Brand Guideline là gì? Sai lầm khi xây dựng Brand Guideline

Brand Guideline là gì? Sai lầm khi xây dựng Brand Guideline

Brand Guideline là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu nhất quán. Từ đó ghi lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu chi tiết về brand guideline, cách xây dựng một bộ brand guideline “chuẩn” và phân tích những sai lầm phổ biến cần tránh. 

1. Brand Guideline là gì?

Brand Guideline là bộ quy tắc giúp doanh nghiệp định hình, duy trì và phát triển hình ảnh thương hiệu một cách nhất quán. Nó bao gồm hướng dẫn về logo, màu sắc, font chữ, giọng điệu thương hiệu và cách sử dụng trên các nền tảng truyền thông. 

Mục tiêu của brand guideline là đảm bảo mọi hoạt động truyền thông đều thể hiện đúng “chất” riêng của thương hiệu.

2. Vì sao doanh nghiệp cần Brand Guideline?

2.1. Giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu ở mọi điểm chạm

Hẳn là không hiếm khi bạn nghe thấy khách hàng thảo luận những câu chuyện đại loại như: “Có phải cái hãng nến thơm mà làm lọ bằng xi măng đúng không?”, “Có phải cái quán trà sữa mà xì tai kinh dị đấy không?” Đó chính là sức mạnh của brand guideline.

Việc có một logo cố định, màu sắc chủ đạo, một lối kể chuyện riêng biệt sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được một vị trí bền vững trong lòng khách hàng. Cũng như truyền tải được một câu chuyện thương hiệu trọn vẹn cảm xúc, làm nổi bật bản sắc, điểm khác biệt và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Ngoài ra, một thương hiệu có hình ảnh chuyên nghiệp và thống nhất sẽ dễ dàng tạo dựng lòng tin với khách hàng, từ đó nhanh chóng tăng nhận thức thương hiệu. 

Tìm hiểu thêm về Nhận thức thương hiệu tại: Brand Awareness: Lời khuyên định hình chiến lược từ chuyên gia

2.2. Dẫn lối cho các chiến dịch truyền thông

Brand Guideline rõ ràng, nhất quán và chất lượng là nền tảng vững chắc để lên ý tưởng và phát triển các chiến dịch truyền thông. Doanh nghiệp sẽ không cần phải “loay hoay” tiêu tốn thời gian và công sức để thay đổi “màu sắc” liên tục.

Thay vào đó, nhãn hàng có thể áp dụng chiến lược truyền thông lặp lại, đồng bộ, đúng hướng, từ đó tăng độ nhận diện, liên tục “xâm chiếm” tâm trí khách hàng. 

Khi khách hàng mục tiêu của bạn chỉ cần nhìn thấy màu sắc đó, slogan đó, font chữ đó, hình ảnh đó là nhớ ngay đến thương hiệu của bạn thì coi như là bạn đã hoàn toàn thành công. 

2.3. Nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm thời gian đào tạo đội ngũ nhân sự

Nhờ có một bộ Brand Guideline rõ ràng và chi tiết về cách sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ thương hiệu, công việc của đội ngũ nhân sự từ đó đơn giản hơn, nhân viên dễ dàng áp dụng, triển khai và đo lường hiệu quả các chiến dịch.

Ngoài ra, Brand Guideline cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc đào tạo nhân sự mới hoặc thuê ngoài một Agency. Thay vì phải mất vài tiếng đồng hồ để bàn về câu chuyện thương hiệu, giải thích về nhãn hàng, doanh nghiệp chỉ cần gửi toàn bộ Brand Guideline và giải thích những điểm quan trọng. 

3. Hướng dẫn xây dựng Brand Guideline bài bản

3.1. Xác  định giá trị cốt lõi và cá tính thương hiệu

Trước khi xây dựng brand guideline, doanh nghiệp cần xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của mình. Một thương hiệu có phong cách trang trọng sẽ khác hoàn toàn với một thương hiệu trẻ trung, sáng tạo. Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình và điều chỉnh cá tính thương hiệu sao cho phù hợp với họ.

3.2. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

3.2.1. Thiết kế logo và quy chuẩn thương hiệu

Logo là yếu tố quan trọng nhất của bộ nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp cần quy định chi tiết về cách sử dụng logo trên các nền tảng khác nhau như website, mạng xã hội, in ấn… Quy chuẩn về kích thước, khoảng cách an toàn và cách sử dụng logo trên nền sáng/tối cũng cần được làm rõ.

3.2.2. Chọn bảng màu thương hiệu

Bảng màu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đồng nhất của thương hiệu. Doanh nghiệp cần chọn màu sắc chính và màu phụ giúp thương hiệu nổi bật và dễ nhận diện, đồng thời đảm bảo bảng màu này được ứng dụng đồng nhất trong các tài liệu truyền thông, website và quảng cáo.

3.2.3. Font chữ và phong cách thiết kế hình ảnh

Lựa chọn kiểu chữ phù hợp với cá tính thương hiệu giúp tạo nên sự chuyên nghiệp và dễ nhận diện. Doanh nghiệp nên quy định rõ font chữ cho tiêu đề, nội dung chính và các văn bản phụ.

3.3. Định hình giọng điệu và nội dung thương hiệu

Giọng điệu thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp tạo nên bản sắc riêng biệt. Một thương hiệu có tone of voice thân thiện khác hẳn so với một thương hiệu chuyên nghiệp hay sáng tạo.

Doanh nghiệp cần xây dựng hướng dẫn chi tiết về cách viết nội dung cho website, blog, email marketing và mạng xã hội để đảm bảo sự nhất quán.

3.4. Triển khai và áp dụng brand guideline

Brand guideline cần được phổ biến đến toàn bộ đội ngũ nội bộ và giám sát chặt chẽ trong quá trình áp dụng trên các kênh truyền thông. Việc này sec giúp phát hiện các sai sót và điều chỉnh kịp thời. 

4. Những sai lầm thường gặp khi xây dựng Brand Guideline

4.1. Không hiểu rõ khách hàng mục tiêu khi xây dựng brand guideline

Sai lầm phổ biến nhất là không nghiên cứu kỹ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này dẫn đến việc chọn phong cách thiết kế và giọng điệu không phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu, gây khó khăn trong việc tiếp cận và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

4.2. Thiếu cẩn trọng khi thay đổi

Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu là một quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận và sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi thay đổi nhận diện mà không có chiến lược truyền thông đi kèm, dẫn đến sự bối rối cho khách hàng và giảm lòng tin vào thương hiệu. 

Để tránh tình trạng này, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng và triển khai chiến dịch truyền thông hợp lý trước khi chính thức thay đổi.

Case study: GAP (2010) – Thay đổi logo thất bại

Năm 2010, GAP đã quyết định thay đổi logo nhằm làm mới thương hiệu. Tuy nhiên, họ không tiến hành nghiên cứu kỹ phản ứng của khách hàng trước khi triển khai.

Sự thay đổi đột ngột này khiến khách hàng cảm thấy thương hiệu mất đi sự quen thuộc và không còn bản sắc riêng. Kết quả là chỉ sau 6 ngày, GAP buộc phải quay lại logo cũ do phản ứng tiêu cực từ công chúng. 

Bài học rút ra là bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu đều cần có chiến lược truyền thông rõ ràng và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

4.3. Bộ brand guideline quá chung chung, thiếu chi tiết

Một bộ brand guideline hiệu quả không chỉ đơn thuần là một tài liệu liệt kê logo, màu sắc và font chữ, mà còn cần có định hướng rõ ràng về cách áp dụng các yếu tố này trong thực tế.

Nếu brand guideline quá chung chung, không cung cấp đủ thông tin chi tiết, nhân viên và đối tác có thể hiểu sai hoặc áp dụng không nhất quán, dẫn đến sự mâu thuẫn trong hình ảnh thương hiệu. 

Case study: Pepsi (2008) – Rebranding thiếu định hướng

Năm 2008, Pepsi đã đầu tư 1 triệu USD vào việc thay đổi logo nhưng không truyền tải được giá trị thương hiệu. Logo mới bị đánh giá là thiếu sáng tạo và không tạo được sự khác biệt đáng kể so với đối thủ.

Kết quả là Pepsi không đạt được sự tăng trưởng như kỳ vọng và phải điều chỉnh chiến lược thương hiệu. Điều này cho thấy brand guideline cần có định hướng rõ ràng để đảm bảo thương hiệu không mất đi bản sắc.

Xem thêm tại: Behind The Brand: The evolution of the Pepsi logo

4.4. Không cập nhật brand guideline theo thời gian

Một bộ brand guideline không nên là một tài liệu tĩnh mà cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Nếu không, thương hiệu có thể trở nên lỗi thời và mất đi sự hấp dẫn với khách hàng.

Case study: Burberry (trước 2000) – Từng bị gắn mác “cổ lỗ sĩ” trước khi rebranding thành thương hiệu cao cấp

Trước năm 2000, Burberry bị coi là thương hiệu lỗi thời với hình ảnh gắn liền với tầng lớp lao động phổ thông. Sau khi thay đổi toàn diện, thương hiệu đã lấy lại vị thế cao cấp và trở thành biểu tượng thời trang hàng đầu thế giới.

Xem thêm tại: Họa tiết caro Burberry chìm nổi trong làng mốt

4.5. Áp dụng brand guideline quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt

Brand guideline cần có sự linh hoạt để thích ứng với các xu hướng mới mà không làm mất đi bản sắc thương hiệu.

5. Cách khắc phục và cải thiện brand guideline hiệu quả

5.1. Định kỳ rà soát và cập nhật brand guideline

Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá lại brand guideline để đảm bảo nó luôn phù hợp với xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng.

5.2. Đào tạo nhân sự về cách sử dụng đúng brand guideline

Việc đào tạo đội ngũ nhân sự về cách áp dụng brand guideline là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu.

5.3. Ứng dụng công cụ AI hỗ trợ quản lý và xây dựng thương hiệu

Các công cụ AI có thể giúp tự động hóa quá trình thiết kế, kiểm tra tính nhất quán của thương hiệu và đề xuất cải tiến hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Xây dựng thương hiệu bằng 12 công cụ AI thông minh nhất

Lời kết

Brand Guideline đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự nhất quán của thương hiệu. Doanh nghiệp cần tránh những sai lầm phổ biến và cập nhật brand guideline thường xuyên để phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds