Chạy quảng cáo Instagram: Những điều doanh nghiệp cần biết
Chạy quảng cáo Instagram là gì? Doanh nghiệp cần viết những gì để tối ưu hiệu quả? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
1. Chạy Quảng cáo Instagram là gì?
Các nội dung trả phí trên Instagram gọi là quảng cáo Instagram. Định dạng gồm video và hình ảnh, ược sử dụng để quảng bá sản phẩm dịch vụ. Instagram là mạng xã hội phổ biến với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng.
Là kênh tiếp thị hấp dẫn, cho phép tạo nội dung trực quan với hình ảnh và video sáng tạo.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, chỉ đăng bài thường xuyên là không đủ. Doanh nghiệp cần biết sử dụng quảng cáo Instagram và khai thác thế mạnh nền tảng.
Chạy quảng cáo Instagram thường xuất hiện khắp ứng dụng
Các bài quảng cáo được đánh dấu nhãn “Nội dung được tài trợ” để phân biệt với nội dung thông thường.
Bên cạnh giới thiệu sản phẩm, quảng cáo Instagram mở rộng tính năng hơn so với bài đăng thông thường. Chẳng hạn: đính kèm liên kết website, sử dụng CTA thu hút thực hiện hành động hoặc danh mục sản phẩm.
Đọc thêm: Instagram Reels: Hướng dẫn tổng thể dành cho doanh nghiệp
2. Lợi ích chạy quảng cáo Instagram cho doanh nghiệp
2.1. Chạy quảng cáo Instagram tiếp cận khách hàng tiềm năng
Với số lượng người dùng khổng lồ của Instagram, doanh nghiệp tiếp cận với tệp người dùng đa dạng: đối tượng, địa lý và sở thích. Có thể sử dụng công cụ nhắm mục tiêu để chọn đối tượng phù hợp cho chiến dịch.
2.2. Tăng nhận diện thương hiệu
Chạy quảng cáo trên Instagram giúp doanh nghiệp tăng cường nhận diện thương hiệu bằng cách truyền đạt thông điệp, giá trị và lợi ích của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
Quảng cáo Instagram xây dựng uy tín và niềm tin khách hàng. Bằng cách hiển thị các nhận xét, đánh giá và chứng nhận của khách hàng đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
2.3. Cải thiện tỷ lệ tương tác và chuyển đổi
Quảng cáo trên Instagram giúp doanh nghiệp tăng tương tác và chuyển đổi với khách hàng bằng cách sử dụng các định dạng quảng cáo hấp dẫn, nội dung thú vị và các nút gọi hành động rõ ràng.
Ngoài ra, nó cũng giúp doanh nghiệp tạo ra các cơ hội bán hàng bằng cách cho phép khách hàng mua sắm trực tiếp trên Instagram thông qua các tính năng như cửa hàng, thanh toán và nội dung có thương hiệu.
2.4. Chạy quảng cáo Instagram có thể đo lường trong thời gian thực
Quảng cáo trên Instagram giúp doanh nghiệp đo lường và tối ưu hiệu quả của chiến dịch quảng cáo bằng cách sử dụng các công cụ phân tích của Facebook.
Doanh nghiệp có thể theo dõi các chỉ số quan trọng như: lượt xem, chuyển đổi, chi phí, tỷ lệ tương tác. Có thể điều chỉnh ngân sách, đối tượng, nội dung và định dạng để cải thiện hiệu quả của chiến dịch.
Đọc thêm: Bí kíp sở hữu khung hình Instagram đắt giá 2023
3. Các định dạng của chạy quảng cáo Instagram
Hiện nay, Instagram hỗ trợ nhiều định dạng nội dung phù hợp với chiến dịch, bao gồm:
3.1. Chạy quảng cáo Instagram: Single Image (ảnh đơn)
Doanh nghiệp sử dụng hình ảnh để giới thiệu một cách linh hoạt về: thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Đây là phương pháp hiệu quả, truyền tải thông điệp hấp dẫn.
Hình ảnh có định dạng vuông
Có thể bổ sung văn bản, tránh làm mất hiệu quả quảng cáo. Tối ưu nội dung để người xem nhanh chóng tiếp nhận và ghi nhớ thông điệp sản phẩm dịch vụ đang quảng bá.
3.2. Story
Quảng cáo Story xuất hiện giữa story của người dùng trong định dạng: ảnh đơn, video toàn màn hình.
Story Instagram hoạt động tương tự Snapchat, nền tảng sở hữu 500 triệu hoạt động mỗi ngày. Hình thức này có mức độ tương tác cao do hiển thị toàn màn hình, tạo cảm giác sống động.
Công cụ Story Instagram được ứng dụng mọi tính năng của Instagram. Điển hình như: bộ lọc, văn bản, GIF, sticker.
Bên cạnh hình ảnh tĩnh và video, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng bằng chuyền để tạo quảng cáo. Lời kêu gọi hành động thường được trình bày dưới dạng liên kết vuốt lên ở cuối story, thúc đẩy người xem thực hiện hành động tương tác hoặc tìm hiểu thêm thông tin.
3.3. Chạy quảng cáo Instagram: Video ngắn
Tương tự ảnh đơn, quảng cáo video Instagram mô phỏng và truyền tải sâu sắc về nội dung và thông điệp quảng cáo.
Mỗi quảng cáo video có độ dài khuyến nghị tối đa là 60 giây, với bố cục vuông hoặc ngang. Tính năng này mang lại lợi thế hơn so với 15 giây trước đây. Nhờ đó, quảng cáo có nhiều thời gian hiển thị hơn và quảng một cách toàn diện.
3.4. Carousel
Quảng cáo hiển thị từ 2-10 hình ảnh/video. Người dùng có thể vuốt qua để xem nội dung. Công cụ quảng cáo Carousel mang lại lợi ích:
- Trưng bày bộ sưu tập sản phẩm hấp dẫn và thu hút
- Kể một câu chuyện với nhiều phần, tạo sự tò mò và thú vị cho người xem.
- Chia sẻ lên đến 10 hình ảnh hoặc video, giúp trình bày đầy đủ thông tin và nội dung đa dạng.
3.5. Bộ sưu tập
Quảng cáo bộ sưu tập Instagram hoạt động tương tự quảng cáo video.
Xuất hiện dưới dạng video trong story hoặc trang chủ của tài khoản người dùng. Tuy nhiên, chúng được tạo bằng chuỗi hình ảnh tĩnh được trình chiếu lần lượt như video. Có thể chèn âm thanh và văn bản để khiến nó ấn tượng hơn.
Quảng cáo bộ sưu tập phù hợp nhất với thương hiệu thương mại điện tử
Chúng cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp từ quảng cáo. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển hướng đến Trang chủ cửa hàng trên Instagram để trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Điều này cung cấp một trải nghiệm thuận tiện và nhanh chóng, cho phép khách hàng tìm hiểu thêm về sản phẩm và tiến hành mua hàng ngay lập tức.
3.6. Chạy quảng cáo Instagram: Trình “Khám phá”
Quảng cáo Khám phá là loại quảng cáo xuất hiện trong tab “Khám phá” của nền tảng Instagram, nơi người dùng khám phá nội dung và tài khoản mới dựa trên thói quen sử dụng Instagram của họ.
Hiện nay, hơn 50% người dùng Instagram truy cập vào tab Khám phá mỗi tháng, tạo cơ hội tiếp cận lớn cho doanh nghiệp.
Quảng cáo “Khám phá” không xuất hiện trong mục Khám phá hoặc các kênh chủ đề
Chỉ hiển thị sau khi người dùng nhấp vào ảnh hoặc video từ mục “Khám phá”. Do nội dung “Khám phá” liên tục thay đổi, quảng cáo sẽ xuất hiện cùng nội dung thịnh hành và phù hợp văn hóa.
Hình thức này sử dụng hình ảnh và video. Bạn không cần thiết kế nội dung hoàn toàn mới, mà có thể sử dụng lại nội dung đã đăng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian triển khai chiến dịch Instagram.
Đọc thêm: Marketing thời trang: 5 bí quyết làm chủ cuộc chơi trên Instagram
4. Cách chạy quảng cáo Instagram
Để tạo quảng cáo Instagram, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai cách sau:
4.1. Sử dụng Instagram để chạy quảng cáo Instagram
Đây là cách đơn giản và nhanh chóng để tạo quảng cáo Instagram cho doanh nghiệp.
Chỉ cần chọn một bài đăng đã có trên tài khoản Instagram của mình, sau đó nhấn vào nút “Quảng bá” và điền vào các thông tin cần thiết như mục tiêu, đối tượng, ngân sách và thời gian quảng cáo. Doanh nghiệp có thể xem trước hiển thị trước khi xuất bản.
4.2. Sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook
Đây là cách chi tiết và linh hoạt hơn để tạo quảng cáo Instagram. Doanh nghiệp cần kết nối tài khoản Instagram của mình với trình quản lý quảng cáo của Facebook, sau đó chọn “Instagram” làm kênh quảng cáo khi tạo chiến dịch quảng cáo.
Chọn một mục tiêu quảng cáo có sẵn của Facebook. Sau đó thiết lập thông số: đối tượng, vị trí, ngân sách và lịch trình quảng cáo. Ngoài ra, cũng có thể chọn một trong các định dạng quảng cáo Instagram đã nêu ở trên, sau đó thiết kế nội dung và giao diện cho quảng cáo.
5. Tối ưu nội dung chạy quảng cáo Instagram
Để tối ưu quảng cáo Instagram, doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố sau:
5.1. Mục tiêu chạy quảng cáo Instagram
Xác định mục tiêu quảng cáo để phục vụ cho công cụ đo lường.
Ví dụ:
Tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượt truy cập website, tăng lượt mua hàng, tăng lượt đăng ký hoặc tăng lượt tải xuống. Mục tiêu quảng cáo sẽ ảnh hưởng đến việc chọn đối tượng, định dạng, nội dung và nút gọi hành động cho quảng cáo.
5.2. Đối tượng
Nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu. Từ đó lựa chọn người dùng tiềm năng cho sản phẩm dịch vụ. Sử dụng công cụ Targeting của Facebook để thiết lập: độ tuổi, giới tính, vị trí, ngôn ngữ, sở thích, hành,v.v.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các tính năng như khán giả tương tự (lookalike audience) hoặc khán giả tùy chỉnh (custom audience) để mở rộng đối tượng quảng cáo của mình.
5.3. Định dạng chạy quảng cáo Instagram
Doanh nghiệp cần chọn định dạng quảng cáo phù hợp với mục tiêu, đối tượng và nội dung của chiến dịch quảng cáo. Có thể tham khảo các loại quảng cáo Instagram đã nêu ở trên để chọn ra loại quảng cáo hấp dẫn và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tuân thủ yêu cầu kỹ thuật về kích thước, độ phân giải, tỷ lệ khung hình và thời lượng.
5.4. Thiết kế giao diện chạy quảng cáo Instagram
Doanh nghiệp cần thiết kế nội dung và giao diện quảng cáo hấp dẫn để thu hút sự chú ý và kích thích hành động của người dùng. Bằng cách sử dụng các hình ảnh và video chất lượng cao, có màu sắc và ánh sáng tốt, có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình.
Ngoài ra, cũng cần viết các văn bản ngắn gọn, rõ ràng, có tính thuyết phục và có chứa các từ khóa liên quan. Doanh nghiệp cũng cần chọn một nút gọi hành động phù hợp với mục tiêu quảng cáo, ví dụ như “Mua ngay”, “Tải xuống”, “Đăng ký” hoặc “Tìm hiểu thêm”.
5.5. Điều chỉnh và theo dõi hiệu quả chạy quảng cáo Instagram
Doanh nghiệp cần điều chỉnh và theo dõi hiệu quả quảng cáo để cải thiện kết quả và tối ưu ngân sách. Có thể sử dụng các công cụ phân tích của Facebook để xem các chỉ số quan trọng như số lượt xem, số lượt nhấp, số lượt chuyển đổi, chi phí mỗi kết quả, tỷ lệ nhấp và nhiều hơn nữa.
Doanh nghiệp cũng có thể so sánh các phiên bản quảng cáo khác nhau để xem phiên bản nào có hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, cũng cần thử nghiệm và thay đổi các yếu tố như đối tượng, định dạng, nội dung và nút gọi hành động để tìm ra cách tối ưu nhất cho chiến dịch quảng cáo.
Đọc thêm: Threads Instagram: Những cập nhật mới nhất bạn cần biết
Chạy quảng cáo Instagram: Kết luận
Chạy quảng cáo Instagram là một trong những hình thức quảng cáo hiệu quả nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng cường nhận diện thương hiệu, tăng tương tác và chuyển đổi, đo lường và tối ưu hiệu quả.
Để tạo quảng cáo Instagram thành công, doanh nghiệp cần chọn mục tiêu, đối tượng, định dạng, nội dung và giao diện phù hợp, sau đó sử dụng ứng dụng Instagram hoặc trình quản lý quảng cáo của Facebook để thiết lập và xuất bản quảng cáo. Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh và theo dõi hiệu quả quảng cáo để cải thiện kết quả và tối ưu ngân sách.