suốt hành trình.

3.2. Blog Du lịch

Hiện nay, Travel Blogger đang là một xu hướng nổi bật nhất là với đối tượng Gen Z. Trong bối cảnh nền công nghệ ngày càng phát triển, hầu như ai cũng có mong muốn chia sẻ về những trải nghiệm du lịch của bản thân, chia sẻ những tấm ảnh hay video được chỉnh sửa cắt ghép tỉ mỉ, công phu về nơi mà họ đã đặt chân tới.

Tạo một chiếc blog du lịch, đầu tư để trở nên khác biệt với đối thủ và sau đó hợp tác với các bên kinh doanh du lịch, khách sạn, bán tour là các để các Travel Blogger trở nên thành công.

3.3. Ẩm thực và con người

Đây là một trong những loại hình Marketing Du Lịch phổ biến hiện nay. Khi đặt chân đến bất cứ địa điểm du lịch nào, du khách ngoài trải nghiệm những văn hoá – lịch sử, phong tập tục quán thì cũng mong muốn được thưởng thức đặc sản của vùng đất đó. Bởi vậy, việc hợp tác với các nhà hàng địa phương để giới thiệu với du khách những món ăn đặc trưng hoặc những đồ ăn để mang về làm quà sẽ đem lại hiệu quả cao.

3.4. Văn hoá

Với du khách nước ngoài và cao tuổi, đây là loại hình Marketing vô cùng hiệu quả.

Các sự kiện trải nghiệm, các buổi biểu diễn về phong tục tập quán, văn hoá. Du khách có cơ hội mở rộng tầm nhìn đa chiều, hiểu thêm về nét đẹp bản địa.

Điển hình là show diễn “Ký ức Hội An”

Không chỉ với mục tiêu quảng bá hình ảnh của Hội An tới du khách, mà còn mở đường tăng trưởng khách hàng, cơ hội doanh thu cho doanh nghiệp du lịch.

Marketing Du Lịch

4. Một số chiến lược Marketing Du Lịch hiệu quả

4.1. Chương trình khuyến mãi

Các chương trình mà các doanh nghiệp có thể áp dụng là giảm giá tour, khuyến mại cho các khách lẻ, khách đoàn, ưu đãi và cung cấp một số dịch vụ sẵn có: xe đưa đón. Có thể chạy các chương trình này thông qua việc quảng cáo Facebook hoặc Google Ads.

4.2. Website cho khách hàng

Khi sở hữu một chiếc Website, việc doanh nghiệp giới thiệu các gói dịch vụ tới khách hàng sẽ trở nên trực quan và hiệu quả hơn.

Khách hàng chỉ cần truy cập vào website có thể nắm được các thông tin cần thiết một cách chi tiết như: giá cả, lịch trình, phương tiện di chuyển, các ưu đãi đi kèm. Từ đó, khách hàng dễ dàng lựa chọn từ website nhanh chóng.

4.3. Mạng xã hội

Hiện nay, có rất nhiều kênh mạng xã hội để doanh nghiệp phát triển chiến lược tiếp cận.

Facebook là một kênh mạng xã hội quen thuộc và thân thiện với các doanh nghiệp lữ hành

Đây là trang mạng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Do đó, dễ dàng khoanh vùng khách hàng tiềm năng với tính năng Facebook cung cấp. Ngoài ra, Facebook cho phép khai thác dữ liệu và điều chỉnh quảng cáo để nhắm đối tượng cần thiết.

Tiktok đang dần trở nên thịnh hành tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Đặc biệt với ngành du lịch, marketing thông qua video đem lại hiệu quả rất cao. Thuật toán của Tiktok cho phép trộn lẫn các video có nội dung về du lịch với các video mà người dùng quan tâm. Từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao độ phủ sóng và hiệu quả hơn.

Kết luận về Marketing Du Lịch

Qua bài viết trên, CleverAds hy vọng đã giải đáp được các thắc mắc Marketing du lịch và đem đến cái nhìn đa chiều cho bạn đọc. Marketing du lịch là một việc hết sức cần thiết mà các doanh nghiệp du lịch cần quan tâm. 

Nếu doanh nghiệp đang quan tâm giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds