6 chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing cho doanh nghiệp hiện nay
Đo lường chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing là điều cần thiết để doanh nghiệp biết rằng công ty đã sử dụng chiến dịch Marketing phù hợp hay chưa. Từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh, thay thế sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Cùng tìm hiểu top Top 6 chỉ số & phương pháp đánh giá hiệu quả marketing dành cho doanh nghiệp hiện nay trong bài viết sau.
1. Các chỉ số đánh giá hiệu quả marketing là gì?
Chỉ số đánh giá hiệu quả marketing là các chỉ số thu được khi thực hiện đo lường trong quá trình hoạt động marketing, có thể nói đây là công cụ để đánh giá hiệu suất của các chiến dịch marketing.
Chỉ số này giúp doanh nghiệp có thể biết rằng công ty đã sử dụng chiến dịch marketing phù hợp hay chưa, từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh, thay thế sao cho phù hợp với tình hình thực tế đồng thời giúp vượt qua các đối thủ cạnh tranh hiệu quả.
Một số chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing có thể kể đến như Leads (khách hàng tiềm năng), CPL (chi phí cho 1 leads)…
2. Tại sao các doanh nghiệp cần chỉ số đánh giá hiệu quả marketing?
Chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing là vô cùng quan trọng, đo lường các chỉ số chính là chìa khóa để tối ưu tất cả các quy trình, và đặc biệt là trong các chiến dịch marketing.
Khi đó bạn có thể biết được yếu tố nào hiệu quả và không hiệu quả, hiểu được kênh nào đang giúp bạn mang lại lượng khách hàng tiềm năng nhất, bạn có thể tăng thêm ngân sách vào những kênh đó và nhắm mục tiêu một cách hiệu quả hơn.
Các lợi ích tuyệt vời khi doanh nghiệp đo lường các chỉ số đánh giá hiệu quả marketing:
- Đánh giá hiệu quả: Giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả cuối cùng của chiến dịch Marketing mang lại như thế nào so với mục tiêu ban đầu từ đó rút ra kinh nghiệm để cải thiện cho các chiến dịch về sau.
- Hiệu chỉnh ngay lập tức: Giúp doanh nghiệp đo lường ngay cả trong quá trình thực thi mà không cần phải đợi đến khi kết thúc chiến dịch Marketing. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể sớm phát hiện ra vấn đề, những nguy cơ, thuận lợi trong thời gian thực thi, từ đó nhanh chóng cập nhật và đưa ra những cải tiến, chỉnh sửa, nâng cấp, thay đổi kịp thời, thúc đẩy phương án sao cho phù hợp.
- Đánh giá phản ứng của khách hàng/thị trường: đối với các sản phẩm mới, dịch vụ mới, khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng và các chiến dịch mới như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng đánh giá thị hiếu và xu hướng mua sắm, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng hơn.
- So sánh: Giúp doanh nghiệp so sánh kết quả đạt được so với chỉ số hiệu suất ngành có hiệu quả hay không? Bên cạnh chỉ số hiệu suất ngành thì doanh nghiệp cũng có thể so sánh với hệ quy chiếu đã thiết lập trước đó. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ sớm phát hiện ra chiến dịch có đang gặp phải vấn đề gì không? Vì sao kết quả chưa đạt được so với chỉ số hiệu suất ngành hoặc hệ quy chiếu doanh nghiệp thiết lập?
Đọc thêm:Mass Marketing – Chiến lược tiếp thị toàn bộ khách hàng
3. 6 chỉ số đánh giá hiệu quả marketing dành cho doanh nghiệp
3.1 CAC – Customer Acquisition Cost (Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để có được một khách hàng mới)
Đây cũng là một thước đo quan trọng để có thể đo lường chỉ số hiệu quả marketing của quá trình.
Chỉ số Marketing này được tính bằng cách lấy tổng ngân sách hằng tháng của bộ phận Marketing chia cho số lượng khách hàng mới sở hữu được trong tháng đó.
Công thức tính như sau:
Chi phí cho Marketing và bán hàng = Chi phí Marketing + Chi phí nhân công + Hoa hồng + Tiền thưởng + Chi phí phát sinh
Số khách hàng mới = Số lượng khách hàng mới trong một tháng, một quý hoặc một năm.
Chi phí để có một khách hàng mới – CAC = Chi phí cho Marketing và bán hàng/Số khách hàng mới
Từ đó, bạn sẽ biết được số tiền cần chi trả trên một khách hàng để có thể khiến họ từ một người truy cập thông thường trở thành một khách hàng sẵn sàng chi trả tiền cho sản phẩm của bạn.
3.2 A%-CAC (Agency % of customer acquisition cost): phần trăm khách hàng mới đến từ các đại lý của doanh nghiệp
Chỉ số này cho doanh nghiệp thấy hiệu quả hoạt động của các đại lý đang ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số CAC của doanh nghiệp. A% – CAC tăng có thể vì các đại lý của doanh nghiệp đang hoạt động chưa hiệu quả.
Cách tính: Lấy tổng số chi phí marketing được phân bổ và chia cho tổng chi phí sales và marketing.
Công thức tính như sau:
Chi phí Marketing = Tổng chi phí các chương trình quảng cáo tiếp thị theo tháng, quý, năm.
Tổng chi phí Sales và Marketing = Chi phí marketing + Chi phí nhân công + Hoa hồng/tiền thưởng + Chi phí phát sinh đầu người mỗi tháng, mỗi quý hay một năm
A%-CAC = Chi phí Marketing phân bổ cho các đại lý/Tổng chi phí Sales và Marketing
3.3 (LTV: CAC): LTV – Lifetime value: các chỉ số trong thương mại điện tử
Chỉ số này là công cụ đo lường doanh thu cơ bản, đánh giá giá trị của mỗi ứng dụng cũng như của mỗi người dùng trong suốt vòng đời của ứng dụng đó, có thể được tính theo đơn vị tiền tệ hay thời gian, social sharing hay article.
Cách tính LTV: CAC (ROI): cần phải tính giá trị lâu dài, CAC và tìm tỷ lệ của hai.
Công thức tính như sau: ROI = LTV: CAC
Mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến lợi nhuận, mà quan trọng hơn là tỷ số Return on Investment (ROI) hay lợi tức đầu tư. Tỷ lệ ROI càng cao, nhóm bán hàng và tiếp thị của khách hàng của bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Dành nhiều chi phí cho bán hàng và tiếp thị sẽ làm giảm tỷ lệ LTV:CAC, nhưng có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của công ty bạn.
3.4 Thời gian hoàn vốn CAC
Đây là thời gian cần thiết để khách hàng của bạn hoàn thành việc chi trả cho 1 sản phẩm/dịch vụ trước khi họ trở thành 1 khách hàng mới.
Trên thực tế, với các khách hàng trả góp, các doanh nghiệp thường mong muốn thời gian hoàn vốn dưới 12 tháng. Thời gian trả góp càng ngắn, khả năng khách hàng sẽ chi trả cho 1 sản phẩm hoặc dịch vụ mới càng cao.
Cách tính: Lấy CAC và chia cho doanh thu điều chỉnh lợi nhuận của khách hàng mỗi tháng cho một khách hàng.
Công thức:
Doanh thu được điều chỉnh theo mức chiết khấu = Số tiền mà khách hàng chi trả trung bình mỗi tháng
Thời gian hoàn vốn CAC = Doanh thu được điều chỉnh theo Margin-CAC.
3.5 Tỷ lệ khách hàng tự nhiên
Đây là khách hàng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp bằng phương thức offline, tại các đại lý phân phối sản phẩm, dịch vụ,…
Cách tính toán: Chọn khoảng thời gian xác định, lấy tất cả các khách hàng mới, chia cho số khách hàng thu được từ chương trình marketing.
Chỉ số này minh họa tác động mà nỗ lực tạo ra các thế hệ dẫn đầu của đội ngũ tiếp thị của bạn có khi thu thập được khách hàng mới. Tỷ lệ phần trăm này dựa trên mối quan hệ và cơ cấu bán hàng và tiếp thị với khách hàng, vì vậy tỷ lệ lý tưởng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của khách hàng.
3.6 Tỷ lệ khách hàng thu được từ marketing
Chỉ số đánh giá hiệu quả marketing này bao gồm tất cả khách hàng mới mà nhóm marketing đã tương tác và đưa khách hàng trở thành Leads, hay bất cứ lúc nào trong quá trình bán hàng.
Chỉ số này tính đến tác động của tiếp thị đại lý đã dẫn đầu trong suốt vòng đời mua của họ. Nó có thể cho thấy đội ngũ tiếp thị của doanh nghiệp có hiệu quả như thế nào trong việc tạo ra các khách hàng tiềm năng mới, chăm sóc những khách hàng tiềm năng và giúp nhóm bán hàng của khách hàng của doanh nghiệp/thương hiệu đóng giao dịch. Nó cho khách hàng của Giám đốc điều hành hoặc CFO một hình ảnh lớn nhìn vào tác động tổng thể tiếp thị có trên quá trình bán hàng.
Cách tính: Lấy tất cả khách hàng mới của khách hàng tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định và tìm hiểu xem có bao nhiêu phần trăm người trong số họ có sự tương tác nào với các chương trình marketing của bạn để trở thành Leads.
Công thức: Tổng số khách hàng mới tương tác với tiếp thị Tổng số khách hàng mới = Tiếp thị ảnh hưởng đến khách hàng %.
4. Chỉ số đánh giá hiệu quả marketing trên Social
4.1 Audience Growth Rate (Tỷ lệ tăng trưởng khán giả)
- Audience Growth Rate (Tỷ lệ tăng trưởng khán giả)
Chỉ số này đo lường tốc độ phát triển của lượt người theo dõi thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Nó thể hiện việc chiến dịch social media của bạn có thể thu hút người theo dõi nhanh chóng đến đâu.
Từ đó, bạn có thể so sánh liệu tốc độ tăng trưởng số lượng người theo dõi của bạn có vượt qua các đối thủ cạnh tranh của mình hay không.
- Reach (Phạm vi tiếp cận).
Chỉ số này cho biết số người đã xem một bài đăng kể từ khi nó xuất hiện trực tuyến. Các khách hàng tiềm năng này có thể xem quảng cáo của doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông xã hội, tạp chí, truyền hình hoặc qua một kênh tiếp thị khác.
- Social share of voice (Thị phần thảo luận)
Đây là một chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing quan trọng phản ánh được tần suất xuất hiện và nhắc tới của thương hiệu bạn so với đối thủ trên website và nhiều kênh tiếp thị khác nhau. Bao gồm khả năng tương tác khách hàng và nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ thể hiện quảng cáo và các lượt truy cập trên các trang mạng xã hội hay lượt traffic trên website của mình.
4.2 Độ tương tác (Engagement)
Engagement được tính là số người like, share, click, bình luận và những người có xem video hoặc có click vào liên kết hay hình ảnh bạn post lên. Hay cả khi bạn click vào tên của người bình luận, nhấn like cho một comment, click vào tên Page hay thậm chí đưa ra những negative feedback về cho Facebook bằng cách report nội dung bài post đã đăng cũng được tính vào chỉ số tương tác trên bài viết.
Đây là số liệu quan trọng thứ 2 chỉ sau số liệu về reach trong mỗi chiến dịch.
Nếu reach cho bạn biết số lượng người thấy nội dung của bạn, thì engagement là số người đã tương tác với nội dung của bạn post trên social.
- Average engagement rate (Tỷ lệ tương tác trung bình): Đây là phần trăm số lượng khán giả đã thực hiện các hành động tương tác, như thích, chia sẻ, nhận xét, trên một bài đăng so với tổng số người theo dõi của bạn.
- Applause Rate (Tỷ lệ tán thưởng) là số lượng hành động thể hiện sự tán thành, chẳng hạn như “bấm like” hoặc “thả tim”, mà một bài đăng nhận được.
- Amplification rate (Tỷ lệ khuếch đại) đo lường tỷ lệ chia sẻ trung bình của mỗi bài đăng trên tổng số lượng người theo dõi.Tỷ lệ này càng cao thì càng có nhiều người sẵn sàng kết nối với thương hiệu của bạn.
- Virality rate (Tỷ lệ lan truyền) là tỷ lệ giữa số lần bài đăng của bạn được chia sẻ so với tổng lượt hiển thị của bài đăng đó có trong một khoảng thời gian.Tỷ lệ lan truyền có tác dụng đi sâu hơn trong việc đánh giá mức độ thành công của một bài post.
4.3 Khả năng chuyển đổi (Conversion)
Chỉ số này thể hiện khả năng mà nội dung của bạn có thể chuyển đổi theo cách bạn cần, để kịp thời đưa ra điều chỉnh khi cần thiết.
- Click-Through Rate (Tỷ lệ nhấp chuột) là tần suất người xem nhấp vào liên kết call-to-action (kêu gọi hành động) trong bài đăng của bạn.
- Cost-Per-Click (Giá mỗi nhấp chuột) là số tiền bạn phải trả cho mỗi lần nhấp chuột vào bài đăng được chạy quảng cáo trên mạng xã hội của bạn.
- Và Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi) dùng để đo lường tỷ lệ khách hàng thực hiện các hành động đó.
Đọc thêm: Meme Marketing là gì? Tips sử dụng Meme Marketing hiệu quả
5. Các phương pháp đo lường chỉ số đánh giá hiệu quả marketing
5.1 Google Analytics
Google Analytics là một trong số các công cụ SEO miễn phí của Google. Nó cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về người dùng khi vào một trang web. Google Analytics còn thu thập dữ liệu về hiện diện kỹ thuật số website của bạn.
5.2 Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những phương pháp hữu hiệu để nhận diện mức độ tiêu tốn trong marketing và những tác động từ các chương trình đem lại cho doanh nghiệp. Vì vậy, các startup cần quan tâm và thường xuyên kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch marketing của mình.
5.3 Chi phí để có khách hàng
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp chỉ theo dõi chi phí để tạo ra một đơn hàng nhưng lại rất ít chú ý đến chi phí để có một khách hàng. Chi phí này thực chất khá khó để tính toán và định lượng công thức cụ thể. Tuy nhiên, nếu chi phí để có được 1 khách hàng cao hơn giá trị dài hạn thì nguy cơ doanh nghiệp của bạn đang đi lệch hướng.
5.4 Nguồn thông tin mạng xã hội
Doanh nghiệp có thể đo lường thành công của chiến dịch PR bằng cách xem xét số lượng người theo dõi mới và lượt tiếp cận bài đăng trung bình hàng tháng trên các kênh truyền thông xã hội của thương hiệu. Số lượt thích, lượt retweet và lượt chia sẻ có thể giúp đo lường mức độ tương tác sau chiến dịch trên các kênh truyền thông xã hội.
5.5 Tỷ lệ gắn bó của khách hàng
Hầu hết các doanh nghiệp dù là đang khởi nghiệp hay phát triển đều tập trung vào việc thu hút khách hàng, nhưng lại không để ý quá nhiều đến tỷ lệ gắn bó của khách hàng. Hãy đặt ra những câu hỏi, như: “Tần suất khách hàng sử dụng sản phẩm? Bao lâu họ sẽ mua sản phẩm tiếp theo?”
Các doanh nghiệp với tỷ lệ gắn bó của khách hàng cao có thể tập trung chăm sóc và thu về nhiều lợi nhuận hơn từ nhóm khách hàng trung thành. Vì vậy, ngay từ khi khởi nghiệp kinh doanh, hãy tập trung cho số liệu đo lường chỉ số hiệu quả marketing.
5.6 Điểm hoàn vốn
Khi nhắc đến marketing nói chung hoặc các chiến dịch đang thực hiện nói riêng, điều cần quan tâm và luôn quan tâm chính là lợi nhuận. Nếu tính toán ra điểm hòa vốn ngay từ những ngày đầu khởi động chiến dịch marketing, có thể đánh giá liệu các ý tưởng có thực sự hợp lý và sẽ đạt được một mục tiêu kinh doanh hay không. Thường xuyên kiểm tra số liệu đo lường marketing này sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ hướng phát triển và tập trung hơn nữa vào mục tiêu cuối cùng của chiến dịch.
5.7 Tỷ lệ thu hút khách hàng từ quảng cáo
Mục tiêu cuối cùng của các chiến dịch quảng cáo là thu hút khách hàng click hoặc đăng ký, gọi điện đến doanh nghiệp. Số liệu đo lường marketing này sẽ giúp doanh nghiệp quyết định và thẩm định chi phí và mức độ thành công của việc quảng cáo.
5.8 Tỷ lệ click
Tỷ lệ click (click-through rate – CTR) là một số liệu đo lường rất quan trọng, được coi như một trong những số liệu cơ bản khi đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch marketing online
Thành công của các chiến dịch marketing online nằm ở tỷ lệ click. Tỷ lệ click càng cao dẫn đến chi phí marketing sẽ được giảm thấp nó được dùng ở Google Adwords và Facebook Ads.
Kết luận
Có thể nói marketing chính là trợ thủ đắc lực trong công cuộc giới thiệu dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng. Với những thông tin về chỉ số & phương pháp đánh giá hiệu quả marketing trên, Clever Ads mong rằng các nhà quản trị, đội ngũ marketing doanh nghiệp có thể tìm ra phương án hiệu quả mà vẫn tối ưu chi phí cho doanh nghiệp của mình
Đọc thêm: 7 lưu ý về B2B Marketing
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.