Công ty Agency là gì? Những đặc điểm nổi bật của Agency

Công ty Agency là gì? Những đặc điểm nổi bật của Agency

Công ty Agency là gì? Trên thị trường ngày nay, các công ty Agency đang ngày càng phổ biến hơn, đòi hỏi doanh nghiệp cần nhiều sự cân nhắc khi lựa chọn.

1. Công ty Agency là gì?

Công ty agency là đơn vị cung cấp dịch vụ marketing và truyền thông cho các doanh nghiệp khác.

Thay vì doanh nghiệp tự thực hiện toàn bộ chiến dịch quảng cáo hoặc marketing, doanh nghiệp có thể làm việc, kết hợp, đối tác với các công ty Agency để xây dựng kế hoạch, sáng tạo nội dung, và thực hiện các hoạt động truyền thông.

Các công ty Agency

Có đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như chiến lược quảng cáo, thiết kế đồ họa, truyền thông kỹ thuật số, sáng tạo nội dung và quan hệ công chúng (PR) để hỗ trợ doanh nghiệp.

2. Đặc điểm nổi bật của công ty Agency trong kinh doanh

Trong kinh doanh, khía cạnh đầu tiên doanh nghiệp có thể nhận được khi kết hợp với các công ty Agency là thời gian và rõ ràng chi phí. Doanh nghiệp không cần xây dựng đội ngũ Marketing nội bộ mà vẫn có thể chạy chiến dịch, sau đó thanh toán cho công ty Agency các khoản đã thông nhất trên hợp đồng trước đó.

Mỗi Agency tập trung vào một hoặc vài mảng dịch vụ cụ thể như sáng tạo, truyền thông số, PR, branding hay tổ chức sự kiện. Điều này giúp họ cung cấp các giải pháp chuyên nghiệp hơn so với doanh nghiệp tự làm nội bộ.

Công ty Agency

Có thể hợp tác với khách hàng theo dự án ngắn hạn hoặc duy trì hợp đồng dài hạn để hỗ trợ toàn bộ chiến dịch marketing.

Để có thể thành thạo một khía cạnh hay thực hiện các kế hoạch chuyên sâu, đòi hỏi các công ty Agency phải có nhiều kinh nghiệm, nắm vững các xu hướng mới và các công cụ quảng cáo tiên tiến. Nhân sự trong agency thường gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực như thiết kế, truyền thông, lập kế hoạch chiến lược, sáng tạo nội dung. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tìm ra những chiến lược mới mẻ, tối ưu hiệu quả truyền thông.

Sau khi tận dụng các kênh truyền thông khác nhau như Facebook, Google Ads, TVC, SEO, và PR, có độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng, các công ty Agency như một phương thức hình thành sợi dây kết nối thương hiệu với khách hàng.

3. Các loại hình công ty Agency phổ biến 

3.1. Creative Agency (Agency sáng tạo)

Creative Agency chuyên cung cấp các ý tưởng sáng tạo và thiết kế quảng cáo bắt mắt, thường bao gồm TVC, quảng cáo ngoài trời (OOH), và video viral.

3.2. Digital Marketing Agency

Digital Marketing Agency chuyên về chiến lược quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số như Google Ads, Facebook Ads, SEO, và Email Marketing. Các chiến dịch này giúp doanh nghiệp tăng lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng online.

Đọc thêm: Digital Marketing Agency: Lợi ích hợp tác trong thời đại số

Case Study: CleverAds – Quảng cáo cho Ahamove

Nhờ chiến lược Performance Branding trên đa nền tảng, CleverAds đã thành công mang về kết quả ngoài mong đợi với KPI chuyển đổi đạt 264% và 10.245 lượt tải ứng dụng.

case-study-aha-move

Chiến dịch đã góp phần hỗ trợ Ahamove tăng cường nhận diện thương hiệu, mở rộng tệp khách đến nhóm chủ shop nhỏ và các khách hàng cá nhân, đồng thời đem lại con số chuyển đổi ấn tượng cho doanh nghiệp.

3.3. Media Agency

Media Agency chuyên về mua và phân phối quảng cáo trên các kênh truyền thông như TV, báo chí, mạng xã hội hoặc quảng cáo ngoài trời.

Case Study: Mindshare Vietnam – OMO với thông điệp “Vui chơi không ngại bẩn”

Mindshare thực hiện quảng bá đa kênh, từ TV, YouTube, đến quảng cáo ngoài trời, kết hợp với các sự kiện tương tác tại trường học nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm giặt tẩy OMO.

Nhờ thông điệp gần gũi, nhắm đúng tệp khách hàng hướng tới, trong nhiều năm nay OMO vẫn giữ được vị trí quan trọng trong mỗi gia đình Việt.

3.4. PR Agency (Quan hệ công chúng)

PR Agency tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quản trị danh tiếng và xử lý khủng hoảng truyền thông.

Case Study: Vero – Chiến dịch xử lý khủng hoảng của Grab

Vero tổ chức các sự kiện cộng đồng và chiến dịch truyền thông tích cực trên các báo điện tử và mạng xã hội để làm dịu dư luận để xử lý khủng hoảng sau khi Grab tăng phí dịch vụ và nhận phản ứng tiêu cực từ người dùng.

Thật may mắn tình hình đã ổn định sau 1 tháng và Grab vẫn tiếp tục giữ thị phần lớn trong thị trường “ xe công nghệ” Việt Nam.

3.5. Branding Agency

Branding Agency tập trung vào xây dựng thương hiệu dài hạn, từ thiết kế logo, slogan đến chiến lược nhận diện thương hiệu toàn diện.

Case Study: Richard Moore Associates – Rebranding cho Biti’s

Richard Moore Associates tái thiết kế bộ nhận diện thương hiệu và phối hợp cùng Biti’s thực hiện chiến dịch “Đi để trở về” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Sau chiến dịch này, Biti’s làm mới thương hiệu từ một thương hiệu cũ ‘vượt lên’ trở thành nhãn hàng thời trang được yêu thích bởi giới trẻ, với doanh số tăng trưởng ấn tượng. 

3.6. Event Agency (Tổ chức sự kiện)

Event Agency chịu trách nhiệm về quản lý và tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp, từ lễ ra mắt sản phẩm đến hội nghị lớn.

Case Study: Le Bros – Lễ ra mắt xe VinFast

Le Bros tổ chức sự kiện hoành tráng với sự tham gia của người nổi tiếng, các đối tác quốc tế và giới truyền thông, kết hợp với livestream trên nhiều nền tảng.

Ngay lập tức VinFast gây được tiếng vang mạnh mẽ, trở thành tâm điểm của thị trường ô tô Việt Nam ngay khi ra mắt.

3.7. Influencer Marketing Agency

Công ty Agency này chuyên kết nối doanh nghiệp với các influencer (người ảnh hưởng) để quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua mạng xã hội như Instagram, Facebook và TikTok.

Đọc thêm: Top Influencer Marketing Agency uy tín tại Việt Nam

Case Study: Hiip – Chiến dịch cùng Shopee

Công ty Agency Hiip hợp tác với nhiều KOL và influencer micro, quảng bá mã giảm giá qua các nền tảng như TikTok và Instagram. Hoàn toàn đạt được mục tiêu tăng tương tác và đơn hàng Shopee trong chiến dịch “Siêu sale 11.11”. Shopee đạt mức tăng trưởng đơn hàng kỷ lục trong thời gian diễn ra chiến dịch.

3.8. Social Media Agency

Social Media Agency quản lý và tối ưu hóa hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và LinkedIn.

Case Study: The Lab Saigon – Chiến dịch cho Uniqlo

Tận dụng sức hút của truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, The Lab Saigon xây dựng chiến dịch content marketing sáng tạo trên Facebook và Instagram, kết hợp cùng các KOL trong ngành thời trang giới thiệu thương hiệu Uniqlo tại Việt Nam và thu hút người tiêu dùng đến các cửa hàng mới.

Tâm lý người tiêu dùng luôn được thúc đẩy bởi những thứ mới và sáng tạo và đương nhiên các cửa hàng mới ra mắt của Uniqlo luôn nhận được sự quan tâm, đón nhận của khách hàng.

3.9. Một số loại hình khác

Ngoài ra, các công ty Agency cũng hoạt động theo các mô hình khác nhau, cơ bản là để phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp: 

Full-Service Agency ( Công ty Agency toàn diện)

Cung cấp toàn bộ dịch vụ marketing từ sáng tạo nội dung, quảng cáo, đến quản trị truyền thông và tổ chức sự kiện. Phù hợp với doanh nghiệp lớn cần đối tác chiến lược bao quát nhiều mảng.

Boutique Agency ( Công ty Agency chuyên biệt)

Chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định như creative design hoặc influencer marketing. Phù hợp với doanh nghiệp cần giải pháp đặc thù hoặc muốn làm việc với các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.

In-house Agency (Bộ phận agency nội bộ)

Doanh nghiệp tự xây dựng bộ phận marketing riêng hoạt động như một agency. Ví dụ: Unilever và Nestlé có các đội marketing in-house để triển khai chiến dịch lớn.

4. Quy trình hoạt động của các công ty Agency

4.1. Brief từ khách hàng:

Doanh nghiệp gửi brief (tóm tắt yêu cầu) nêu rõ mục tiêu, ngân sách, và kỳ vọng.

4.2. Lập kế hoạch:

Công ty Agency nghiên cứu thị trường, đối thủ, và đề xuất chiến lược. Một số agency cung cấp bản proposal chi tiết trước khi bắt đầu dự án.

4.3. Thực thi chiến dịch:

Bao gồm các bước từ sáng tạo nội dung, triển khai quảng cáo đến theo dõi kết quả.

4.4. Đo lường và báo cáo:

Cuối chiến dịch, công ty Agency cung cấp báo cáo với các số liệu KPI để đánh giá hiệu quả. Các chỉ số phổ biến: CPC (Cost per Click), ROAS (Return on Ad Spend), tỷ lệ chuyển đổi.

Xu hướng của các công ty Agency gần đây

Đa xuất hiện tích hợp AI và công nghệ tự động hóa. Các công ty Agency sử dụng AI để tối ưu hóa quảng cáo và phân tích dữ liệu khách hàng.

Sự gia tăng của micro-influencer tại các doanh nghiệp chuyển sang micro-influencer vì chi phí thấp và tính tương tác cao khiến cho các công ty Agency phải liên tục cập nhật những thông tin mới nhất.

Mặt khác các công ty Agency cũng tập trung vào trải nghiệm khách hàng (CX) đang chuyển hướng tập trung vào trải nghiệm khách hàng toàn diện, từ online đến offline.

5. Lựa chọn công ty Agency phù hợp với doanh nghiệp

5.1. Kinh nghiệm trong ngành

Hãy chọn công ty Agency có kinh nghiệm với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Ví dụ: Agency từng làm việc trong ngành FMCG sẽ hiểu rõ hơn về ngành hàng tiêu dùng nhanh.

5.2. Chi phí dịch vụ

Xem xét ngân sách và đảm bảo chi phí hợp lý so với giá trị dịch vụ. Một số công ty Agency tính phí cố định, trong khi số khác nhận hoa hồng dựa trên doanh thu mang lại.

5.3. Phong cách làm việc và văn hóa

Đảm bảo phong cách làm việc của công ty Agency phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, giúp tránh hiểu lầm trong quá trình triển khai.

5.4. Đánh giá từ khách hàng trước đó

Đọc case study và đánh giá của các doanh nghiệp từng hợp tác để biết chất lượng dịch vụ.

Khi mới khởi nghiệp, các doanh nghiệp thường gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng và quản lý marketing.

Thị trường thay đổi nhanh dẫn đến khó khăn trong nắm bắt và dẫn đầu xu hướng. Hợp tác với công ty agency được xem là một giải pháp tối ưu.

6. Tổng kết

Công ty agency đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp nên chọn đúng loại hình agency phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ để tối ưu hóa kết quả.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds