Chiến lược Marketing FMCG: Các xu hướng Marketing nổi bật
Trong chiến lược Marketing FMCG, doanh nghiệp luôn cần đổi mới, tổ chức các hoạt động hấp dẫn để trở nên nổi bật, được ghi nhớ và có cơ hội trở thành top-of-mind trong lòng khách hàng.
Bài viết dưới đây, CleverAds sẽ cung cấp các điểm đặc thù, yếu tố quan trọng và cập nhập các xu hướng chiến lược Marketing FMCG nổi bật.
1. Đặc thù và các yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing FMCG
1.1. Đặc thù ngành FMCG
FMCG là thuật ngữ chỉ ngành hàng tiêu dùng nhanh với các mặt hàng gia dụng không bền như đồ uống, thực phẩm đóng gói, đồ chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa,…
Những đặc thù quan trọng cần lưu ý để phát triển chiến lược Marketing FMCG hiệu quả:
- Gồm những mặt hàng thiết yếu, tỉ lệ mua lại cao nhưng độ cạnh tranh lớn.
- Chu kỳ sản phẩm từ lúc ra mắt đến lúc hạ nhiệt diễn ra nhanh chóng. Sản phẩm dễ bị thay thế bởi các mặt hàng mới.
- Sản phẩm thường có giá bán thấp, khách hàng đa phần không cần cân nhắc nhiều khi mua.
- Biên lợi nhuận thấp.
1.2. Yếu tố sản phẩm (Product) – chiến lượng Marketing FMCG
Yếu tố sản phẩm bao gồm từ công dụng, đặc tính đến bao bì, kích cỡ, màu sắc. Trong chiến lược marketing FMCG, sản phẩm là yếu tố quan trọng vì đây là ngành hàng có “tuổi thọ” sản phẩm ngắn nên doanh nghiệp cần chú trọng tập trung phát triển sản phẩm liên tục nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Một số hình thức đổi mới sản phẩm:
Refresh:
Chiến lược marketing FMCG đổi mới dạng refresh nhằm chỉ các sự thay đổi nhỏ về hình thức bên ngoài như kích thước, bao bì. Có thể mang yếu tố thời điểm, ví dụ như sản phẩm phiên bản dịp tết.
Compete:
Với dạng đổi mới này, doanh nghiệp thêm các tính năng nổi bật cho sản phẩm hoặc mở rộng chủng loại sản phẩm.
Ví dụ:
Thương hiệu sữa ông thọ bổ sung thêm hương vị dâu, socola, và ra mắt bao bì dạng tuýp mới lạ, tiện lợi. Hay Omo bắt kịp xu hướng tiêu dùng và ra mắt nước giặt dành riêng cho đồ lót.
Break-through:
Doanh nghiệp có sự thay đổi ngoạn mục, lột xác hoàn toàn về ứng dụng công nghệ đột phá hay tiếp cận thị trường mới hoàn toàn mới.
Ví dụ:
Tập đoàn Vingroup ban đầu được biết nhiều đến trong lĩnh vực du lịch, giải trí, bất động sản với các thương hiệu như Vinpearl, Vincom, Vinhomes. Tuy nhiên, Vingroup đã có một bước tiến đột phá, tiên phong vào lĩnh vực ô tô điện tại Việt Nam mang tên Vinfast.
Tìm hiểu thêm: 4 loại hình Innovation và Renovation khi thiết kế chiến lược sản phẩm mới
1.3. Yếu tố giá (Price) – chiến lượng Marketing FMCG
Trong chiến lược marketing FMCG, khách hàng hiếm khi trung thành với một sản phẩm hay thương hiệu. Họ sẵn sàng chuyển đổi hoặc lựa chọn sản phẩm có giá thành tiết kiệm hơn nhưng không quá chênh lệch nhiều về mặt giá trị.
Ngành FMCG có biên lợi nhuận thấp, vậy nên giá cả là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing FMCG để đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Chiến lược giá là gì? Làm thế nào để thiết lập hiệu quả?
1.4. Yếu tố phân phối (Place)
Đối với chiến lược marketing FMCG, hệ thống phân phối đóng vai trò cốt lõi. FMCG thường bao gồm những mặt hàng tiêu dùng đại chúng với nhóm khách hàng rộng.
Họ có xu hướng mua hàng dựa trên yếu tố tiện lợi, mong muốn tìm thấy sản phẩm dễ dàng tại quanh khu vực gần nhà. Vậy nên doanh nghiệp cần có mạng lưới phân phối mặt hàng FMCG bao phủ diện rộng.
Xem thêm: Mô hình kênh phân phối FMCG
1.5. Yếu tố truyền thông quảng cáo (Promotion) – chiến lượng Marketing FMCG
Ngành FMCG có hàng ngàn mặt hàng tương tự nhau. Khi cần mua sản phẩm cụ thể, khách hàng thường nhớ đến những thương hiệu quen thuộc.
Ví dụ:
Khi mua nước ngọt có ga người tiêu dùng thường nghĩ đến Coca, Pepsi.
Với sản phẩm sữa uống lên men, thương hiệu Yakult, Probi thường là những sự lựa chọn hàng đầu.
Từ đó, các doanh nghiệp FMCG cần phát triển chiến lược marketing FMCG để đưa thương hiệu của mình trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong tâm trí khách hàng (Top-of-mind).
2. Chiến lược marketing FMCG: Tổng quan thị trường tại Việt Nam
Theo báo cáo của Kantar về “Vietnam FMCG Outlook 2024”, trong bối cảnh kinh tế đầy biến động như hiện nay, khách hàng FMCG có những hành vi và tâm lý chung trên hành trình mua hàng như sau:
Họ nhạy cảm hơn về giá, có hành vi cắt giảm chi tiêu. Khách hàng có xu hướng so sánh giá tại nhiều điểm bán (Online & Offline) và sẵn sàng chuyển đổi thương hiệu nếu được cung cấp mức giá ưu đãi hơn.
- Khách hàng có xu hướng xem xét kỹ lưỡng giá trị sản phẩm dựa trên các yếu tố đánh giá như sức khỏe, trải nghiệm cá nhân, sự tiện lợi và yếu tố bền vững trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
- Khách hàng chi tiêu mạnh tay cho các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ, chăm sóc cá nhân, thư giãn tinh thần. Họ quan tâm ưu tiên đến các sản phẩm có nguyên liệu tự nhiên hoặc địa phương.
3. Các xu hướng chiến lược marketing FMCG
3.1. Tiếp thị đa kênh
Doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược marketing FMCG đa kênh, nhằm gia tăng độ phủ sóng thương hiệu và tiếp cận khách hàng đa điểm chạm.
Đặc biệt, sàn TMĐT là nền tảng tiềm năng để thực hiện chiến lược marketing FMCG. Shopee, Lazada, Tik Tok Shop là một trong những sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam, với lượng người dùng khổng lồ.
Đọc thêm: Marketing thương mại điện tử là gì? Bí kíp bùng nổ năm 2024
3.2. Các hoạt động tiếp thị số – chiến lượng Marketing FMCG
Môi trường số là nền tảng tiềm năng giúp xây dựng chiến lược marketing FMCG hiệu quả. Một số xu hướng trong hoạt động tiếp thị số (Digital Marketing):
3.2.1. Livestream
Trong chiến lược Marketing FMCG, livestream là hoạt động có tính tương tác hai chiều, giúp kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để hành trình mua hàng trên livestream trở nên thú vị, các hoạt động Shoppertainment đã được áp dụng mạnh mẽ trên các nền tảng như Tik Tok, Facebook, Instagram.
Qua hình thức livestream, doanh nghiệp có thể thúc đẩy khách hàng chốt đơn bằng cách đưa ra những ưu đãi hấp dẫn chỉ có trên livestream, tạo cảm giác không thể bỏ lỡ (FOMO).
Doanh nghiệp có thể kết hợp với người có tầm ảnh hưởng trong các hoạt động livestream để thu hút khách hàng xem và tạo độ uy tín cho hoạt động.
Case study livestream hay trong chiến lược marketing FMCG:
Thương hiệu Chinsu Nam Ngư kết hợp với người nổi tiếng để livestream quảng bá sản phẩm như Pewpew và Võ Hoàng Yến.
Với Pewpew, anh là một streamer nổi tiếng, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khán giả qua phong cách nói chuyện hài hước, dí dỏm. Trong khi đó, Võ Hoàng Yến triển khai hoạt động thưởng thức món ăn với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm quảng bá khéo léo.
3.2.2. Influencer Marketing
Trong chiến lược marketing FMCG, Influencer Marketing là công cụ hiệu quả giúp tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi.
Trong giai đoạn nhận thức, doanh nghiệp có thể sử dụng các KOL hoặc người có ảnh hưởng lớn nhằm lan toả, phủ sóng rộng rãi sản phẩm của thương hiệu. Ngược lại, KOC là hoạt động lý tưởng trong giai đoạn cân nhắc và chuyển đổi bởi khách hàng cho rằng đánh giá của KOC mang cảm giác đáng tin cậy, khách quan và chân thực hơn.
Case study sử dụng Influencer hiệu quả trong chiến lược marketing FMCG:
Nắm bắt được sức “hot” của em bé Pam, Comfort tận dụng đúng thời điểm để tăng nhận diện với sản phẩm Comfort dịu nhẹ, lành tính.
Đọc thêm: Influencer Marketing là gì? Tổng quan kiến thức từ A đến Z
3.3. Tối ưu hoá các chương trình ưu đãi – chiến lượng Marketing FMCG
Trong chiến lược marketing FMCG, các chương trình khuyến mãi là hoạt động không thể thiếu để kích cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hạn chế lạm dụng các chương trình ưu đãi, để tránh mất đi hiệu quả, tính chất đặc biệt và cảm giác khan hiếm mà hoạt động mang lại.
Sử dụng các chương khuyến mãi thường xuyên đôi khi làm giảm giá trị của sản phẩm, thương hiệu, khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng mặt hàng đem lại.
Một số mẹo để tối ưu hóa chương trình khuyến mãi dành cho chiến lược marketing FMCG:
- Cần có lý do chính đáng cho các chương trình ưu đãi. Doanh nghiệp tổ chức các hoạt động khuyến mãi vào các dịp đặc biệt như dịp lễ, ngày kỉ niệm thương hiệu,v.v.
- Kết hợp minigame: Minigame có tính tương tác cao, mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng. Gợi ý 13 ý tưởng minigame thu hút người chơi trên Facebook.
- Quà tặng kèm: Doanh nghiệp có thể tặng kèm các vật phẩm mang theo dấu ấn thương hiệu, hỗ trợ khách hàng gợi nhớ về thương hiệu mỗi khi sử dụng quà tặng. Lưu ý, quà tặng cần liên quan đến sản phẩm/ thương hiệu và hữu dụng với người dùng.
3.4. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Tối ưu trải nghiệm khách hàng là chiến lược marketing FMCG không thể thiếu, giúp tạo thiện cảm với người dùng và tăng khả năng khách hàng quay lại.
Doanh nghiệp cần chú trọng tối ưu trải nghiệm khách hàng trên suốt hành trình mua hàng:
- Trước khi mua: Cần hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin chi tiết trên các nền tảng. Sản phẩm cần được dễ dàng tìm kiếm.
- Trong quá trình mua: Đi kèm các chương trình ưu đãi hấp dẫn.
- Sau khi mua: Hỗ trợ chăm sóc, giải quyết các vấn đề nhiệt tình, tận tâm.
4. Chiến lược marketing FMCG: Kết luận
FMCG là ngành hàng cạnh tranh cao, có vòng đời sản phẩm ngắn hạn và đang phải đối mặt với tình trạng thắt chặt chi tiêu của khách hàng. Vậy nên doanh cần luôn linh hoạt đổi mới, kết hợp đa nền tảng, tập trung nâng cao giá trị sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và đưa ra các chiến lược marketing FMCG hấp dẫn, thu hút người mua sắm.
Đặc biệt, với sự bùng nổ của nền tảng số, các hoạt động tiếp thị số và bán hàng qua sàn TMĐT là các chiến lược marketing FMCG tiềm năng giúp gia tăng nhận diện, thúc đẩy doanh thu.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!