Báo cáo doanh thu: Các thành phần và lưu ý cho doanh nghiệp

Báo cáo doanh thu: Các thành phần và lưu ý cho doanh nghiệp

Báo cáo doanh thu là gì? Trong báo cáo doanh thu có những thành phần nào? Chúng ta cần lưu ý điều gì khi đọc báo cáo doanh thu? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Báo cáo doanh thu là gì?

Doanh thu là số tiền được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thường được tính bằng giá bán trung bình nhân với số lượng đơn vị đã bán. Có nhiều cách khác nhau để tính doanh thu, tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng. 

Báo cáo doanh thu là một văn bản hành chính

Trong đó trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng, chi nhánh, doanh nghiệp một khoảng thời gian nhất định. Nó xác định số lượng doanh thu được tạo ra. Bên cạnh đó là chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo, cũng như kết quả lãi hoặc lỗ ròng. Vì thế các số liệu trong báo cáo doanh thu cần chính xác tuyệt đối. 

2. Các công thức trong báo cáo doanh thu

Công thức và cách tính doanh thu sẽ khác nhau giữa các công ty, các ngành và lĩnh vực. Một công ty dịch vụ sẽ có công thức khác với công ty bán lẻ. Trong khi một công ty không chấp nhận trả lại hàng có thể có cách tính khác với các công ty chấp nhận hoàn trả. 

Net Revenue = (Số lượng bán * Đơn giá) – Chiết khấu – Hàng trả lại

Tuy nhiên công thức này vẫn còn hạn chế. Ví dụ: Với một công ty có nhiều dòng sản phẩm với mức giá khác nhau như Apple có Macbook, Iphone, Ipad,..v.v. Công thức chỉ nên áp dụng cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiếp sau đó mới cộng lại với nhau để có được tổng doanh thu của công ty. Điều này sẽ tốn nhiều thời gian và đôi khi xảy ra trường hợp sai sót hoặc thiếu hụt sản phẩm.

Ví dụ: Báo cáo doanh thu Microsoft

Microsoft là doanh nghiệp sản xuất phần mềm số 1 thế giới với tổng tài sản lên đến 254,84 tỷ USD. Tự hào có một dòng sản phẩm đa dạng đóng góp nhiều loại doanh thu. Công ty xác định hoạt động kinh doanh của mình gồm các lĩnh vực chính sau:

  • Năng suất và Quy trình kinh doanh: Sản phẩm văn phòng (thương mại và tiêu dùng), LinkedIn, sản phẩm Dynamics
  • Đám mây thông minh: Sản phẩm máy chủ và dịch vụ đám mây
  • Máy tính cá nhân khác: Windows OEM, Windows Commercial, Xbox, Surface.

báo cáo doanh thu

Báo cáo doanh thu Quý 3,2022 của Microsoft.

Theo báo cáo trên, Microsoft đạt 49,36 tỷ đô la trong quý 3 năm 2022. Theo yêu cầu, báo cáo doanh thu của Microsoft bao gồm doanh thu từ sản phẩm, doanh thu từ dịch vụ và doanh thu khác. Microsoft làm rõ thêm các nguồn doanh thu của mình trong các báo cáo bổ sung. Doanh thu 49,36 tỷ đô la kiếm được trong quý 3 năm 2022 từ 3 lĩnh vực kinh doanh chính:

báo cáo doanh thu

Báo cáo phân khúc doanh thu Quý 3,2022 của Microsoft.

3. Các thành phần trong Báo cáo doanh thu

3.1. Thông tin trong báo cáo doanh thu

Trong báo cáo doanh thu, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản. Đó là quốc hiệu, tiêu ngữ, tên báo cáo, thời gian, địa điểm thiết lập văn bản. Cùng các thông tin chi tiết của người lập báo cáo, người tiếp nhận báo cáo, nội dung báo cáo và chữ ký của những người có trách nhiệm. 

Thông tin được cung cấp trong báo cáo cần đảm bảo tính chính xác cao. Ngoài ra, tránh tuyệt đối tình trạng gian lận, khai báo sai lệch thông tin, dữ liệu. Tùy vào mục đích, yêu cầu mà người báo cáo sẽ lựa chọn mẫu báo cáo doanh thu phù hợp. Báo cáo phải cung cấp đầy đủ các thông tin và nội dung quan trọng. Qua đó có thể đánh giá được tình hình kinh doanh cũng như hoạt động của công ty.

3.2. Dữ liệu Báo cáo doanh thu

Một báo cáo doanh thu có thể bao gồm các chỉ số cơ bản sau:

Doanh thu (Revenue)

Toàn bộ số tiền nhận được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ của công ty mang lại. Đây là con số đầu tiên doanh nghiệp thu được từ công việc kinh doanh khi chưa trừ đi các chi phí.

Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold)

Là toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán liên quan đến quá trình bán hàng. Quá trình này bao gồm giá vốn hàng xuất kho, cho phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan. Từ việc sản xuất và bán sản phẩm hoặc các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Đây là sự chênh lệch giữa doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán. Dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp có thể xác định mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Qua đó đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Bí quyết tăng doanh số cho doanh nghiệp

Chi phí hoạt động (Operating expenses)

Là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của công ty. Ngoài ra, không phải là chi phí của hàng bán. Đây là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu thông qua các hoạt động kinh doanh thông thường. Trong đó bao gồm tiền thuê nhà, thiết bị, chi phí tồn kho, chi phí tiếp thị, lương nhân viên. Thêm vào đó là biến phí cấp bậc, quỹ được phân bổ cho nghiên cứu và phát triển.

Thu nhập 

Được tính bằng công thức doanh thu trừ chi phí hàng bán và chi phí hoạt động. Chỉ số này dùng để đo lường lợi nhuận, thua lỗ trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. 

Thu nhập/chi phí khác 

Chỉ số này dùng để tính thu nhập ròng. Chỉ số cần điều chỉnh để tính thu nhập lãi, chi phí, chi phí thuế thu nhập cũng như các khoản khác. 

Lợi nhuận

Được tính bằng doanh thu trừ đi tất cả các chi phí để xác định lãi lỗ trong từng thời điểm, từng sản phẩm,… Đây là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp

Đọc thêm:

4. Lưu ý: Đọc Báo cáo doanh thu

Báo cáo doanh thu là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cửa hàng. Đây là một trong những nội dung thể hiện được rõ nhất tình hình phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, để có cái nhìn khách quan và chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi đọc báo cáo doanh thu cần chú ý những vấn đề sau:

4.1. Đọc thông tin các chỉ tiêu

Khi đọc bảng Báo cáo doanh thu, nhà quản trị cần xem xét các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đầu tiên là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế để xác định doanh nghiệp lãi hay lỗ và số tiền là bao nhiêu. Tiếp theo, chúng ta xem tiếp các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí. Từ đó xác định lợi nhuận của từng hoạt động. Trong đó, ta cần chú trọng tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

4.2. Chú ý đến mức độ rủi ro 

Khi nhìn vào chỉ tiêu báo cáo doanh thu thì đầu tiên các bạn cần nhìn là mức độ rủi ro của doanh nghiệp, sau đó mới xem xét lợi nhuận. Một công ty mà có biên lợi nhuận gộp thấp (10-12%) thường kéo theo rủi ro lớn về thị phần. Nếu như đối thủ cạnh tranh tăng chiết khấu lên, hạ giá thành xuống. Dẫn đến doanh nghiệp mà có biên lợi nhuận gộp thấp sẽ dễ mất thị phần của mình.

4.3. Phân tích lợi nhuận báo cáo doanh thu

Ta cần xem xét đến chất lượng lợi nhuận, xem lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính hay đến từ hoạt động khác. Từ đó đánh giá lợi nhuận có bền vững không. 

Lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận bền vững của doanh nghiệp. Nếu tổng lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp cao, đạt hoặc vượt kế hoạch. Tuy nhiên nguồn lợi nhuận lại không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Mà xuất phát từ hoạt động đầu tư tài chính hoặc hoạt động khác. Đây cũng là một rủi ro lớn yêu cầu doanh nghiệp cần có kế hoạch giải quyết. Bên cạnh đó, ta cần tính toán lợi nhuận trước thuế và lãi vay hoặc chi phí vay để xác định rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

4.4. Đánh giá các chỉ tiêu

Khi đọc báo cáo doanh thu, nhà quản trị có thể phân tích sâu hơn cơ cấu, tỷ trọng và sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí. Qua đó nhìn ra được nguyên nhân doanh thu tăng hoặc giảm, xem xét tỷ lệ tăng chi phí ở đâu cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Cuối cùng đưa ra những giải pháp, phương hướng phù hợp trong tương lai.

4.5. Đọc báo cáo doanh thu kết hợp với các báo cáo kinh doanh khác

Để có thể nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần kết hợp báo cáo doanh thu cùng với các loại báo cáo khác như: các loại báo cáo tổng hợp phân tích chuyên sâu, chi tiết hơn về doanh thu, chi phí như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán,v.v.

Theo đó, hãy phân tích các chỉ tiêu, tỷ trọng các loại chi phí so với doanh thu, biến động chi phí, doanh thu,… để có thể đưa ra những quyết định, chiến lược đúng đắn, kịp thời

Ngoài ra, việc đọc phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng hoạt động nhà quản trị có thể dự báo được xu hướng biến động của doanh thu, chi phí cũng như các hoạt động của doanh nghiệp.

Kết luận

Báo cáo doanh thu là một trong những báo cáo quan trong trong các loại báo cáo tài chính, kế toán của công ty. Nhà quản trị là người chịu trách đưa ra những quyết định quan trọng cho doanh nghiệp. Đọc được Báo cáo doanh thu kết hợp cùng với các báo các khác sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị công ty đưa ra được quyết định đúng đắn hơn, phù hợp hơn với tình hình của công ty.

Việc lựa chọn một phần mềm làm công cụ hỗ trợ có thể giúp cho việc thực hiện các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bạn trở nên thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều!

Nếu doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại website cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds