Marketing Du Lịch: Những xu hướng Marketing năm 2025

Marketing Du Lịch: Những xu hướng Marketing năm 2025

Marketing du lịch là gì? Ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ với sự trở lại mạnh mẽ của khách quốc tế.

Theo Google và Tổng cục Thống kê, lượng khách inbound tăng 39%, mang lại doanh thu khổng lồ cho các doanh nghiệp lữ hành

Bài viết này sẽ chia sẻ chiến lược marketing du lịch 2025, giúp doanh nghiệp bứt phá tăng trưởng từ thị trường quốc tế.

1. Marketing du lịch là gì?

Ngành du lịch đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và xu hướng tiêu dùng mới. Năm 2025, marketing du lịch sẽ tập trung vào cá nhân hóa, chuyển đổi số và nâng tầm trải nghiệm tự nhiên.

2. Hành vi tìm kiếm & đặt tour của khách quốc tế

Ngành du lịch đang trở thành trụ cột tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Với đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, lượng khách quốc tế tăng cao đã góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng hai con số.

Từ đầu 2024, lượt tìm kiếm từ khóa “visa vào Việt Nam” tăng 70%, phản ánh nhu cầu du lịch inbound sôi động.

Dự báo đến 2025, hơn 12 triệu lượt khách quốc tế cần thị thực, mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm và dịch vụ đón đầu làn sóng này.

Marketing Du Lịch

Đặc biệt, du lịch biển vẫn là xu hướng được ưa chuộng, nhất là với du khách châu Á.

Đây là cơ hội vàng để Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh bằng cách phát triển điểm đến ven biển và cá nhân hóa trải nghiệm theo từng thị trường.

Marketing Du Lịch

79% du khách tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng đi du lịch nhiều hơn, tập trung vào trải nghiệm và tiện lợi.

Marketing Du LịchDu khách chọn Việt Nam vì những trải nghiệm độc đáo về thiên nhiên, ẩm thực và hoạt động du lịch đêm sôi động

Marketing Du Lịch

YouTube là công cụ tìm kiếm du lịch hàng đầu, vượt qua cả Facebook hay Instagram.

  • Khách Âu, Mỹ, Úc: Thời gian lưu trú dài (12–14.5 ngày), ưa chuộng tour trọn gói cao cấp.
  • Khách Đông Nam Á & Ấn Độ: Thích được tư vấn trực tiếp, sử dụng Zalo, WhatsApp, Messenger để chat với doanh nghiệp du lịch.

3. Chiến Lược Marketing Du Lịch Hiệu Quả Trên Google

3.1. Tiếp Cận Hiệu Quả Nhóm Khách Du Lịch Cao Cấp Đến Từ Châu Âu (Pháp, Ý, Đức…)

Chiến lược dịch vụ: Khách từ Châu Âu thường quan tâm đến các tour du lịch cao cấp. Cần quảng bá tour trọn gói với các dịch vụ chất lượng cao.

Marketing Du Lịch

Tùy Chỉnh Ngôn Ngữ: Sử dụng landing page riêng biệt với ngôn ngữ đặc thù của từng quốc gia (tiếng Pháp, Ý, Đức, v.v.) để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Chiến lược quảng cáo:

  • Quảng Cáo Tìm Kiếm: Tận dụng các từ khóa dài và đặc trưng của các thị trường này.
  • PMax (Performance Max): Chạy chiến dịch trên nhiều nền tảng Google như Gmail, YouTube, Maps để mở rộng phạm vi tiếp cận.

Marketing Du Lịch

Mục tiêu: Đáp ứng thói quen tìm kiếm thông tin kỹ càng, ưu tiên đặt trước, và tương tác qua email.

3.2. Tiếp Cận Hiệu Quả Nhóm Khách Đông Nam Á (Thái, Indonesia, Malaysia…)

Chiến Lược Dịch Vụ: Khách Đông Nam Á thích các dịch vụ e-visa kết hợp tour du lịch. Cần chú trọng vào việc upsell dịch vụ tour sau khi khách đăng ký visa.

Marketing Du Lịch

Tùy Chỉnh Ngôn Ngữ: Ưu tiên sử dụng ngôn ngữ địa phương như tiếng Thái, Indonesia để tối đa hóa sự tương tác.

Phương Thức Tương Tác:

  • Chat Trực Tuyến (WhatsApp Ads): Khách hàng ở Đông Nam Á thường thích giao tiếp nhanh chóng, do đó cần sử dụng chat trực tiếp để tăng cường mối quan hệ và khả năng chuyển đổi.

Marketing Du Lịch

Chiến Lược Quảng Cáo:

Search with WhatsApp Ads: Sử dụng quảng cáo tìm kiếm kết hợp WhatsApp để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trò chuyện trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ.

Marketing Du Lịch

Mục tiêu: Phản hồi nhanh – tăng chuyển đổi qua tương tác trực tiếp và cá nhân hóa trải nghiệm.

3.3. Tiếp Cận Hiệu Quả Nhóm Khách Du Lịch Cao Cấp Đến Từ Ấn Độ

Chiến Lược Dịch Vụ: Khách Ấn Độ có xu hướng lựa chọn dịch vụ e-visatour du lịch kết hợp. Các chiến dịch quảng cáo cần tập trung vào việc upsell dịch vụ tour sau khi khách đăng ký visa.

Tùy Chỉnh Ngôn Ngữ: Đảm bảo tiếng Anhtiếng Hindi là ngôn ngữ ưu tiên trong chiến dịch quảng cáo.

Phương Thức Tương Tác: Cung cấp các tùy chọn thanh toán trực tuyến để khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch mà không gặp rào cản ngôn ngữ.

Chiến Lược Quảng Cáo:

  • E-commerce Travel: Triển khai chiến lược E-commerce Travel giúp khách hàng dễ dàng thanh toán và đặt tour trực tuyến.

Marketing Du Lịch

  • Smart Bidding: Áp dụng chiến lược Smart Bidding để tối ưu hóa giá trị khách hàng trong quá trình quảng cáo.

Mục tiêu: Tối đa hóa chuyển đổi qua mô hình bán hàng đa bước: visa → tour → dịch vụ trải nghiệm.

3.4. Tiếp Cận Hiệu Quả Nhóm Khách Du Lịch Cao Cấp Đến Từ Khách Mỹ, Canada, Úc

Chiến Lược Dịch Vụ: Khách từ Mỹ, Canada và Úc có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ du lịch cao cấptour trọn gói. Đảm bảo các dịch vụ này được giới thiệu rõ ràng trong các chiến dịch quảng cáo.

Marketing Du Lịch

Marketing Du Lịch

Tùy Chỉnh Ngôn Ngữ: Tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh để phục vụ tốt nhất nhóm khách này.

Chiến Lược Quảng Cáo:

  • E-commerce Travel: Áp dụng mô hình E-commerce Travel giúp khách hàng dễ dàng thanh toán trực tuyến và đặt tour ngay lập tức.

Marketing Du Lịch

  • Smart Bidding: Sử dụng Smart Bidding để tối ưu hóa chi phí quảng cáo và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
  • Search Ads: Tận dụng Quảng Cáo Tìm Kiếm để nhắm chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng từ Mỹ, Úc, và Canada.

Mục tiêu: Tăng chi tiêu mỗi khách hàng bằng quảng cáo thông minh và trải nghiệm trực tuyến liền mạch.

4. Chiến Lược Tiếp Thị Du Lịch Hiệu Quả Trên Google

Google Search:

Tận dụng từ khóa dài phù hợp với từng nhóm thị trường, kết hợp định dạng mới như Dynamic Search Ads (DSA) giúp tự động hóa và tăng độ phủ hiệu quả.

Performance Max (PMax):

Triển khai chiến dịch phủ toàn bộ hệ sinh thái Google như YouTube, Gmail, Display, Maps, tối ưu chuyển đổi cho từng mục tiêu cụ thể.

YouTube Video Ads:

Tạo nội dung video dạng review tour, vlog trải nghiệm theo từng quốc tịch để tăng độ tin cậy và truyền cảm hứng cho hành vi đặt tour.

Smart Bidding / Value-Based Bidding:

Áp dụng chiến lược đặt giá thầu theo giá trị khách hàng, tối ưu ngân sách quảng cáo – đặc biệt hiệu quả với nhóm khách chi tiêu cao như Mỹ, Úc, Châu Âu.

Landing Page:

Thiết kế trang đích riêng biệt cho từng thị trường: ngôn ngữ, hành vi người dùng, nội dung ưu đãi; đồng thời thử nghiệm A/B Testing để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Live Chat / WhatsApp / Zalo / Messenger:

Tích hợp các công cụ chat trực tiếp để hỗ trợ tư vấn và chốt đơn nhanh, đặc biệt phù hợp với nhóm khách từ Ấn Độ và Đông Nam Á, vốn ưa chuộng giao tiếp tức thời.

5. Kết luận:

Để tận dụng Năm Du lịch Quốc gia 2025, chiến lược thu hút khách inbound cần tập trung vào ba trụ cột: mở rộng thị trường, đa dạng hóa dịch vụ và tối ưu hóa Google.

Cá nhân hóa trải nghiệm theo quốc tịch, ứng dụng công cụ số và xây dựng hệ sinh thái dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp du lịch Việt Nam tăng trưởng bền vững và bứt phá doanh thu từ khách quốc tế.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing & Performance, liên hệ với CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds