Affiliate Marketing: Cập nhật mới nhất dành cho nhà tiếp thị

Affiliate Marketing: Cập nhật mới nhất dành cho nhà tiếp thị

Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ và mạng xã hội hiện nay, Affiliate Marketing đang dần trở thành một hình thức marketing phổ biến và có thể tăng cao doanh thu, vượt xa những hình thức quảng cáo online khác.

Nếu muốn cập nhật thông tin mới nhất về hình thức marketing này, bài viết sau đây dành cho các nhà tiếp thị trong doanh nghiệp muốn làm Affiliate Marketing, bao gồm cách đăng ký tài khoản và những lỗi sai cần lưu ý để tránh mắc phải khi bắt đầu.

1. Affiliate Marketing là gì?

1.1. Định nghĩa về Affiliate Marketing 

Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị thông qua trung gian, khách hàng và nhà cung cấp sẽ được kết nối qua những nhà phân phối. Những nhà phân phối trung gian này sẽ được nhận một khoản hoa hồng mỗi khi có người click vào đường link liên kết sản phẩm mà họ đăng tải.

Khi làm Affiliate Marketing, những nhà phân phối có thể quảng bá sản phẩm cho nhiều công ty khác nhau, nhận tiền hoa hồng mà không bị ràng buộc với bất kỳ doanh nghiệp cụ thể nào.

Affiliate Marketing đang rất phổ biến trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nhất là Shopee và Facebook.

Hầu hết những bài đăng từ các fanpage lớn trên Facebook đều sẽ gắn link sản phẩm Shopee với một câu nói bỏ ngỏ nhằm kích thích sự tò mò của người đọc để họ click vào đường link liên kết. Ngoài ra còn một cách phổ biến nữa là livestream về sản phẩm và gắn link trực tiếp vào cho những người có hứng thú với sản phẩm đó.

Đây là một cơ hội nghề nghiệp không giới hạn độ tuổi, giới tính nên bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tác của những nhà phân phối, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ.

1.2. Các loại tính giá Affiliate Marketing

Affiliate Marketing

Tính giá trên mỗi hành động (CPC)

Với mỗi lượt click vào đường link liên kết của nhà cung cấp, những người làm Affiliate Marketing sẽ nhận được một khoản hoa hồng theo như những thỏa thuận trước đó. Đây là hình thức tính giá đơn giản và phổ biến nhất của Affiliate Marketing.

Tính giá trên mỗi lượt mua hàng (CPS)

Với mỗi đơn hàng được chốt đơn thành công qua link giới thiệu, doanh nghiệp sẽ trả phí định kỳ theo phần trăm doanh thu tương ứng với những đơn hàng đó.

Tính giá trên mỗi khách hàng tiềm năng (PPA)

Với mỗi thao tác của khách hàng được hoàn thành qua link giới thiệu như điền đơn đăng ký, để lại thông tin cá nhân hay hoàn thành khảo sát, những người làm Affiliate Marketing sẽ nhận được khoản phí tương ứng với mỗi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

1.3. Ưu điểm của Affiliate Marketing

Không cần làm nội dung

Với Affiliate Marketing, các nhãn hàng không cần phải lên ý tưởng cho nội dung quảng cáo sản phẩm. Những nhà sáng tạo nội dung tham gia hợp tác sẽ làm điều đó. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp cũng nên đưa ra những gợi ý nội dung để có thể phối hợp tạo ra những nội dung tốt nhất, phù hợp nhất cho sản phẩm.

Dễ dàng tìm kiếm người hợp tác

Không có yêu cầu đặc biệt nào cho những người tham gia làm Affiliate Marketing như kỹ năng bán hàng hoặc tư vấn, chăm sóc khách hàng. Ai cũng có thể tham gia và tạo cho mình một tài khoản rồi bắt đầu ngay lập tức vì tất cả những gì cần làm là lôi kéo mọi người ấn vào đường link giới thiệu, đem sản phẩm đến với thật nhiều khách hàng.

Do đó, doanh nghiệp sẽ có vô vàn sự lựa chọn.

Nền tảng đa dạng

Tốc độ phát triển của công nghệ thông tin đang ngày càng tăng và các sàn thương mại điện tử cũng như mạng xã hội cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ nên có rất nhiều sự lựa chọn. Việc làm Affiliate Marketing trên nhiều nền tảng cũng sẽ giúp Marketer mở rộng các nhóm đối tượng mua hàng.

Hình thức thanh toán tiện lợi

Các khoản phí hoa hồng thanh toán cho những nhà sáng tạo nội dung được sẽ được tính bằng các công cụ đo lường và thanh toán trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của họ qua phần mềm của nền tảng rất nhanh gọn và thuận tiện.

1.4. Nhược điểm của Affiliate Marketing

Có nguy cơ gây ấn tượng xấu

Khi lựa chọn đối tượng để hợp tác cần cân nhắc kỹ để tránh những nguy cơ tiềm ẩn. Nếu nhà sáng tạo nội dung doanh nghiệp lựa chọn có ấn tượng không tốt trong mắt khách hàng thì sản phẩm và nhãn hàng sẽ bị lây ảnh hưởng xấu. Một số trường hợp nặng còn bị tẩy chay và làm giảm doanh thu trầm trọng.

Hạn chế từ khoá

Hiện nay có vài chương trình Affiliate bị hạn chế, không cho phép marketing qua email hoặc làm quảng cáo PPC với một số từ khóa nhất định.

Doanh thu thụ động

Doanh nghiệp không thể kiểm soát được sẽ có bao nhiêu người ấn vào và thao tác trên link nên việc này phụ thuộc vào may mắn. Việc duy nhất có thể làm là đảm bảo nội dung của những nhà sáng tạo nội dung đang hợp tác luôn hấp dẫn, làm nổi bật được sản phẩm để không mất đi những lượng khách hàng quen thuộc.

2. Cách đăng ký quản lý Affiliate Marketing

Affiliate Marketing

Cách 1: Mua và cài đặt phần mềm Affiliates Management System

  • Truy cập link Codecanyon.
  • Chọn Add to cart hoặc Buy now.
  • Nhập thông tin cá nhân và thông tin thẻ thanh toán quốc tế (Visa hoặc MasterCard). Nếu chưa có tài khoản Codecanyon thì nên tạo luôn để thuận tiện cho những giao dịch sau.
  • Giải nén bộ mã phần mềm vừa mua và sử dụng các trình soạn thảo PHP để cài đặt.

Cách 2: Quản lý Affiliate Marketing bằng Opencart

Bước 1: Truy cập link

  • Truy cập link https://tenwebsite.com/index.php?route=affiliate/login (thay tenwebsite.com thành địa chỉ website của doanh nghiệp đã cài đặt sử dụng mã nguồn Opencart).

Bước 3: Tạo tài khoản cho nhà phân phối

  • Chọn Continue trong mục New Affiliate.
  • Điền thông tin của nhà phân phối tham gia chương trình. Thông tin thường được lấy qua email hoặc từ form đăng ký trên Affiliate page.

Bước 4: Thiết lập mức hoa hồng

  • Trong Payment Details, người dùng sẽ điền mức hoa hồng, mã số thuế và các phương thức thanh toán.
  • Ấn lưu thông tin ở góc phải trên cùng.

Bước 5: Quản lý thông tin

  • Vào trang Dashboard cho admin. Tại đây có tất cả những thông tin cần thiết cho việc quản lý các nhà phân phối như tổng doanh thu, tổng đơn hàng,…
  • Để xem báo cáo cụ thể từng nhà phân phối thì ấn vào Report – Marketing – Affiliate Activity.
  • Có thể ấn vào hình bút chì xanh dương để chỉnh sửa các thông tin liên quan đến nhà phân phối như thông tin cá nhân, chi tiết thanh toán,…

3. Affiliate Marketing cho nhà tiếp thị trong doanh nghiệp

Affiliate Marketing

3.1. Những kỹ năng Marketer cần có để làm Affiliate Marketing

Kỹ năng về công nghệ

Affiliate Marketing là hình thức marketing 100% online nên nhà tiếp thị cần có kiến thức cơ bản thành thạo sử dụng máy tính và các nền tảng mạng để có thể chủ động làm việc một cách dễ dàng và hiệu quả.

Kỹ năng nghiên cứu và chọn lọc

Thị trường Affiliate Marketing đang dần mở rộng và số lượng nhà sáng tạo nội dung là nhiều vô kể. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và sàng lọc kỹ để chọn ra những người phù hợp nhất với sản phẩm.

Nếu như nhà sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng lớn nhưng sản phẩm của doanh nghiệp không phù hợp với những nội dung thường thấy của họ thì hiệu quả mang lại cũng không thể cao được.

Kỹ năng giao tiếp

Khi làm Affiliate Marketing thì doanh nghiệp sẽ phải trao đổi với rất nhiều nhà sáng tạo nội dung để bàn chuyện hợp tác và cập nhật tình hình. Do đó, có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhà tiếp thị doanh nghiệp tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và phối hợp hiệu quả hơn trong quá trình quảng bá sản phẩm.

3.2. Xây dựng và phát triển trên nền tảng

Cập nhật sản phẩm thường xuyên

Sản phẩm cần được cập nhật thêm và đổi mới thường xuyên để tăng tính đa dạng. Tránh để tình trạng khách hàng vào xem chỉ luôn thấy những sản phẩm cũ lặp đi lặp lại.

Sàng lọc đối tác Affiliate Marketing định kỳ

Kiểm tra và sàng lọc những nhà sáng tạo nội dung để xem có nên hợp tác tiếp hay không. Những nội dung và sức ảnh hưởng của họ có thể phù hợp lúc ban đầu nhưng có thể một thời gian sau sẽ không còn như vậy nữa.

Luôn cập nhật các xu hướng

Những công việc liên quan đến Internet, mạng xã hội luôn bị tác động bởi các xu hướng truyền thông nên luôn phải cập nhật những xu hướng mới để tránh bị tụt hậu và bị đối thủ bỏ xa. Khi biết về các xu hướng mới, doanh nghiệp có thể thay đổi và phát triển sản phẩm hoặc đưa ra gợi ý cho các nhà sáng tạo nội dung đang hợp tác.

Đọc thêm: Content creator: Xu hướng sáng tạo nội dung số năm 2023

4. Những lỗi sai thường gặp khi làm Affiliate Marketing

4.1. Không cải thiện chất lượng sản phẩm

Những khách hàng hiện nay đang dần chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm. Khi doanh nghiệp chỉ chú trọng vào bán hàng theo số lượng mà không chú ý đến phát triển sản phẩm thì lượng khách hàng sẽ dần mất đi theo thời gian. 

4.2. Không miêu tả rõ về sản phẩm và dịch vụ

Việc thiếu hiểu biết về sản phẩm dẫn đến những nội dung nhà phân phối làm ra không hề có chiều sâu và thể hiện rõ sự mơ hồ khiến khách hàng không có hứng thú và dễ dàng bỏ qua.

4.3. Nghĩ rằng làm Affiliate Marketing quá đơn giản

Kiếm được tiền từ Affiliate Marketing không khó nhưng để phát tài từ nó là một chuyện không hề đơn giản. Các nhà tiếp thị cần nắm chắc kiến thức và các kỹ năng như Digital Marketing và quản lý nền tảng cũng như thông tin đối tác.

4.4. Ít trao đổi với những nhà sáng tạo nội dung

Việc trao đổi với những nhà phân phối về sản phẩm cũng như các vấn đề liên quan là rất cần thiết để giúp họ có cái nhìn đa chiều hơn về sản phẩm và từ đó tạo ra những nội dung quảng cáo chất lượng hơn.

5. Lời kết

Thông qua bài viết trên, CleverAds mong rằng có thể giúp nhà tiếp thị cập nhật thêm kiến thức cần thiết về Affiliate Marketing, cách đăng ký và những lưu ý khi bắt đầu để có thể biết thêm và thực hành Affiliate Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds