Business Proposal là gì? Tất tần tật về Business Proposal
Business Proposal là gì? Business Proposal gồm những nội dung nào? Cần lưu điều gì để triển khai hiệu quả? Tìm hiểu chi tiết về Business Proposal.
1. Business Proposal là gì?
Business Proposal là tài liệu đề xuất kế hoạch về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. Nó hoàn toàn khác với bản hồ sơ doanh nghiệp hay chiến lược kinh doanh thông thường.
Trong kinh doanh, loại tài liệu này được xem như bản phác thảo đề xuất kế hoạch của bên thực hiện với bên cộng tác. Gồm các đề xuất chi tiết về: sản phẩm dịch vụ cung cấp, chi phí thực thi dự án và những ước tính mục tiêu.
Đọc thêm: Proposal là gì? Hướng dẫn chi tiết cách viết Proposal cho người mới bắt đầu
Một mục đích sử dụng Business Proposal khác là: huy động vốn từ nhà đầu tư, cam kết hợp đồng từ khách hàng và xác nhận hợp tác từ các bên liên quan.
1.1. Vai trò của Business Proposal
Vạch ra các mục đích và mục tiêu của một dự án, đồng thời đưa ra một kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó.
Chức năng:
- Tài liệu hóa các kế hoạch và dự đoán thực tế.
- Thu hút khách hàng mới và kinh doanh mới.
- Thu hút các nhà đầu tư để tài trợ.
- Phác thảo cấu trúc bổ sung cho tăng trưởng.
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu của mô hình kinh doanh hiện tại.
- Giới thiệu các mô hình định giá mới và các số liệu có liên quan khác.
1.2. Đối tượng sử dụng Business Proposal
- Doanh nghiệp: Cần đề xuất các dự án mới hoặc đề xuất hợp tác.
- Chính phủ: sử dụng để mời thầu dự án hoặc thu hút đầu tư.
- Tổ chức phi chính phủ: đề xuất các dự án và thu hút tài trợ.
- Cá nhân: đề xuất các dự án kinh doanh độc lập hoặc tìm kiếm các đối tác đầu tư.
2. Cấu trúc Business Proposal
2.1. Tiêu đề Business Proposal
Là phần bắt buộc cần có trong mỗi bản business proposal.
Tiêu đề và mục lục là tổng quan đề xuất. Có thể thêm: thời gian bắt đầu đề xuất, địa chỉ, thông tin liên hệ, logo và tên của khách hàng.
Trang đầu không nên quá dài, tránh gây nhàm chán và lạc đề. Đoạn mở đầu nên ngắn gọn và tóm tắt nội dung chính. Hãy đảm bảo nội dung ngắn gọn và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
2.2. Mục lục Business Proposal
Mục lục sẽ cho phép đối tác biết chính xác các thành phần của đề xuất. Giúp họ: dễ đọc, chọn lọc thông tin nhanh chóng, tránh mất thời gian tìm kiếm gây lúng túng.
Nếu gửi Business Proposal online, hãy thêm các liên kết vào mục lục. Để chuyển đổi giữa các phần khác nhau dễ đọc hơn.
2.3. Tóm tắt Business Proposal
Điều mà mọi khách hàng, đối tác mong đợi khi chọn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ chính là những lợi ích mà họ sẽ nhận được sau khi sử dụng sản phẩm.
Thông thường, ít khách hàng có thể kiên nhẫn đọc một bản Business Proposal vì nó quá dài và chứa nhiều nội dung.
Vì vậy cần có một bản tóm tắt để khách hàng và đối tác có ấn tượng đầu tiên về lợi ích. Nêu chính xác lý do gửi đề xuất kinh doanh. Đồng thời chứng minh giải pháp đề ra là tốt nhất cho khách hàng.
Bản tóm tắt có các phần chính sau:
Mục tiêu
Đề nghị cho biết các mục tiêu tài chính và phi tài chính của dự án: doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sản xuất,v.v.
- Nêu thực trạng, vấn đề
Đây là nơi doanh nghiệp cung cấp một bản tóm tắt về vấn đề ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp cho họ thấy rằng doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của họ và vấn đề họ cần trợ giúp.
2.4. Giải pháp đề xuất
Sau khi nhìn thấy những vấn đề mà doanh nghiệp cũng như của khách hàng đang gặp phải.
Bước này sẽ là nơi doanh nghiệp tìm kiếm và đề xuất những giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất được mô tả trong bản Business Proposal để giải quyết vấn đề này.
- Xác thực và các chứng nhận chuyên môn
Khách hàng thường lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của các công ty uy tín, được đánh giá cao và đạt nhiều giải thưởng. Đây sẽ là những yếu tố đầu tiên chứng minh rằng công ty có thể giải quyết vấn đề. giải quyết vấn đề của họ.
Có thể bạn thích: Branding Agency là gì? tầm quan trọng của Branding
- Chi phí dự kiến: Phần hai bên thương lượng giá cả đến khi đồng chấp thuận.
- Điều khoản và điều kiện hợp tác: Tóm tắt những tiêu chuẩn doanh nghiệp và khách hàng cần thực hiện nếu chấp nhận đề xuất của doanh nghiệp.
- Chữ ký và xác minh hiệu lực, thể hiện sự đồng thuận.
- Kết luận của Business Proposal.
3. Phân loại Business Proposal
Demo – Các đề xuất không chính thức
Ví dụ:
Công ty A biết được rằng khách hàng và quan tâm đến sản phẩm của công ty A. Công ty A trao đổi với khách hàng để hiểu chi tiết: chất lượng sản phẩm, vận chuyển, giá cả. Khách hàng không bắt buộc phải trả lời đề nghị.
Final – Đề xuất chính thức
Khách hàng biết những gì họ cần. Sẵn sàng đặt hàng và kiểm tra kỹ các điều khoản trước khi thanh toán. Lúc này, sẽ có bản đề xuất kinh doanh bao gồm: tên mặt hàng, giá cả, chi tiết giao hàng,v.v.
4. Cách viết Business Proposal cho doanh nghiệp
- Phân tích khách hàng.
Doanh nghiệp cần tìm ra người mà doanh nghiệp muốn đề xuất hợp tác kinh doanh. Vì cần phải biết khó khăn của họ là gì, kỳ vọng của họ là gì, triết lý của họ là gì, tiểu sử của họ như thế nào.
- Phác thảo dàn ý business proposal.
- Thu thập dữ liệu và chuẩn bị nguồn lực.
- Dự thảo.
- Chỉnh sửa business proposal lần cuối.
Lưu ý
- Đối tượng nhận và đặt câu hỏi.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp.
- Sử dụng hình ảnh và đồ họa hấp dẫn.
- Kiểm tra lỗi và đảm bảo chính xác trong dữ liệu.
Khi đưa ra giải pháp hay sản phẩm cần chỉ rõ đặc điểm của chúng là gì? Lợi ích dành cho người tiêu dùng cuối cùng là gì? Doanh nghiệp đạt được gì? Mô tả chi tiết thông tin được đề cập. Làm nổi bật ưu thế và nội dung khách hàng quan tâm.
Một đề xuất tốt là cam kết với khách hàng, nhà tài trợ và đối tác về tính khả thi của dự án. Đồng thời, là sự khẳng định chất lượng dịch vụ và các phẩm chất kinh doanh của đội ngũ cung cấp giải pháp.