Chiến lược Marketing là gì? Tổng hợp chi tiết cho doanh nghiệp SMEs
Mọi doanh nghiệp đều cần một chiến lược Marketing xuyên suốt. Tuy nhiên, để bắt tay vào thực hiện, nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay chưa thể hoạch định một cách tối ưu.
1. Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là sự mô tả quá trình làm thế nào các doanh nghiệp, tổ chức tìm hiểu thị trường mục tiêu và phương pháp họ tác động đến các hành vi của người tiêu dùng với sản phẩm dịch vụ.
Hiểu đơn giản hơn, chiến lược Marketing là tổ hợp thông tin về:
- Sự am hiểu khách hàng mục tiêu, những người được cho rằng sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.
- Cách thức thúc đẩy, điều hướng khách hàng ra quyết định mua, thực hiện những hành vi mang tính tích cực với sản phẩm dịch vụ.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, những doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành hàng và cung cấp sản phẩm dịch vụ tương tự.
- Cách thức đo lường hiệu quả hoạt động Marketing và tinh chỉnh kế hoạch trong tương lai.
Chiến lược Marketing là kế hoạch tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng, nhằm biến họ thành khách hàng trung thành cho sản phẩm và dịch vụ.
Philip Kotler, một trong những đồng tác giả cuốn Quản trị Marketing (Marketing Management), định nghĩa chiến lược Marketing là quá trình:
“Create, communicate, and deliver value to a target market at a profit.”
(Tạo dựng, kết nối và cung cấp giá trị cho thị trường mục tiêu nhằm đạt được lợi nhuận)
2. Vai trò của chiến lược Marketing
Thực hiện một chiến lược Marketing cho doanh nghiệp của bạn là rất quan trọng. Nó cung cấp cho các nhà thực thi Marketing thông tin cần thiết để:
- Nắm được kiến thức về thị trường mục tiêu, nhu cầu và sự khác biệt trong cạnh tranh nhằm hỗ trợ đầu tư, phát triển sản phẩm sinh lời.
- Cung cấp cho nhãn hàng lợi thế cạnh tranh nhờ kiến thức về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng để tối ưu chiến lược định vị sản phẩm.
- Thiết lập bộ máy phòng ban Marketing có tiềm năng tốt nhất nhằm đến kết quả tối đa cho chiến lược.
Một chiến lược Markeitng tốt:
- Sắp xếp cơ cấu thực thi Marketing dựa trên tiêu chuẩn cụ thể
- Kết nối các hiệu quả Marketing với các mục tiêu kinh doanh của công ty
- Khác biệt hoá sản phẩm của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh, bằng các giá trị độc đáo
- Xác định những phương tiện truyền thông, điểm chạm để kết nối với khán giả của bạn
- Mang đến cơ hội chứng minh giá trị của Marketing đối với doanh nghiệp
3. Thành phần của chiến lược Marketing
Một chiến lược Marketing đầy đủ gồm:
Nghiên cứu: Phân tích thị trường mục tiêu, cạnh tranh, giá cả, hành vi mua hàng, v.v.
Định vị: Sự khác biệt trong giá trị, bao bì, thông điệp truyền tải, v.v.
Quảng cáo: Thực hiện các hoạt động truyền thông Marketing sản phẩm và dịch vụ thông qua nội dung, mối quan hệ và trải nghiệm với mục tiêu tác động đến hành vi của khách hàng.
Đo lường: Chứng minh giá trị, học hỏi từ thành công và thất bại, và lặp lại tiến trình trong tương lai để hoàn thành các mục tiêu Marketing.
4. Cách thiết lập chiến lược Marketing
Ngoài những điểm được thảo luận trong phần trước của bài viết, phần tiếp theo sẽ liệt kê những yếu tố quan trọng doanh nghiệp nên đưa vào Chiến lược Marketing.
4.1. Bắt đầu với kế hoạch Marketing dưới dạng văn bản
Một chiến lược Marketing hiệu quả đòi hỏi nghiên cứu kĩ càng. Một kế hoạch Marketing trình bày bằng văn bản với thông tin quan trọng đóng vai trò như lộ trình để các nhà Marketing xác định đúng hướng đi mong muốn – các mục tiêu nhắm đến để gây ảnh hưởng.
4.2. Hiểu đối tượng mục tiêu của bạn và thị trường
Nghiên cứu khách hàng, xu hướng thị trường và cạnh tranh giúp các nhà Marketing phân biệt sản phẩm, định giá, phân phối, khuyến mãi, đóng gói và định vị. Nghiên cứu chính xác về các hoạt động Marketing trực tiếp là điều cần thiết để chiến lược Marketing thành công.
4.3. Xác định giá trị và các điểm khác biệt chính của sản phẩm dịch vụ
Trong bước này, các nhà chiến lược Marketing cần chuyển đổi kết quả nghiên cứu thành hành động. Marketing phải tác động đến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nhận dạng thương hiệu bằng hình ảnh và giọng nói, cũng như các tuyên bố về lợi ích và định vị thương hiệu.
4.4. Thiết lập các mục tiêu Marketing
Sau khi các nhà chiến lược Marketing hiểu được cơ hội thị trường, họ có thể đưa ra các mục tiêu thông minh, đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và kịp thời (SMART).
4.5. Xác định các phương thức Marketing và phương tiện truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu
Mục tiêu của Marketing là tạo ra các giá trị có ích cho khách hàng. Chiến lược Marketing tập trung vào các bên liên quan bằng cách lựa chọn các chiến thuật Marketing có tiềm năng lớn nhất, có ảnh hưởng đến các mục tiêu Marketing và đối tượng nhắm tới, đồng thời xác định các kênh mà hoạt động tổ chức sẽ tận dụng để thực hiện kế hoạch.
4.6. Thực thi các hoạt động Marketing
Một kế hoạch Marketing chỉ đem đến lợi ích khi doanh nghiệp hiện thực hóa nó. Các nhà chiến lược Marketing phải xác định thời điểm các chiến dịch sẽ khởi chạy và cách thức kết hợp với các đối tác cùng các nguồn lực của họ (nếu có) để biến kế hoạch thành hiện thực.
4.7. Đo lường và phân tích hiệu quả
Các nhà chiến lược Marketing biết rằng nếu chỉ bán hàng và bỏ qua đo lường tác động, bạn sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Các nhà Marketing thành công sẽ đo lường các kết quả Marketing của họ, xác định chúng ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu đã vạch ra trong chiến lược Marketing. Từ đó, họ có thể kết luận được hoạt động nào có thể có ảnh hưởng lớn trong việc đạt được các mục tiêu Marketing để tận dụng.
5. Lời kết
Mục tiêu của bất kỳ hoạt động Marketing của doanh nghiệp cũng đều cần xuất phát từ tạo ra giá trị cho khách hàng. Nếu hoạt động Marketing doanh nghiệp và sản phẩm càng hiệu quả, lợi nhuận và số lượng khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụ sẽ gia tăng theo thời gian.
Mong rằng thông tin CleverAds tổng hợp trên đây sẽ giúp ích cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp!