Quảng cáo website: Hình thức quảng cáo hiệu quả cao cho doanh nghiệp
Quảng cáo website là các hoạt động tiếp thị trực tuyến giúp website của thương hiệu được biết đến nhiều hơn bởi khách hàng. Bằng việc quảng cáo website, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp và thúc đẩy chuyển đổi mua hàng từ các đối tượng mục tiêu.
Trong bài viết dưới đây, CleverAds sẽ gợi ý các hình thức quảng cáo website hiệu quả dành cho doanh nghiệp cũng như những lưu ý quan trọng cần lưu ý.
1. Tổng quan về quảng cáo website
1.1. Quảng cáo website là gì?
Trong bối cảnh thời đại số, website được coi là cửa hàng online 24/7 cũng như là “bộ mặt” của thương hiệu, nơi các doanh nghiệp có thể trưng bày chi tiết về sản phẩm dịch vụ và cung cấp các thông tin, kiến thức hữu ích tới khách hàng.
Vậy nên, quảng cáo website là hoạt động thiết yếu để thu hút người dùng ghé thăm gian hàng trực tuyến của thương hiệu. Từ đó, đối tượng mục tiêu có thể hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ thương hiệu và nâng cao khả năng thực hiện các hành động mà doanh nghiệp mong muốn như mua hàng, đăng ký, liên hệ tư vấn,v.v.
1.2. Tầm quan trọng của quảng cáo website
Nhìn chung, quảng cáo website mang lại những lợi ích sau dành cho doanh nghiệp:
- Nâng cao nhận diện thương hiệu
- Xây dựng uy tín doanh nghiệp
- Tạo lợi thế cạnh tranh
- Thúc đẩy doanh thu
2. Các hình thức quảng cáo website phổ biến
2.1. Quảng cáo website qua Google
Trên nền tảng Google, doanh nghiệp có thể triển khai quảng cáo website dưới hai hình thức gồm quảng cáo không mất phí và quảng cáo trả phí.
SEO
SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là hình thức quảng cáo website không trả phí phổ biến. Đây là hoạt động giúp cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tra cứu như Google, Cốc Cốc,v.v.
Khi làm SEO, doanh nghiệp cần triển khai các bài blog chất lượng chứa các từ khóa tìm kiếm tiềm năng. Những bài viết đạt tiêu chuẩn sẽ được Google ưu tiên hiển thị lên đầu trang kết quả tìm kiếm và có khả năng cao được người dùng nhấp vào xem.
Ví dụ cụ thể:
Khách hàng tìm kiếm: khóa học Marketing
Trang kết quả tìm kiếm: Tomorrow Marketer, Brand Camp, và học viện quản lý Pace là top 3 website có bài viết chuẩn SEO, liên quan đến từ khoá “khoá học Marketing” nên được Google ưu tiên để lên đầu mà không cần trả phí.
Tìm hiểu thêm: SEO tổng thể: Giải pháp tối ưu website cho doanh nghiệp
Quảng cáo Google tìm kiếm
Gần giống như SEO, quảng cáo website dưới hình thức Google tìm kiếm, giúp website của doanh nghiệp được nằm ở những vị trí ưu tiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần mất phí cho hình thức quảng cáo này.
Các website sử dụng quảng cáo tìm kiếm sẽ được nhận biết bằng cụm từ “được tài trợ”.
Quảng cáo Google Display
Google Display là quảng cáo trả phí, giúp doanh nghiệp quảng cáo website dưới dạng banner trên các nền tảng, ứng dụng liên kết với mạng lưới Google.
Ví dụ:
Quảng cáo website của Grab Express được hiển thị trên trang báo điện tử Vnexpress, khi khách hàng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được điều hướng đến website của Grab Express để tìm hiểu thêm về dịch vụ/sản phẩm.
Quảng cáo Google Shopping
Quảng cáo website dưới hình thức Google shopping trả phí, giúp doanh nghiệp trực tiếp cung cấp thông tin về sản phẩm như giá, mẫu mã, hình ảnh sản phẩm.
Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo sẽ được điều hướng đến gian hàng trực tuyến của thương hiệu.
Quảng cáo Google Gmail
Doanh nghiệp có thể quảng cáo website bằng cách gửi email đến hộp thư của khách hàng. Hình thức này thường được sử dụng khi khách hàng đã có nhận thức hoặc quan tâm đến thương hiệu.
Quảng cáo dưới dạng gmail sẽ có hình thức như một email thông thường và được nằm trong mục thẻ “quảng cáo”. Nếu nội dung đủ thu hút và thuyết phục, khách hàng sẽ nhấp vào quảng cáo và được điều hướng đến trang website của doanh nghiệp để tìm hiểu thêm.
2.2. Quảng cáo website qua Social Media
Quảng cáo qua Fanpage Facebook
Doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng truyền thông như Facebook để quảng cáo website, điều hướng các khách hàng trên Facebook truy cập website của thương hiệu.
Để tối ưu việc khách hàng ghé thăm Facebook thương hiệu đồng thời cũng sẽ tham quan website, doanh nghiệp có thể đính kèm liên kết website ở phần chân (footer) của các bài viết và gắn link website vào phần thông tin giới thiệu trên fanpage Facebook.
Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể chia sẻ lại các bài viết website hữu ích lên trang Facebook để gia tăng lượt người truy cập website.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo với mục tiêu gia tăng lượt truy cập website. Bằng cách này, website của thương hiệu sẽ được lan tỏa và tiếp cận tối đa chính xác khách hàng tiềm năng.
Bài viết website được chia sẻ lại trên Facebook
Ngoài ra, thương hiệu thực hiện tương tự các các thúc đẩy lượt truy cập website trên tại các nền tảng mạng xã hội khác như TikTok, Instagram, Zalo,v.v.
Seeding
Để quảng cáo website, doanh nghiệp có thể gia nhập các cộng đồng trên Facebook, nơi tập trung đến nhóm khách hàng quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể. Đây là nơi doanh nghiệp có thể giao lưu, chia sẻ những thông tin hữu ích tới khách hàng và khéo léo chèn thêm liên kết website để người đọc có thể tham khảo thêm.
Doanh nghiệp lưu ý khi quảng cáo website dưới hình thức seeding cần tương tác tự nhiên với khách hàng, tránh tình trạng quảng cáo quá lố và đặc biệt áp dụng chiến lược “cho đi trước nhận lại sau”.
2.3. Quảng cáo website qua bên thứ 3
Bài viết PR
Doanh nghiệp có thể hợp tác với các website, blog liên quan đến lĩnh vực mình đang làm nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và website của thương hiệu đến khán giả mục tiêu thông qua các nền tảng này.
Ví dụ:
Thương hiệu mỹ phẩm có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác với các blog làm đẹp để thực hiện các bài viết PR trên nền tảng của họ.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể liên hệ tới những KOL, người có ảnh hưởng trong lĩnh vực nhất định với mục tiêu hợp tác viết bài quảng cáo cho thương hiệu.
Đọc thêm: Những lưu ý để tạo ra mẫu bài PR hay và chất lượng | Advertising Vietnam
Affiliate Marketing
Quảng cáo website dưới hình thức affiliate marketing đa phần thường gắn liền với mục đích kinh doanh. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ hợp tác với các cá nhân hoặc website, và để họ quảng bá liên kết website thương hiệu trên nền tảng riêng.
Đổi lại, doanh nghiệp sẽ cần trả phí hoa hồng cho các affiliate marketer khi phát sinh doanh thu từ nguồn của họ.
3. Những lưu ý quan trọng khi triển khai quảng cáo website
3.1. Xác định đối tượng và mục tiêu rõ ràng
Bằng việc xác định mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp có thể xác định được các hoạt động và kênh tiếp thị phù hợp trong việc quảng cáo website.
Một số mục tiêu phổ biến khi triển khai các hoạt động quảng cáo dành cho website:
- Tăng nhận diện thương hiệu.
- Nâng cao thứ hạng website.
- Tăng lượng truy cập website.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng mục tiêu để hiểu rõ tâm lý hành vi của khách hàng trên từng nền tảng.
Đọc thêm: Khách hàng mục tiêu và Các cách xác định hiệu quả nhất
3.2. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website
Trải nghiệm người dùng khi đã truy cập website là yếu tố quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến toàn chiến dịch quảng cáo website.
Là tất cả những gì khách hàng cảm nhận khi tương tác với website của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đứng trên vai trò của khách hàng và chú trọng tối ưu các yếu tố như sau:
- Tốc độ tải trang website: Tốc độ mở website và điều hướng khách hàng, khi họ nhấp vào thông tin trên website.
- Thiết kế giao diện website: Bố cục sắp xếp các trường thông tin, phông chữ, màu sắc,v.v.
- Nội dung: sự chất lượng, tính hấp dẫn, cách trình bày,v.v.
- Tính năng: giỏ hàng, tìm kiếm, thanh toán,v.v.
- Dịch vụ khách hàng: các phương thức hỗ trợ khách hàng.
- Bảo mật và an toàn: khả năng bảo mật thông tin của khách hàng.
3.3. Liên tục đo lường và tối ưu
Để tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo website, doanh nghiệp cần theo dõi và đo lường các chỉ số trên từng giai đoạn, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp và mang lại kết quả tốt nhất cho toàn bộ dự án.
Một số chỉ số cơ bản:
- Số lượt nhấp (click): thể hiện khách hàng đã nhấp vào quảng cáo để được điều hướng tới website.
- Số lượt truy cập website (traffic): số người thực sự truy cập vào website.
- Tỉ lệ thoát trang (bounce rate): tỷ lệ người dùng rời khỏi website sau khi xem một trang.
- Chuyển đổi: khả năng khách hàng thực hiện hành động doanh nghiệp mong muốn (đặt hàng, đăng ký, liên hệ tư vấn,…).
Ví dụ về sự liên kết giữa các chỉ số:
- Lượng khách hàng nhấp vào quảng cáo cao nhưng số lượt truy cập website thực sự có sự chênh lệch đáng kể. Kết quả này có thể cho thấy khả năng tốc độ tải trang chậm, khiến khách hàng rời đi trước khi được điều hướng đến website
- Số lượng truy cập cao nhưng tỷ lệ thoát trang nhiều có thể thấy trải nghiệm trên website chưa đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng.
- Số lượng truy cập cao nhưng tỉ lệ chuyển đổi thấp có thể thấy nội dung chưa thực sự thuyết phục hoặc khách hàng vướng mắc về các vấn đề liên quan đến dịch vụ/sản phẩm như chi phí, chất lượng,v.v.
4. Quảng cáo website: Kết luận
Website như là gian hàng online của thương hiệu, là nơi khách hàng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi để tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp.
Ngoài ra, website còn là nền tảng thể hiện được sự uy tín thương hiệu, là nơi doanh nghiệp thể hiện khả năng, kiến thức liên quan qua các bài blog giá trị. Vậy nên, doanh nghiệp cần chú trọng triển khai các hoạt động quảng cáo website nhằm gia tăng nhận diện, tạo dựng niềm tin và thúc đẩy doanh số.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!