Báo cáo thị trường giải khát 2024: Xu hướng, thách thức & cơ hội
Báo cáo thị trường giải khát. Đâu là xu hướng tiêu dùng, thách thức của ngành hàng cũng như tiềm năng khai thác doanh nghiệp cần chú ý? Cùng CleverAds tìm hiểu ngay trong báo cáo dưới đây.
1. Tổng quan báo cáo thị trường giải khát tại Việt Nam
1.1. Báo cáo thị trường giải khát 2023
Năm 2023 được đánh giá là một năm đầy biến động khi tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp trong nước.
Đối với thị trường giải khát phải chịu tác động từ cuộc xung đột Nga và Ukraine khiến nguyên liệu đầu vào tăng cao. Mặt khác, tình hình suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, dẫn đến nhu cầu sử dụng đồ uống giảm.
Khó khăn của thị trường giải khát
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành đồ uống giải khát Việt Nam vẫn vượt qua khó khăn với kết quả doanh thu đạt 8,25 tỷ USD trong riêng năm 2023 và dự kiến tới năm 2027 sẽ cán mốc 10 tỷ USD.
Phân khúc đồ uống không cồn chiếm tỷ trọng cao nhất ở mức khoảng 60%. Trong thị trường giải khát hiện nay, đây cũng là phân khúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Mặc dù thu nhập bình quân đầu người năm 2023 tăng so với các năm trước, nhưng lượng tiêu rượu bia, nước có ga, nước ngọt lại có dấu hiệu giảm.
Đọc thêm: Thị trường bánh trung thu: Khám phá xu hướng tiêu dùng 2024
Lý do xuất phát từ quy định nghiêm ngặt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng ngày càng nhận thức rõ hơn về tác hại của đồ uống có cồn, có ga hay nước ngọt chứa lượng đường cao.
1.2. Dự đoán báo cáo thị trường giải khát 2024
Thị trường giải khát năm 2024 được dự đoán tăng trưởng tích cực, cho thấy nhiều xu hướng quan trọng sẽ tiếp tục phát triển và thay đổi.
Nguyên nhân
Quá trình phục hồi của sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn và tham gia các hoạt động ngoài trời, dẫn đến xu hướng tiêu thụ đồ uống nhiều hơn, đặc biệt là vào mùa hè.
Hơn nữa, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát được dự đoán có dấu hiệu giảm cũng góp phần mở ra triển vọng phát triển cho ngành hàng này.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ.
Trong đó, độ tuổi trong nhóm 15 – 54 tuổi chiếm khoảng 63%, thu nhập của người dân gia tăng cùng tốc độ đô thị hóa cao. Từ đó dẫn đến gia tăng nhu cầu về các loại đồ uống, đặc biệt là phân khúc nước giải khát, nước uống tăng lực,v.v.
2. Xu hướng trong thị trường giải khát
2.1. Đồ uống không cồn/ít cồn
Trong thời đại hiện nay, giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Millennial và Gen Z, dần thay đổi nhận thức và có xu hướng lựa chọn lối sống lành mạnh, hướng tới việc giảm tiêu thụ rượu bia.
Các quy định về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng được triển khai nghiêm ngặt đã tác động đến việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.
Thay vào đó, loại đồ uống ít cồn hoặc không cồn ngày càng được ưa chuộng. Bởi nó vẫn mang lại cảm giác như một loại đồ uống có cồn nhưng không có nhược điểm liên quan, chẳng hạn như hạn chế khả năng lái xe hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tuy nhiên, phân khúc này đặt ra một thách thức lớn cho các thương hiệu trong việc điều hướng hành vi khách hàng giữa đồ uống có cồn với ít cồn/không cồn.
Trong trường hợp khách hàng không sử dụng rượu bia chứa cồn, thương hiệu vẫn cần đảm bảo họ lựa chọn đồ uống ít cồn hoặc không cồn từ thương hiệu của bạn thay vì các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
2.2. Nước giải khát không đường
Người tiêu dùng ngày càng nâng cao ý thức về sức khỏe, hạn chế tiêu thụ các sản phẩm đồ uống có đường và ưu tiên tìm kiếm các loại nước giải khát lành mạnh hơn.
Bởi thực phẩm và đồ uống, đặc biệt các loại đồ uống có hàm lượng đường cao là tác nhân chính gây ra tình trạng béo phì đáng báo động hiện nay.
Vì vậy, các thương hiệu trong thị trường giải khát đang dần đáp ứng sự thay đổi này bằng cách tập trung đầu tư sản xuất mặt hàng đồ uống ít đường hoặc không đường. Ví dụ điển hình như Coca-Cola Zero thay thế cho Coca-Cola Classic.
2.3. Báo cáo thị trường giải khát: Xu hướng về chức năng sản phẩm
Với mong muốn đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng đang có xu hướng tới đồ uống dinh dưỡng, vừa thỏa mãn hương vị vừa mang lại lợi ích.
Nhằm nắm bắt xu hướng này, các thương hiệu cũng bổ sung nhiều thành phần mới có chức năng vào trong sản phẩm của họ.
Một số loại đồ uống có lợi phổ biến trên thị trường giải khát hiện nay như:
-
- Đồ uống nguyên liệu tự nhiên: Nguồn gốc từ tự nhiên, không chứa chất bảo quản, màu hoặc hương liệu nhân tạo, thành phần hữu cơ như trà xanh, nước ép rau củ, nước trái cây,v.v.
- Đồ uống có lợi cho sức khỏe: Được bổ sung thêm các thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, hoặc các chất dinh dưỡng khác.
- Đồ uống tăng cường năng lượng: các loại nước uống chứa caffeine, taurine, và vitamin B giúp nạp năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo.
2.4. Bảo vệ môi trường
Người tiêu dùng giờ đây không chỉ chú trọng đến hương vị, chất lượng của sản phẩm giải khát mà còn quan tâm đến tính bền vững vì môi trường.
Họ ưu tiên lựa chọn sản phẩm có bao bì đóng gói tái chế, giảm thiểu chất thải và tiết kiệm năng lượng.
3. Báo cáo thị trường giải khát: Thách thức đối với thị trường giải khát Việt Nam
3.1. Chính sách & quy định khắt khe
Nhiều quy định ban hành nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng khi tham gia giao thông sau khi sử dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, điều này tác động trực tiếp tới sản lượng tiêu thụ và doanh thu của thị trường giải khát.
Theo đó, nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khi tham gia giao thông.
Mặt khác, thuế tiêu thụ đặc biệt liên tục tăng trong khi phân khúc đồ uống có cồn không được hưởng chính sách ưu đãi như giảm VAT 2%.
Đặc biệt, các doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm đóng góp một khoản phí bảo vệ môi trường để tái chế bao bì tính từ ngày 01/01/2024.
3.2. Nhu cầu tiêu dùng thay đổi
Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi từng ngày. Họ có xu hướng muốn trải nghiệm những hương vị mới lạ và độc đáo, khác biệt với những gì đã tồn tại trước đó.
Đơn cử như mong muốn tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu cá nhân. Các doanh nghiệp nước giải khát có thể cung cấp cho người tiêu dùng tùy chỉnh hương vị, độ ngọt, và thành phần theo sở thích riêng của họ.
Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường: Chi tiết quy trình thực hiện
Bên cạnh đó, người tiêu dùng không chỉ yêu cầu chất lượng đồ uống đảm bảo mà còn mang lại trải nghiệm thú vị và gây ấn tượng.
3.3. Cạnh tranh gay gắt
Sự tham gia của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước khiến thị trường giải khát Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh hơn bao giờ hết.
Có thể thấy, doanh nghiệp ngoại thắng thế gần như tuyệt đối trong phân khúc nước giải khát có ga, điển hình như Coca-Cola, Pepsi, v.v.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nội địa có thể tìm ra thị trường ngách bằng cách phát triển lợi thế các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên và có lợi cho sức khỏe.
4. Cơ hội phát triển thị trường giải khát Việt Nam
4.1. Khí hậu thuận lợi
Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại trái cây và thảo dược, như chanh, cam, bưởi, dứa, dứa,v.v. Điều này tạo cơ hội cho việc bổ sung các nguyên liệu tự nhiên trong thành phần nước giải khát, làm tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam và văn hóa ăn uống rất đa dạng thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng nước giải khát. Đặc biệt là giới trẻ, đối tượng không ngần ngại thử những hương vị mới.
4.2. Thương mại điện tử
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ đó mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh số bán hàng.
Cung cấp các kênh bán hàng và công cụ quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên trang,v.v. Điều này giúp tăng độ nhận diện sản phẩm và thương hiệu đến với người tiêu dùng.
Đọc thêm: Social Commerce: Cơ hội phát triển hiệu quả kinh doanh (mới)
4.3. Công nghệ
Ngày nay, công nghệ tác động mạnh mẽ đến quá trình nghiên cứu, sản xuất và phát triển sản phẩm nước giải khát. Ví dụ, công nghệ sinh học và hóa học được áp dụng để chiết xuất các chất dinh dưỡng từ thảo mộc, trái cây, và rau củ bổ sung vào đồ uống.
Công nghệ đóng gói tiên tiến vừa giúp bảo quản sản phẩm vừa vẫn giữ nguyên hương vị và chất lượng trong thời gian dài. Vật liệu mới thân thiện với môi trường như nhựa sinh học, giấy tái chế, và vật liệu phân hủy sinh học góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
5. Báo cáo thị trường giải khát: Lời kết
Năm 2024 được dự đoán khôi phục và phát triển kinh tế ngành sau nhiều năm biến động đầy thách thức.
Tuy nhiên, báo cáo thị trường giải khát 2024 cũng cho thấy xu hướng của người tiêu dùng đang không ngừng thay đổi. Các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, từ đó đẩy mạnh phát triển.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!