Copywriting – 8 lỗi cơ bản và cách khắc phục

Copywriting – 8 lỗi cơ bản và cách khắc phục

Đâu là những sai lầm cơ bản trong copywriting? Cách khắc phục sẽ là gì? 

Copywriting là hoạt động viết các bài viết phục vụ mục đích quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Với vai trò truyền tải trực tiếp các thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng, chỉ một sai sót nho nhỏ trong nội dung copywriting cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 

Cùng CleverAds tìm hiểu ngay 8 sai lầm cơ bản trong copywriting và cách khắc phục nhé! 

 copywriting

Lỗi copywriting #1: Không có insight 

Việc viết một bài viết mà bản thân thấy có vẻ hấp dẫn là điều dễ dàng với bất kì copywriter nào. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cho sự “hấp dẫn” của bạn và của người tiêu dùng không hề giống nhau. 

Do đó, điều quan trọng nhất cần thực hiện trước khi bắt tay vào viết một nội dung copywriting là nghiên cứu, xác định đúng insight của công chúng mục tiêu mà bài viết của bạn hướng tới. 

Lỗi copywriting #2: Bỏ quên từ khóa 

Một ngày, một người trung bình lướt qua hơn 900m độ dài nội dung trên mạng xã hội. Tốc độ tiêu thụ nội dung nhanh chóng khiến người tiêu dùng sẽ chỉ tập trung vào những nội dung đủ thu hút, hay nói cách khác, là có đúng từ khóa mà họ đang tìm kiếm. 

Do đó, copywriter nên làm nổi bật từ khóa ngay trong dòng đầu tiên của nội dung copywriting, đồng thời nên tập trung vào hoạt động SEO (tối ưu hóa kết quả tìm kiếm) trên các nền tảng Internet mà doanh nghiệp hoạt động. 

Lỗi copywriting #3: Sai chính tả, cấu trúc ngữ pháp 

Song song với việc ngày càng tiêu thụ nhiều thông tin, người tiêu dùng cũng ngày càng khó tính hơn trong việc đánh giá các nội dung mình đọc được. Mắc những lỗi sai cơ bản thế này sẽ khiến người tiêu dùng có cái nhìn xấu về sự chuyên nghiệp của thương hiệu. 

Trước khi xuất bản nội dụng, copywriter nên kiểm tra thật kỹ bài đăng của mình để tránh những sai sót không đáng có gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nhé! 

Lỗi #4: Thiếu sự nhất quán về nội dung trên một nền tảng 

Nay dùng màu xanh, mai lại dùng màu đỏ, trong khi màu thương hiệu là màu vàng. Một thương hiệu trà sữa mà nay đăng bài về cafe, mai lại đăng bài về đồ có cồn. Nếu cả nội dung truyền thông còn thiếu nhất quán, thì quy trình hoạt động và xử lý công việc của doanh nghiệp có đủ tốt để phục vụ khách hàng? 

Để khắc phục vấn đề này, các copywriter nên lập ra chiến lược nội dung cho thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định, xác định các nội dung chính và nội dung bổ trợ. Ngoài ra, các ấn phẩm truyền thông đi kèm nội dung copywriting cũng cần sử dụng bộ nhận diện nhất quán và phù hợp với thương hiệu. 

Lỗi copywriting #5: Nội dung chung chung và rập khuôn 

Khi quyết định đọc một nội dung đến từ một thương hiệu, cái người tiêu dùng muốn tìm thấy là phương án giải quyết cho vấn đề mà mình gặp phải. Hay nói cách khác, người tiêu dùng mong muốn nội dung có giá trị, cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chi tiết. 

Bắt nguồn từ việc tìm hiểu mong muốn của khách hàng. copywriter cần cung cấp những thông tin thực sự có giá trị đối với họ trong nội dung copywriting. 

Ví dụ, một người nội trợ đang tìm thông tin về máy hút bụi X của hãng Y. Cái người ấy quan tâm sẽ là giá, chế độ bảo hành, công dụng của sản phẩm. Vậy trong nội dung copywriting cho máy hút bụi X sẽ cần những thông tin này.

Lỗi #6: Không đầu tư vào hình ảnh đi kèm 

Những yếu tố hình ảnh thường sẽ thu hút người đọc trước tiên. Đặc biệt, với những nền tảng hình ảnh như Instagram và Tiktok, sự thu hút về mặt hình ảnh là điều cần thiết phải có để tiếp tục dẫn dắt người tiêu dùng đến các nội dung về sau. 

Do vậy, ngoài việc thể hiện nội dung dưới dạng text truyền thống, copywriter cũng nên tập trung tìm hiểu và đầu tư vào các kiểu nội dung dạng ảnh và video. 

Lỗi copywriting #7: Copycat – Sao chép nội dung 

Con người ta trở nên thu hút khi là bản sao độc nhất, và các nội dung copywriting cũng vậy. 88% người tiêu dùng cho biết “authencity” sẽ là yếu tố quyết định họ có yêu thích và ủng hộ một thương hiệu hay không. Bên cạnh sản phẩm/dịch vụ, nội dung mà thương hiệu truyền tải cũng là một tiêu chuẩn đánh giá “authencity” của thương hiệu. 

Copywriter nên bắt đầu từ USP của sản phẩm/dịch vụ, và sử dụng tone of voice khác nhau cho các sản phẩm/dịch vụ khác nhau. 

Lỗi #8: Không A/B test tiêu đề

Ngoài việc đảm bảo tính hấp dẫn của nội dung, A/B test tiêu đề là phương thức hiệu quả nhất để copywriter biết được đâu là tiêu đề thu hút nhiều sự chú ý của người tiêu dùng hơn, từ đó lựa chọn tiêu đề phù hợp và giúp tăng lượt tương tác và leads. 

Copywriter có thể A/B test tiêu đề qua nhiều nền tảng khác nhau như mạng xã hội hay email. 

Xem thêm:

KẾT LUẬN

Là một điểm chạm quan trọng trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng, các nội dung copywriting đóng vai trò gần như cốt yếu trong việc thu hút thêm leads hay thậm chí là sales cho sản phẩm/dịch vụ. Do vậy, các copywriter nên lưu ý những lỗi sai thường gặp mà CleverAds vừa chia sẻ nhé! 

Với kinh nghiệm gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing, CleverAds tự hào là đối tác đầu tiên của Google tại Việt Nam đồng thời là một trong những đối tác ưu tiên của Facebook, Tiktok. Ở CleverAds, khách hàng đảm bảo sẽ có được một giải pháp Marketing tổng thể hiệu quả nhất, tiếp cận được nhiều nhất những khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu nhanh chóng.

Nếu bạn cần một giải pháp tối ưu về Marketing, xin vui lòng liên hệ qua website: https://cleverads.vn hoặc hotline tổng đài 0919 01 8448.

Nguồn: Forbes

Lược dịch và tổng hợp bởi CleverAds