[Template] 7 bước xây dựng chiến lược Marketing (cập nhật)

[Template] 7 bước xây dựng chiến lược Marketing (cập nhật)

Xây dựng chiến lược Marketing là hoạt động quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp. Chúng giúp doanh nghiệp cải thiện những vấn đề mấu chốt trong kinh doanh và gia tăng chỉ số ROI. Gần 80% nhân sự ngành Marketing cho rằng, ngành của họ đã và đang có nhiều thay đổi trong ba năm trở lại đây, so với thời điểm 50 năm trước đó.

Trong bài viết này, CleverAds sẽ phân tích từng bước tiến trình xây dựng chiến lược Marketing hoàn chỉnh. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể định hướng cho hoạt động Marketing dài hạn.

Phần I. Chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing là một kế hoạch chi tiết và rõ ràng về các hoạt động quảng cáo của công ty trên nhiều nền tảng và kênh khác nhau. Nó thường bao gồm: mục tiêu, đối tượng mục tiêu, các bước tạo nội dung, chỉ số hiệu suất chính (KPI) và các thành phần khác.

Nhiệm vụ của chiến lược Marketing:

  • Dẫn dắt đội nhóm tiến tới mục tiêu cụ thể.
  • Gắn kết hoạt động marketing với các mục tiêu kinh doanh.
  • Xác định thông điệp và điểm chạm phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Thích ứng với các xu hướng và thay đổi của thị trường.

Bắt “trend” là những từ khoá cho hoạt động nổi bật của Marketing trong vòng 01 năm trở lại đây. Chúng ta có ​​sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng quảng cáo với định dạng video ngắn. Hay là sự thay đổi liên tục của các nền tảng Social Media, điển hình như Meta; và hậu quả kéo dài của đại dịch. Do đó, những phương thức hiệu quả cho chiến lược Marketing trong quá khứ có khả năng không phù hợp với thị trường 2023 nói riêng và tương lai nói chung.

1. Marketing Mix

Marketing Mix, còn được gọi là Marketing 4P. Đây là những yếu tố cơ người làm Marketing phải nắm rõ để xác định. Bạn sẽ bán/đem đến giá trị gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Và dành cho đối tượng nào?

Những yếu tố đó được kí hiệu bởi 4 chữ “P” :

  • Product – Sản phẩm: Bạn đang bán gì? Bạn đem đến giá trị gì?
  • Price – Giá: Giá là bao nhiêu?
  • Place – Địa điểm: Bạn sẽ bán chúng ở đâu?
  • Promotion – Xúc tiến bán ( hay còn gọi là Truyền thông Marketing): Bạn sẽ quảng bá sản phẩm ở đâu? 

Sau khi tổng hợp những thông tin này, bạn sẽ thu được một bản phác thảo kế hoạch Marketing. Bạn cần trình bày khái quát để hiểu được định hướng tổng thể của chiến lược Marketing. Sau đó, bạn sẽ tiến hành những bước tiếp theo của tiến trình.

2. Xác định mục tiêu của chiến lược Marketing

Bạn có thể đặt mục tiêu Marketing song song với quá trình xác định các thành tố của 4P. Doanh nghiệp cần có những hình dung cụ thể về mục tiêu Marketing trước khi xây dựng chiến lược. Bởi vì mục tiêu Marketing của doanh nghiệp sẽ là tiền đề cho các yếu tố khác của kế hoạch. Nó bao gồm: hoạch định ngân sách và định hướng quy trình sáng tạo nội dung.

Doanh nghiệp cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể. Ví dụ ứng dụng mô hình SMART để phân chia theo kênh hoặc các chiến thuật quảng bá. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể quay lại sửa đổi các mục tiêu khi các chiến thuật được ưu tiên có nhiều thay đổi trong giai đoạn thực thi.

3. Ngân sách Marketing

Ngân sách Marketing là một yếu tố thiết yếu trong chiến lược của bạn. Nếu không phân bổ ngân sách để tuyển dụng đúng tài năng, sử dụng công cụ hợp lý, quảng cáo trên đúng kênh và tạo nội dung phù hợp, chiến lược Marketing của bạn sẽ không có tác động mạnh mẽ. Để nâng cao giá trị chỉ số ROI, trước tiên doanh nghiệp phải đầu tư.

Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể bắt đầu với quy mô nhỏ. Tập trung chủ yếu ngân sách của mình vào một hoặc hai hoạt động chính. Và xây dựng dựa trên chúng sau khi bạn đã có ROI.

4. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để tạo ra một chiến lược Marketing. Nếu không, bạn sẽ mất phương hướng và không có kết quả nào đo lường được cụ thể. Tệ hơn nữa, bạn sẽ không biết liệu mình có đủ khác biệt so với đối thủ. Và bạn không biết mình thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu hiệu quả hay không.

Bạn có thể đã biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Nhưng điều cần thiết vẫn là ngồi xuống và phân tích họ. Bạn sẽ có thể phát hiện ra một đối thủ cạnh tranh bất ngờ đang tranh giành sự chú ý và tương tác của khách hàng mục tiêu của bạn.

5. Phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm

Là quá trình cung cấp “các thông điệp được cá nhân hóa, phù hợp hơn cho đối tượng mục tiêu”. Nói cách khác, thay vì đăng tải các bài đăng và quảng cáo theo ý thích, bạn sẽ trải qua một quy trình để tạo nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình.

Quá trình này gồm 3 bước:

  • Xác định đối tượng mục tiêu: đòi hỏi phải điều tra, phỏng vấn khách hàng hiện tại của bạn và thực hiện nghiên cứu thị trường và xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.
  • Nhắm vào một phân khúc đối tượng cụ thể: Sẽ hiệu quả hơn doanh nghiệp nên trò chuyện với một nhóm nhỏ những người mua có trình độ cao so với việc cố gắng trao đổi với tất cả mọi người
  • Định vị thương hiệu khác biệt: Bạn làm gì tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của bạn? Đây chính là điều cần được bạn để mắt tới khi làm chiến lược marketing.

6. Sáng tạo nội dung Content Marketing

Giờ là lúc thực hiện bước quan trọng nhất: Content Marketing  tạo nội dung tiếp thị theo chiến lược.

Đầu tiên, không thể xuất bản nội dung ngẫu nhiên và không có giá trị với khách hàng. Thứ hai, phải hướng đến nắm bắt các xu hướng mới. Như vậy thương hiệu của bạn có khả năng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường.

Sự cạnh tranh khốc liệt về nội dung thể hiện ở mọi định dạng.

Theo HubSpot,

“một nửa số các nhà tiếp thị sử dụng video, 47% dùng hình ảnh,33% đăng tải blog, infographics chiếm 30% và podcast hoặc nội dung âm thanh chiếm 28%.” Trong số này, video là định dạng đem lại ROI cao nhất.

7. Chỉ số KPI Marketing

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Chiến lược Marketing của bạn phải có hệ thống các số liệu và chỉ số hiệu suất chính. Để từ đó theo dõi tiến trình, mọi hoạt động đang diễn ra như thế nào.

KPI Marketing sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và ưu tiên của bạn trong các kênh thu hút khách hàng. Ví dụ về KPI bao gồm: Chi phí sở hữu khách hàng (CAC); Lưu lượng truy cập qua tìm kiếm tự nhiên; Tỷ lệ chuyển đổi; Khách hàng tiềm năng (MQL).

Tầm quan trọng của mỗi bước chiến lược Marketing – hướng đến khách hàng

Chiến lược Marketing tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Bao gồm những người chưa từng nghe đến thương hiệu, chưa mua bán sản phẩm, đến cả những khách hàng trung thành. Nếu không có chiến lược cụ thể, doanh nghiệp của bạn sẽ bị tốn kém về chi phí, thời gian và nguồn lực.

Có 7 bước chính để xây dựng một chiến lược Marketing thành công: xây dựng kế hoạch marketing, tạo chân dung người mua, xác định mục tiêu, chọn công cụ, xem xét các nguồn lực hiện có, kiểm tra và lập kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông và cuối cùng, thực hiện chiến lược của bạn.

Phần II. 7 bước xây dựng chiến lược Marketing

1. Kế hoạch Marketing

Là những hành động cụ thể mà bạn sẽ thực hiện để đạt được chiến lược Marketing. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, Mẫu Kế hoạch Marketing dành cho Marketer là một trợ thủ đắc lực mà có lẽ bạn sẽ cần.

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ

Tài liệu này có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch Marketing. Từ việc xác định ngân sách trong năm, các ý tưởng ​​mà doanh nghiệp cần thực hiện và các kênh marketing bạn sẽ sử dụng để triển khai các ý tưởng ​​đó. Ngoài ra, nó cũng liên kết mọi yếu tố lại với một bản tóm tắt kinh doanh. Giúp bạn có kế hoạch phù hợp với các mục tiêu tổng thể của công ty.

2. Chân dung khách hàng

Nếu bạn không thể xác định đối tượng của mình là ai, thì bây giờ là cơ hội để bạn làm điều đó. Chân dung người mua là bức tranh khái quát về khách hàng lý tưởng của bạn.

Ví dụ: một cửa hàng như Macy’s có thể xác định tính cách người mua là Budgeting Belinda. Một phụ nữ thuộc tầng lớp lao động có gu thời trang ăn mặc ở độ tuổi 30. Sống ở vùng ngoại ô, cô ấy đang tìm cách lấp đầy tủ quần áo của mình bằng những món hàng thiết kế với giá thấp.

Với mô tả này, bộ phận Marketing của Macy có thể hình dung Budgeting Belinda. Và làm việc với một nhận thức rõ ràng về chân dung khách hàng mục tiêu trong đầu.

Chân dung khách hàng mục tiêu bao gồm thông tin chính về nhân khẩu học và tâm lý. Bao gồm tuổi tác, chức danh công việc, thu nhập, địa điểm, sở thích và khó khăn. Belinda trong ví dụ trên có tất cả các đặc điểm đó trong mô tả của cô ấy.

Bạn không cần phải tự tạo chân dung người mua từ đầu. CleverAds đã tổng hợp cho bạn một mẫu miễn phí có thể sử dụng để tạo chân dung người mua của riêng mình. Chân dung người mua nên là cốt lõi trong việc xây dựng chiến lược của bạn.

3. Xác định mục tiêu kế hoạch Marketing

Mục tiêu của chiến lược Marketing nên phản ánh mục tiêu kinh doanh của bạn.

Ví dụ: nếu một trong những mục tiêu kinh doanh của bạn là có 300 người tham dự hội nghị thường niên trong ba tháng nữa. Thì mục tiêu của bạn với tư cách là nhà tiếp thị phải là tăng 10% số lượt đăng ký trực tuyến vào cuối tháng để đạt kịp tiến độ đã được đề ra.

Mục tiêu Marketing khác có thể là nâng cao độ nhận diện thương hiệu hoặc tạo khách hàng tiềm năng. Nó cũng có thể là mong muốn phát triển, duy trì vị trí dẫn đầu trong thị trường. Hoặc gia tăng giá trị cho khách hàng. Dù mục tiêu của bạn là gì, hãy xác định chúng là gì? Và có những hành động cụ thể để hiện thực hoá chúng trong tương lai. 

4. Lựa chọn công cụ đo lường và vận hành thích hợp

Khi bạn đã xác định được các mục tiêu của mình, hãy đảm bảo rằng bạn có các công cụ phù hợp để đo lường mức độ thành công của các mục tiêu đó.

Những phần mềm như công cụ lên lịch đăng bài trên mạng xã hội cung cấp cho bạn số liệu phân tích để giúp bạn theo dõi những gì khán giả của bạn thích và không thích. Ngoài ra, bạn có thể xem xét Google Analytics để đo hiệu suất blog và trang web của doanh nghiệp.

Ngoài ra, hãy đặt mục tiêu SMART – mời bạn click vào bài biết bài để hiểu Ứng dụng mô hình SMART vào quá trình tiếp thị hiệu quả.

Một số công cụ có thể giúp bạn theo dõi và đo lường mức độ thành công của các mục tiêu marketing của mình:

HubSpot Marketing Hub

chiến lược Marketing

Với công cụ này, bạn có thể thu hút người dùng bằng blog, SEO và trò chuyện trực tiếp. Sau đó, bạn có thể chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thông qua marketing tự động hóa. Công vụ tạo trang landing page và các tính năng theo dõi khách hàng tiềm năng. Nó cung cấp báo cáo tùy chỉnh và phân tích tích hợp. Bạn có thể phân tích dữ liệu của mình và lên kế hoạch cho bước tiếp theo.

Trello

chiến lược Marketing

Trello giúp bạn đi đúng hướng và giúp đội nhóm dễ dàng giao tiếp về dự án đang thực hiện. Nó giúp tạo bảng làm việc cho từng chiến dịch, lịch biên tập hoặc đặt ra mục tiêu hàng quý. Quy trình làm việc được tích hợp sẵn và khả năng tự động hóa cao. Giúp giao tiếp trơn tru và đơn giản. Từ đó bạn sẽ chỉ cần tập trung vào công việc quan trọng nhất.

SEMrush

chiến lược Marketing

SEO là một yếu tố quan trọng cho độ hiệu quả của trang web của bạn. SEMrush cho phép bạn chạy đo lường số liệu về kỹ thuật SEO, theo dõi thứ hạng hàng ngày. Bạn có thể phân tích chiến lược SEO của đối thủ cạnh tranh của bạn, nghiên cứu hàng triệu từ khóa. Thậm chí cả nguồn ý tưởng để kiếm thêm lưu lượng truy cập tự nhiên. Sử dụng SEMRush cho PPC, xây dựng và đo lường chiến lược mạng xã hội hiệu quả. Hoặc là lên kế hoạch nội dung và thậm chí là nghiên cứu thị trường.

5. Hệ thống và lựa chọn các phương tiện truyền thông

Quyết định và lựa chọn những kênh có phù hợp, giúp bạn tạo lan toả chiến lược hiệu quả. Để thực hiện quy trình này, hãy cân nhắc dựa trên 3 phân loại:

  • Paid media: là bất kỳ kênh nào bạn chi tiền để thu hút đối tượng mục tiêu. Bao gồm các kênh ngoại tuyến như truyền hình, thư từ và bảng quảng cáo cho tới các kênh trực tuyến như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và trang web.
  • Owned media: đề cập đến bất kỳ phương tiện nào mà bạn phải tạo ra. Như là hình ảnh, video, podcast, sách điện tử, infographic,…
  • Earned media: là một cách khác để nói về nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content). Lượt chia sẻ trên mạng xã hội, những tweet về doanh nghiệp và ảnh được đăng trên Instagram đề cập đến thương hiệu của bạn đều là những ví dụ về earned media.

Hãy thu thập dữ liệu trên từng loại phương tiện và tổng hợp để có cái nhìn rõ ràng về hiệu quả trước đó, và cách thức tích hợp chúng để tối ưu hóa chiến lược của mình.

6. Lập kế hoạch truyền thông Marketing

Hãy tập trung vào: các mục tiêu Marketing, hệ thống các kênh Owned Media và các đặc điểm của chân dung khách hàng mục tiêu của bạn.

Giả sử, bạn làm việc cho một công ty về phần mềm chỉnh sửa video. Nếu một trong những thách thức của người dùng là thêm hiệu ứng âm thanh trong trẻo vào video của họ. Nhưng bạn không có bất kỳ nội dung nào để cho họ biết về tính năng đó. Hãy tạo video demo dài 15 giây cho Instagram để cho thấy sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề đó tuyệt vời như thế nào.

Cuối cùng, tạo một kế hoạch Content sáng tạo. Kế hoạch nên bao gồm: các cụm chủ đề, mục tiêu, định dạng và kênh cho từng nội dung. Hãy chắc chắn bao gồm những vấn đề mà nó giải quyết được cho khách hàng của bạn. Để biết thêm những ý tưởng về cách sáng tạo nội dung hoặc tìm hiểu sâu hơn về cách lên kế hoạch sáng tạo nội dung, hãy xem bài đăng của chúng tôi. Trọn bộ kiến thức từ A đến Z về sáng tạo nội dung.

7. Thực thi Marketing

Tại thời điểm này, việc lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn hình dung hoạt động Marketing của mình sẽ được thực hiện như thế nào. Bước cuối cùng là tập hợp tất cả lại với nhau và bắt đầu hiện thực hóa kế hoạch của bạn.

Hãy vạch ra các bước bạn cần làm để thực hiện chiến dịch. Nói cách khác, chính là xác định chiến lược của bạn. Một chiến lược tiêu chuẩn thường kéo dài 12 tháng. Khoảng thời gian này sẽ là cơ sở chính cho các nỗ lực Marketing chiến lược của bạn.

Hãy quay trở lại ví dụ về công ty phần mềm video.

Có thể vào tháng 1, bạn sẽ tung ra một bản cập nhật phần mềm giúp cải thiện quy trình xuất video cho người dùng. Vào tháng 4, bạn muốn xuất bản sách điện tử giải thích các thuật ngữ về chỉnh sửa video cho người dùng của mình. Và vào tháng 9, bạn dự định khởi chạy tích hợp với phần mềm khác.

Nên nhớ chiến lược Digital MarMarketing là duy nhất với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy những tài liệu cũng phải như vậy. Miễn là chiến lược bao gồm các chi tiết thích hợp được nêu trong các phần trước, bạn sẽ sẵn sàng.

Chúng ta đã khám phá các bước quan trọng của một chiến lược Marketing hoàn chỉnh. Hãy nhìn vào một số chiến lược đã thành công trong quá khứ để truyền cảm hứng cho riêng bạn.

Phần III. Ví dụ về các chiến lược Marketing thành công

Regal Movies – Chiến lược Marketing: Owned media

Regal Movies đã đưa Halloween lên một tầm cao mới. Thậm chí còn đổi tên tài khoản Twitter của mình để phản ánh tinh thần của mùa lễ hội. Cuộc thăm dò ý kiến “Monster Madness” dưới đây là một cách tương tác thú vị để thu hút những người theo dõi chú ý tới nội dung của Regal:

Regal giữ đúng với tính cách thương hiệu của họ một cách hiệu quả bằng việc chỉ sử dụng những bộ phim cổ điển trong cuộc thăm dò ý kiến​. Trong khi đó vẫn tạo ra một xu hướng hiện đại cho nó.

Đây cũng là một ví dụ điển hình về việc số lượt retweets không phản ánh thành công chiến dịch như thế nào. Mặc dù bốn lượt retweets là con số không lớn, nhưng hãy nhìn vào số phiếu bầu: 461. Điều đó có nghĩa là đã có hơn 400 tương tác với một tweet.

La Croix Chiến lược Marketing: Earned media, nội dung do người dùng tạo ra

Nội dung do người dùng tạo ra là một trong những cách tốt nhất để đạt thu hút khách hàng vào trong chiến lược của bạn.

Nó thể hiện sự trân trọng đối với khách hàng trung thành, xây dựng cộng đồng. Nó cũng khuyến khích những người dùng khác quảng bá sản phẩm của bạn để có cơ hội nhận được lời cảm ơn tương tự.

Ngoài ra, đôi khi nội dung mà những khách hàng trung thành tạo ra thực sự rất hay. Trong trường hợp này, khách hàng đang dành lời khen cho sản phẩm. Một đánh giá tuyệt vời như thế này quả thực rất có giá trị đối với thương hiệu.

Small Girls PR – Chiến lược Marketing: Marketing sự kiện

Small Girls PR là một công ty PR cửa hàng có trụ sở tại New York. Thế mạnh của công ty là tổ chức các sự kiện tuyệt vời cho khách hàng, chẳng hạn như Olay. Băng chuyền tóm tắt sự kiện này trên Instagram là một ví dụ Marketing sự kiện hiệu quả. Vì nó nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn và cung cấp bằng chứng xã hội bằng cách giới thiệu một nhân vật của công chúng.

Superside – Chiến lược Marketing: Paid media

Agency về thiết thế Superside đã tung ra một quảng cáo trên Instagram để quảng bá giúp thu hút khách hàng tiềm năng: Hướng dẫn thiết kế quảng cáo kỹ thuật số của họ. Mặc dù thương hiệu có thể đã tạo hướng dẫn dành riêng cho các chương trình khuyến mãi trả phí, nhưng cũng có thể họ đã sử dụng lại một bài đăng blog có hiệu suất cao để chuyển thành sách điện tử cho khách hàng có thể tải xuống.

Trong trường hợp này, tất cả những gì họ phải làm là chau chuốt lại nội dung, tạo quảng cáo về nội dung đó bằng nội dung sáng tạo và chạy nội dung đó. Trong các phần trước, chúng ta đã thảo luận về sức mạnh của việc tận dụng nhiều hình thức truyền thông trong chiến lược marketing của bạn. Đây là một ví dụ điển hình về chiến lược đó.

Target – Chiến lược Marketing: Paid media, hashtTwitter

Nếu bạn có ngân sách cho paid media, hãy tận dụng tối đa lợi thế của nó.

Paid media là khi bạn trả tiền cho các kênh xã hội, như Twitter, để quảng bá nội dung của bạn trên trang web của họ. Bằng cách này, nội dung của bạn tiếp cận đối tượng mới dễ dàng hơn.

Quảng cáo này đến từ Target về mua sắm mùa thu sử dụng thẻ Twitter để quảng bá thương hiệu và giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng chỉ với một nút bấm. Nhiều kênh xã hội đang cung cấp các cách để người mua sắm mua hàng trong các ứng dụng, thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng mức độ hiển thị cho các thương hiệu.

Phần kết

Cuối cùng, việc tạo ra một chiến lược Marketing hoàn chỉnh không phải là điều có thể xảy ra trong một sớm một chiều. Cần có thời gian, sự chăm chỉ và cống hiến để đảm bảo bạn đang tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách chính xác, bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào họ muốn tiếp cận.

Theo thời gian, những nghiên cứu và phản hồi từ khách hàng sẽ giúp bạn hoàn chỉnh chiến lược của mình. để đảm bảo bạn vẫn dành phần lớn thời gian cho các kênh marketing mà khán giả của bạn tập trung và quan tâm nhiều nhất.

    Connect With CleverAds