Quảng cáo hiển thị: Giải pháp hiệu quả thu hút khách hàng trực tuyến

Quảng cáo hiển thị: Giải pháp hiệu quả thu hút khách hàng trực tuyến

Quảng cáo hiển thị (Display Advertising) đang dần chiếm vị trí quan trọng trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Là giải pháp hiệu quả thu hút khách hàng trực tuyến một cách chính xác nhất.

Bài viết dưới đây sẽ cho doanh nghiệp thấy rõ sự khác nhau giữa quảng cáo truyền thống và quảng cáo hiển thị. Gợi ý xu hướng quảng cáo hiển thị và chiến lược tối ưu.

1. Quảng cáo hiển thị là gì?

Trên thực tế chúng ta vẫn nhìn thấy các hình ảnh, video hoặc đồ họa trực quan được hiển thị trên các trang web, ứng dụng hoặc nền tảng mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người dùng.

Những quảng cáo xuất hiện dưới dạng banner, pop-up, hoặc các hình thức quảng cáo có thiết kế sáng tạo nhằm thúc đẩy nhận diện thương hiệu hoặc thu hút người dùng đến trang đích (landing page). Chúng đều là quảng cáo hiển thị.

1.1. So sánh quảng cáo hiển thị và quảng cáo truyền thống

Quảng cáo hiển thị và quảng cáo truyền thống có nhiều điểm khác biệt nổi bật về cách tiếp cận, phạm vi và hiệu quả trong các chiến dịch tiếp thị.

Nội dung Quảng cáo hiển thị Quảng cáo truyền thống

Phạm vi tiếp cận

– Được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến. Khả năng tiếp cận của quảng cáo hiển thị lớn, tiếp cận hàng triệu người dùng trên khắp thế giới thông qua các trang web, ứng dụng và mạng xã hội. 

– Nhắm mục tiêu khách hàng linh hoạt dựa trên nhân khẩu học, hành vi, sở thích,…

– Khả năng quốc tế hóa mạnh mẽ thông qua mạng lưới của Google.

– Phạm vi tiếp cận chủ yếu ở các khu vực địa lý cụ thể và phụ thuộc vào kênh truyền tải. Gồm các hình thức như: đài, báo chí, TV, biển quảng cáo ngoài trời,…

– Nhắm mục tiêu đại trà, không phân biệt độ tuổi hay sở thích cá nhân,…

– Cần phải có ngân sách lớn để tiếp cận quốc tế và các chiến dịch đa quốc gia.

Chi phí

– Linh hoạt về ngân sách, có thể điều chỉnh cho từng chiến dịch từ quy mô nhỏ đến lớn.

– Cách tính phí theo  CPC (Cost per Click), CPM (Cost per Mille – chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị) hoặc CPA (Cost per Acquisition).

– Người dùng chỉ phải trả tiền khi quảng cáo đạt được mục tiêu cụ thể, như nhấp chuột hoặc lượt hiển thị, giúp tối ưu hóa ngân sách.

– Thường có chi phí cao hơn, đặc biệt là quảng cáo TV và báo chí, đòi hỏi ngân sách lớn để phát sóng hoặc xuất bản.

– Khó đo lường chính xác hiệu quả và tính toán ROI (Return on Investment). Thường là kết thúc chiến dịch mới đo lường được, khó khăn trong việc điều chỉnh.

– Doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí lớn dù không đảm bảo được việc người xem có chú ý đến quảng cáo hay không.

Đo lường và phân tích hiệu quả

– Dễ dàng theo dõi và đo lường các chỉ số như số lần hiển thị, lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), và ROI nhờ vào các công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics.

– Tối ưu hóa chiến dịch theo thời gian thực, điều chỉnh ngân sách, nội dung và đối tượng mục tiêu.

– Khó khăn trong việc đo lường chính xác hiệu quả. Các chỉ số như số lượt xem quảng cáo trên TV, số lượt nghe trên radio hay số người thấy biển quảng cáo ngoài trời thường được ước tính dựa trên thống kê chung, không phản ánh cụ thể hành vi cá nhân.

– Không thể theo dõi hiệu quả tức thì, việc đo lường thường mất nhiều thời gian và không cho phép điều chỉnh nhanh chóng.

Tương tác

– Cho phép người dùng tương tác trực tiếp, như nhấp vào quảng cáo, xem video, hoặc tải xuống nội dung. Điều này giúp thúc đẩy hành động cụ thể như mua hàng hoặc đăng ký.

– Hiệu ứng tương tác cao hơn với các định dạng quảng cáo đa phương tiện (video, ảnh động, âm thanh).

– Tính tương tác hầu như không có, vì người dùng chỉ nhận thông tin một chiều.

– Gắn kết người dùng thấp hơn vì nội dung quảng cáo truyền thống thường không cá nhân hóa.

Thời gian sản xuất

– Tạo và phân phối nhanh chóng, dễ dàng thay đổi nội dung hoặc thông điệp quảng cáo ngay cả khi chiến dịch đang diễn ra.

– Linh hoạt về thời gian hiển thị và tần suất, có thể hiển thị quảng cáo theo giờ giấc phù hợp với thói quen người dùng.

– Thời gian chuẩn bị lâu hơn, từ việc sản xuất nội dung đến việc phân phối (ví dụ: sản xuất video quảng cáo TV mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng).

– Khó thay đổi nội dung sau khi chiến dịch đã bắt đầu, đặc biệt là với quảng cáo in ấn và TV.

Nhìn chung

Quảng cáo hiển thị thích hợp cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận và nhắm mục tiêu một cách chính xác, có khả năng tối ưu hóa và theo dõi chi tiết hiệu quả của chiến dịch.

Còn quảng cáo truyền thống phù hợp cho các chiến dịch lớn với mục tiêu xây dựng nhận diện thương hiệu rộng rãi trong một khu vực địa lý cụ thể, nhưng đòi hỏi ngân sách lớn và khó theo dõi hiệu quả chính xác.

Các doanh nghiệp cần phải phụ thuộc vào mục tiêu, ngân sách và đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới để lựa chọn loại hình quảng cáo phù hợp.

quảng-cáo-hiển-thị-2

1.2. Mục tiêu của quảng cáo hiển thị

Quảng cáo hiển thị là một phần quan trọng của các chiến dịch marketing trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng ở giai đoạn đầu của phễu mua hàng (awareness stage), là công cụ tuyệt vời để tăng cường nhận diện thương hiệu và khuyến khích khách hàng tương tác.

Quảng cáo hiển thị có thể giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu tới:

  • Nhân khẩu học: Tuổi, giới tính, sở thích
  • Hành vi: Thông qua lượt tìm kiếm của người dùng hoặc các trang web có nội dung liên quan tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Remarketing: Số lượng người dùng truy cập vào trang web của doanh nghiệp thông qua lượt view, tương tác,..

2. Xu hướng quảng cáo hiển thị

Xu hướng quảng cáo hiển thị trong năm 2024, với sự phát triển của đa phương tiệncông nghệ tương tác, sẽ tiếp tục định hình cách thức doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng.

Điều quan trọng là doanh nghiệp phải duy trì tính sáng tạo, tuân thủ quy định về quyền riêng tư và biết cách đo lường hiệu quả để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình trong môi trường kỹ thuật số phức tạp ngày nay.

2.1. Các hình thức

  • Banner Ads: Các quảng cáo nằm trên hoặc bên cạnh nội dung trang web.
  • Pop-up Ads: Các quảng cáo bật lên khi người dùng truy cập trang web.
  • Rich Media Ads: Các quảng cáo tương tác có thể bao gồm âm thanh, video hoặc hiệu ứng động.
  • Video Ads: Quảng cáo dưới dạng video, thường được hiển thị trên các nền tảng như YouTube hoặc trong các trang web có nội dung video.

Doanh nghiệp có thể đọc thêm về quảng cáo Banner, ngoài ra quảng cáo dưới dạng video trên nền tảng Youtube.

Quảng cáo Banner

2.2. Chỉ số quan trọng của quảng cáo hiển thị

Các quảng cáo hiển thị hoạt động dựa trên các chỉ số:

  • Impressions: Số lần quảng cáo được hiển thị.
  • CTR (Click-through Rate): Tỷ lệ nhấp chuột so với số lần quảng cáo hiển thị.
  • Conversions: Số lượng người dùng thực hiện hành động sau khi nhấp vào quảng cáo.
  • Bounce Rate: Tỷ lệ người dùng rời khỏi trang mà không tương tác gì sau khi nhấp vào quảng cáo.

Và doanh nghiệp cũng nên lưu ý về cách tính phí để biết phải chuẩn bị ngân sách chi tiêu hợp lý:

  • CPM (Cost per Mille): Chi phí trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC (Cost per Click): Chi phí trả mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo.
  • CPA (Cost per Acquisition): Chi phí trả khi người dùng hoàn thành một hành động cụ thể (đăng ký, mua hàng, v.v.).

3. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo hiển thị

Ưu điểm:

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu 
  • Linh hoạt về mặt thiết kế và hình thức 
  • Nhắm mục tiêu chính sắc và sâu hơn

Nhược điểm:

  • Dễ bị bỏ qua hoặc người dùng có thể dùng các công cụ chặn quảng cáo.
  • Chi phí quảng cáo cao nếu không được chi tiêu hợp lý, khiến cho doanh nghiệp không ưng ý với những mục tiêu đã đặt ra.

Tối ưu hóa quảng cáo hiển thị

Chọn định dạng quảng cáo phù hợp:

Bước đầu để tối ưu hóa quảng cáo hiển thị, Marketer nên lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ định quảng cáo của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa landing page

Landing page là điểm cuối của chiến dịch mà doanh nghiệp hướng đến vì vậy, Marketer hãy đảm bảo rằng trang đích tương thích với thông điệp quảng cáo đã đặt ra từ trước để sự chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.

Kiểm tra và điều chỉnh

Đây là bước quan trọng và hầu như trong mọi chiến dịch doanh nghiệp không nên bỏ qua việc theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các công cụ Marketing uy tín nhất để theo dõi các chỉ số đo lường, cải thiện hiệu suất các bài viết, thông điệp,..

4. Case Study

Một ví dụ điển hình, thành công trong quảng cáo hiển thị là chiến dịch của Nike: Nike Air Max Day.

Chiến dịch được lên kế hoạch nhằm thúc đẩy doanh số vào dịp kỷ niệm Air Max Day và tăng cường nhận diện sản phẩm giày Nike Air Max.

Nike đã sử dụng quảng cáo hiển thị động

Để tiếp cận người tiêu dùng trên các trang web của cả đối tác và mạng xã hội bằng cách kết hợp hình ảnh chất lượng cao và video động, làm tăng sự tương tác và tạo cảm giác mới lạ, thu hút sự chú ý của người dùng ngay từ lần hiển thị đầu tiên.

Quảng cáo hiển thị được cá nhân hóa bằng cách kết  giúp cho các mẫu giày khác nhau được hiển thị dựa trên hành vi mua sắm và sở thích của người tiêu dùng.

Kết quả

Chiến dịch này đã gây ấn tượng tới người tiêu dùng là một thương hiệu thời trang thể thao hiện đại, năng động, trẻ trung, tăng mạnh doanh số bán hàng của dòng sản phẩm Air Max trong lễ kỷ niệm.

quảng-cáo-hiển-thị-1
Mẫu giày ấn tượng của Nike 2019: Air Max 720

“The newest member of the Air Max family delivers pure energy, with a show-stopping look and a powerful bounce. It also features our tallest-ever Nike Air cushion… for now.”

5. Lời kết

Quảng cáo hiển thị mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận các khách hàng tiềm năng trên quy mô lớn. Với các hình thức phong phú như quảng cáo video, quảng cáo banner, hình ảnh, sự tương tác và cá nhân hóa, nâng cao nhận thức thương hiệu và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.

Tuy nhiên, quảng cáo hiển thị cũng có nhược điểm riêng nên doanh nghiệp càng phải chú trọng hơn vào những chiến lược tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Lựa chọn những nội dung quảng cáo phù hợp và theo dõi, kiểm tra các chỉ số thường xuyên.

Đánh mạnh vào các xu hướng quảng cáo hiển thị trong năm 2024, giúp cải thiện hiệu suất quảng cáo mà còn tạo ra các chiến dịch hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh. Chúc doanh nghiệp thành công!

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds