Báo cáo thị trường mỹ phẩm: Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam

Báo cáo thị trường mỹ phẩm: Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam

Báo cáo thị trường mỹ phẩm hiện nay có gì nổi bật? Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào? Những xu thế trên thị trường mỹ phẩm ngày nay ra sao? Cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết này!

1. Tổng quan: Báo cáo thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Năm 2022, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD (Theo Mintel).

Theo Statista:

Tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%. Từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm 2022.

Phần lớn các cửa hàng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thị trường được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, tăng trưởng tốt.

Theo VIRAC:

Thị trường Mỹ phẩm & chăm sóc cá nhân của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng với các yếu tố:

  • Thu nhập người tiêu dùng Việt năm 2023 có xu hướng trở lại mức bình thường. Dự báo chi tiêu cho mỹ phẩm tăng trong thời gian tới. Đây sẽ là dấu hiệu tích cực cho ngành mỹ phẩm tại Việt Nam
  • Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông xã hội đã tạo xu hướng tiêu dùng ngành mỹ phẩm mới tại VIệt Nam

Theo khảo sát khác:

93% phụ nữ từ 25 – 32 tuổi sử dụng sản phẩm chăm sóc da thường xuyên.

Họ mua mỹ phẩm ở chủ yếu ba kênh: cửa hàng của thương hiệu, chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & sắc đẹp và trang thương mại điện tử. Số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm là 436.000 đồng mỗi tháng.

Báo cáo thị trường mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Tiêu dùng cho sản phẩm, dịch vụ làm đẹp hiện trở thành khoản chi cố định. Và có xu hướng ngày càng gia tăng, trở thành nhu cầu thiết yếu của các gia đình.

2. Báo cáo thị trường mỹ phẩm về Nhu cầu sử dụng sản phẩm

2.1. Báo cáo thị trường mỹ phẩm về nhu cầu theo độ tuổi

Báo cáo thị trường mỹ phẩm

Chi phí trung bình một tháng cho sản phẩm làm đẹp của các nhóm tuổi:

  • 25 -32 tuổi: 700.000VNĐ
  • 33-39 tuổi: 610.000VNĐ
  • 40 tuổi trở lên: 590.000VNĐ

Như vậy, độ tuổi từ 25-32 là nhóm khách hàng tiềm năng nhất bởi tần suất sử dụng sản phẩm và chi phí cho chăm sóc sắc đẹp đều đúng đầu.

2.2. Báo cáo thị trường mỹ phẩm về nhu cầu theo thu nhập

Báo cáo thị trường mỹ phẩm

Qua báo cáo nghiên cứu thị trường mỹ phẩm Việt Nam, ta có thể thấy người tiêu dùng có thu nhập càng cao thì chi càng nhiều cho mỹ phẩm. Đây là 1 tín hiệu tốt cho thị trường.

3. Một số kênh phân phối mỹ phẩm phổ biến

3.1. Cửa hàng bán lẻ

Các cửa hàng bán lẻ truyền thống như siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng dược phẩm và cửa hàng mỹ phẩm chuyên dụng,v.v.

Đây là những nơi phân phối mỹ phẩm phổ biến. Khách hàng có thể mua mỹ phẩm trực tiếp tại các cửa hàng này và được tư vấn bởi nhân viên bán hàng.

3.2. Sàn thương mại điện tử

Nền tảng mua sắm trực tuyến như Amazon, Shopee,v.v. và website chuyên về mỹ phẩm là kênh phân phối ngày càng phát triển.

Khách hàng có thể tìm kiếm và mua mỹ phẩm trực tuyến. Chúng thường có đánh giá và bình luận từ người dùng khác để tham khảo.

Thương mại điện tử đang có tốc độ phát triển “chóng mặt”. 44% người tiêu dùng ở nhóm 25 – 32 tuổi chọn mua sản phẩm trên kênh online.

3.3. Kênh trực tiếp từ nhà sản xuất

Một số công ty mỹ phẩm có thể bán sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất thông qua các kênh bán hàng trực tuyến trên trang web của họ hoặc qua các cửa hàng cửa hàng có sẵn.

Kênh phân phối trực tiếp của thương hiệu đang dẫn đầu về mức độ tiếp cận với người tiêu dùng.

3.4. Kênh TV mua sắm

Một số công ty mỹ phẩm sử dụng các kênh TV mua sắm để quảng bá và bán sản phẩm của họ.

Khách hàng có thể xem các đoạn quảng cáo mỹ phẩm trên TV và mua sản phẩm qua các số điện thoại hoặc trang web được cung cấp trong quảng cáo.

4. Báo cáo thị trường mỹ phẩm: 6 xu hướng chủ đạo

4.1. Những chủ đề “cấm kỵ”

Người tiêu dùng dần thoải mái hơn với một số vấn đề mà ngày trước được cho là “cấm kỵ”. Doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp cũng phản ánh được phần nào các xu hướng này.

Một số xu hướng được nhiều người tiêu dùng chú ý trong thời gian gần đây như: mụn trứng cá, mỹ phẩm dành cho nam giới, lão hoá (đặc biệt là thời kỳ mãn kinh), sức khỏe sinh lý,v.v. Đặc biệt là sản phẩm dành cho thời kỳ mãn kinh.

Gen X dần bước vào độ tuổi mãn kinh và họ sẵn sàng nói lên nhu cầu của mình. Da và tóc thay đổi theo tuổi tác. Vì vậy, các sản phẩm dành cho da và tóc lão hoá xuất hiện ngày càng nhiều. Các sản phẩm đó vẫn luôn nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

4.2. Tính bền vững

Làm đẹp đang dần chuyển từ việc tập trung vào nguyên liệu sạch sang tính bền vững của sản phẩm. Bền vững trong suốt vòng đời của sản phẩm. Từ nguyên liệu đầu vào đến khi thải bỏ sản phẩm. Người tiêu dùng không chỉ xem xét bao bì sản phẩm được làm bằng gì mà còn xem chúng có thể tái chế được hay không.

Để bắt kịp xu thế này, các thương hiệu đang đặt tính bền vững lên hàng đầu. Trong hầu hết các sản phẩm, dịch vụ mới, người tiêu dùng đều có thể thấy được tính bền vững của chúng. Dù ít hay nhiều thì đều có lợi đối với môi trường.

Chẳng hạn, bảng mắt tái chế của Athr

Athr không sử dụng các vật liệu khó tái chế như gương hoặc nam châm. Phần vỏ hộp sản phẩm này được làm từ nhôm và giấy. Vì vậy, sau khi sử dụng xong, bạn chỉ cần tách riêng hai thứ ra và bỏ chúng vào thùng tái chế.

Báo cáo thị trường mỹ phẩm
Bảng mắt tái chế của Athr

4.3. Hạn mức chi tiêu

Khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng đã ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu của người tiêu dùng. Hơn 80% người tiêu dùng nhận thấy: giá cả sản phẩm làm đẹp tăng cao.

Kinh tế bất ổn, giá cả gia tăng khiến cho khả năng chi tiêu cùng như nhu cầu của khách hàng thay đổi. Có người có thể chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ làm đẹp, trong khi người khác có thể hạn chế ngân sách cho mục đích này.

Theo NIQ 2022 về dự định mức độ chi tiêu cho sản phẩm làm đẹp:

  • 24% người tiêu dùng dự định chi tiêu ít hơn.
  • 47% dự định chi tiêu như cũ
  • 29% dự định chi tiêu nhiều hơn.

Các công ty mỹ phẩm cần điều chỉnh sao cho phù hợp với ví tiền chung của người tiêu dùng.  Đồng thời cân nhắc đến hạng mục có thể đem lại rủi ro cao.

4.4. Những làn sóng của sự đổi mới

Năm 2022 là một năm trầm của thị trường mỹ phẩm. Số lượng sản phẩm ngành làm đẹp giảm 13% so với năm trước. Công ty tập trung vào những thách thức xung quanh các vấn đề về chuỗi cung ứng, lạm phát,v.v.

Vì vậy sự thay đổi và sáng tạo đã thị trường làm đẹp đã bị hạn chế. Bước sang năm 2023, xu thế này đang tiếp tục và có xu hướng gia tăng.

Tuy nhiên, điều này là tạo nên làn sóng mới mẻ cho thị trường mỹ phẩm. Với ít sự cạnh tranh hơn về không gian trưng bằng, đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm mới. Các doanh nghiệp muốn thương hiệu và sản phẩm của mình được người tiêu dùng đón nhận nên cân nhắc một số xu thế ngày nay.

Một số xu thế đang được quan tâm ngày càng nhiều như sản xuất bền vững, sự tin cậy (người nổi tiếng), tính cá nhân hoá hay tính toàn diện, nguyên liệu sạch,v.v.

4.5. Sức ảnh hưởng của thương hiệu nổi tiếng

Thương hiệu và danh tiếng của một công ty mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua của người tiêu dùng.

Chúng được xây dựng qua thời gian và được liên kết với chất lượng, sự đáng tin cậy và phong cách của sản phẩm. Một thương hiệu nổi tiếng và có danh tiếng tốt thường có sự ưu ái từ phía người tiêu dùng.

Thương hiệu nổi tiếng tạo ảnh hưởng lớn đến thị trường làm đẹp.

Doanh thu của các thương hiệu nổi tiếng tăng nhanh chóng. Theo một báo cáo thị trường mỹ phẩm cho thấy doanh thu của các thương hiệu làm đẹp nổi tiếng có tốc độ tăng trưởng năm 2022 là hơn 30% so với năm trước.

Tuy nhiên hiện nay có nhiều thương hiệu xuất hiện trên thị trường. Điều này khiến cho tốc độ ra mắt sản phẩm mới cũng sẽ tăng lên. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn nhưng cũng khiến họ trở nên khó tính. Họ tự đặt cho mình nhiều câu hỏi về mục đích ra mắt của những thương hiệu này.

Đọc thêm: Insight khách hàng cao cấp

4.6. Biến động về giá

Với lạm phát kéo dài và lo ngại về suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến lựa chọn chi tiêu của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng ngày càng trở nên không tin tưởng vào thương hiệu. Họ quyết định mua hàng dựa trên giá trị và chức năng mà sản phẩm cung cấp.

Các doanh nghiệp ngày càng khó nắm bắt được mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận đối với sản phẩm. Người tiêu dùng có thể mua collagen trị giá 5.000.000VNĐ, đồng thời sử dụng kem chống nắng bình dân hơn 100.000VNĐ.

Để thành công trong việc thu hút khách hàng, các thương hiệu và nhà bán lẻ mỹ phẩm phải trau dồi sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu và động lực cơ bản của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm làm đẹp.

Đọc thêm: Chiến lược Marketing mỹ phẩm

Báo cáo thị trường mỹ phẩm: Lời kết

Báo có thị trường mỹ phẩm cho thấy thị trường đang phát triển mạnh mẽ.

Đây là thị trường tiềm năng đáng được chú trọng. Điều cần làm là các doanh nghiệp hiểu được nhu cầu cũng như xu thế thị trường. Đồng thời cũng xây dựng cho mình chiến lược phù hợp với tình hình kinh tế bất ổn như ngày nay để có thể nắm bắt được người tiêu dùng.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds