Chiến lược Marketing khách sạn v& cách lập chiến lược Marketing khách sạn hiệu quả (Phần 2)

Chiến lược Marketing khách sạn v& cách lập chiến lược Marketing khách sạn hiệu quả (Phần 2)

Trong bài viết trước, CleverAds đã chia sẻ các kiến thức cơ bản về Marketing khách sạn như Marketing khách sạn là gì?, có nên áp dụng Digital Marketing trong Marketing khách sạn hay không? Vậy trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng đi sâu hơn một chút về nội dung chiến lược Marketing khách sạn cần thiết cho người mới bắt đầu và cập nhật các kênh truyền thông hiệu quả nhất với chiến lược Marketing khách sạn nhé!

Đọc thêm: Marketing khách sạn là gì? Có nên áp dụng Digital Marketing trong Marketing khách sạn? (Phần 1)

4. Các kênh truyền thông hiệu quả nhất phù hợp với chiến lược Marketing khách sạn

Marketing khách sạn có thể giúp doanh nghiệp mở rộng đối tượng công chúng mục tiêu theo nhiều phương thức khác nhau. Các kênh truyền thông trong ngành du lịch khách sạn ngày nay đã phát triển đa dạng hơn rất nhiều so với những phương thức truyền thống như gọi điện thoại hay gửi thư điện tử (email).

Có thể kể đến một số kênh như:

  • Trang web của khách sạn
  • Gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn SMS
  • Thư điện tử (email)
  • Mạng xã hội (những bài đăng không mất phí)
  • Chạy quảng cáo (Google, Facebook, Instagram)
  • Google (SEO)
  • Trang web đặt phòng trực tuyến
  • Các ứng dụng gửi tin nhắn văn bản 

chiến lược marketing khách sạn 3

Ngày nay, sự hiện diện của khách du lịch trải dài trên nhiều kênh khác nhau vì vậy điểm quan trọng là nội dung chiến lược Marketing khách sạn của bạn phải được phủ sóng trên kênh được nhiều khách hàng tiềm năng sử dụng nhất có thể. Để minh chứng cho điều này, hãy có một một cái nhìn sâu sắc hơn về nền nảng Instagram.

Theo Hootsuite:

  • Instagram có khoảng 1 tỷ lượt người dùng đang hoạt động mỗi tháng
  • Trong đó 83% người dùng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ mới thông qua nền tảng này 

Thông thường, tối đa hóa kết quả marketing đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đầu tư vào nhiều nền tảng khác nhau. Xác định chính xác khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp thu hẹp được phạm vi xuống chỉ còn từ hai đến ba nền tảng, từ đó giúp chiến lược marketing phù hợp hơn với ngân sách eo hẹp của công ty. 

Đọc thêm: Hướng dẫn Doanh Nghiệp sử dụng Instagram đúng cách

Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy rằng các kênh Marketing thường trùng với kênh chăm sóc khách hàng ở một số doanh nghiệp. Vậy cần làm thế nào để đối phó với vấn đề này?

5. Các kênh Marketing và kênh chăm sóc khách hàng

Như đã đề cập ở phần trước, người tiêu dùng ngày nay tìm kiếm sự tiện lợi và mong muốn có thể làm tất cả mọi thứ trên các kênh mà họ lựa chọn. Hơn nữa, người dùng không chỉ tìm kiếm khách sạn trên các nền tảng số như Instagram, WhatsApp, Facebook hoặc Google mà thậm chí còn liên lạc trực tiếp với công ty thông qua tin nhắn trực tiếp.

chiến lược marketing khách sạn 4

Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để một người có thể phản hồi lại với nhiều kênh như vậy? 

Đây được coi như là một thách thức đa kênh (multichannel) đối với tất cả các doanh nghiệp, vì vậy giải pháp đa kênh (omnichannel) đã xuất hiện và giải quyết vấn đề này.

Giải pháp đa kênh Omnichannel hợp nhất dịch vụ chăm sóc khách hàng của khách sạn trên nhiều kênh thành một điểm nhất định từ đó giúp đơn giản hóa quy trình của khách sạn cũng như hành trình khách hàng. Các nhân viên của khách sạn có thể dễ dàng quản lý tất cả những cuộc hội thoại này trên kênh tích hợp nhất định. Hơn nữa, với giải pháp này người dùng sẽ không cần lặp lại câu hỏi của mình mỗi lần họ thay đổi phương thức, nền tảng kết nối hoặc thay đổi đại lý cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng với mỗi hồ sơ khách hàng sẽ có một loại kênh ưa thích khác nhau. Để lấy ví dụ cụ thể hơn về điều này, hãy để ý rằng phương thức liên lạc thông qua thư điện tử (email) vẫn đang tiếp tục là cách liên hệ ưu tiên của thế hệ Baby Boomers (những người sinh năm 1946 đến 1964) và Millennials (từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990 – đầu thập niên 2000)

6. Làm thế nào để lập kế hoạch chiến lược Marketing khách sạn hiệu quả?

chiến lược marketing khách sạn 2

#Bước 1:

Để bắt đầu lên kế hoạch cho một chiến lược Marketing khách sạn, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai. Xác định đúng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lan tỏa sản phẩm dịch vụ của mình đến công chúng mục tiêu.

#Bước 2:

Với những thông tin đã thu thập được, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lên kế hoạch thiết kế ngôn từ và định dạng những phương thức tốt nhất để giữ liên lạc với khách hàng — thông qua mạng xã hội, email, điện thoại,…

Sáng tạo nội dung phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng trong bất kỳ chiến lược marketing nào. Ví dụ như nhấn mạnh những nội dung về quy trình vệ sinh và các chính sách của khách sạn sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi ra quyết định lựa chọn khách sạn của bạn. Hoặc những nội dung làm rõ hơn về những tiện nghi được cung cấp sẵn trong gói dịch vụ và cơ sở vật chất bên trong khách sạn có thể giúp nâng cao ấn tượng của khách hàng về khu lưu trú của doanh nghiệp.

#Bước 3:

Hợp nhất mục tiêu kỳ vọng của bạn với đội ngũ bán hàng cũng là một trong những bước quan trọng để hướng tới một chiến lược thành công.

Việc đồng nhất các yếu tố marketing và lĩnh vực bán hàng đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên bán hàng hiểu rõ về chiến lược cũng như sẵn sàng liên lạc với những khách hàng tiềm năng bất kỳ lúc nào. 

Đọc thêm: Bắt tay lập mẫu ​​kế hoạch chạy quảng cáo Facebook ngay lập tức

7. Cách xác định mục tiêu cho chiến lược Marketing khách sạn

Kết quả của chiến lược thường phụ thuộc vào những mục tiêu mà nhà quản trị đã đặt ra ngay từ ban đầu. Ví dụ, nhận thức về thương hiệu (brand awareness) là một trong những mục tiêu marketing phổ biến nhất. Ngoài ra, một mục tiêu nữa cần chú ý đó là nâng cao lòng trung thành của khách hàng. 

chiến lược marketing khách sạn 5

Một hệ quả thường xảy ra khi đầu tư vào Marketing khách sạn đó là số lượng đặt phòng tăng lên nhanh chóng, đôi khi còn vượt quá tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Ngoài ra, cố gắng giữ mối quan hệ thân thiết với du khách sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trực tiếp với bạn hơn là sử dụng các OTA.

Số lượng khách đặt phòng có thể sẽ còn tăng hơn nữa khi doanh nghiệp đưa ra những sự hỗ trợ nhất định trong thời gian thực (real-time) – được cung cấp bởi người hoặc robot – trong quá trình tìm kiếm thông tin về khách sạn của họ.

Ngoài ra, một vị khách đã được theo dõi và chăm sóc từ lâu sau khi đặt phòng tại khách sạn sẽ cảm thấy vô cùng giá trị và đặc biệt. Tạo mối quan hệ và sự tin tưởng là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp tối đa hóa các nỗ lực Marketing của mình.

Tóm lại, một kết quả chiến lược marketing khách sạn có thể biểu hiện qua những yếu tố sau:

  • Tỉ lệ giữ chân khách hàng/ lòng trung thành khách hàng
  • Độ nhận biết thương hiệu
  • Tỉ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ
  • Số lượng khách hàng đặt phòng trực tiếp nhiều hơn

Nguồn: asksuite.com

 

LỜI KẾT 

Để có thể hiểu hết các nội dung chiến lược Marketing khách sạn, người làm Marketing cần nắm rõ các khái niệm cơ bản từ đó áp dụng một cách linh hoạt các công cụ vào chiến lược Marketing của doanh nghiệp. 

Với mỗi mục tiêu và chân dung khách hàng khác nhau, doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing khách sạn cụ thể thể và theo dõi các xu hướng mới nhất trên thị trường để có thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi của khách hàng.

CleverAds là một Agency trực thuộc Clever Group, với gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành quảng cáo, chúng tôi tự tin sẽ đem lại những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất đến khách hàng với những chiến lược Marketing hiệu quả nhất, mức độ phủ sóng cao và lan tỏa độ nhận diện đến khắp các đối tượng khách hàng.

Nếu bạn cần một giải pháp tối ưu về Marketing, xin hãy liên hệ với chúng tôi – CleverAds TẠI ĐÂY để có thêm thông tin chi tiết. 

    Connect With CleverAds