7P trong Marketing khách sạn và những điều cần lưu ý

7P trong Marketing khách sạn và những điều cần lưu ý

Trong ngành công nghiệp khách sạn, Marketing được coi là một công cụ quan trọng hàng đầu. Nó giúp thu hút và lôi kéo khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp giữa vô vàn những sự lựa chọn khác nhau trên thị trường. Nếu một khách sạn không tính đến phương án làm cho thương hiệu của mình phù hợp hơn với thị trường, điều này sẽ làm cản trở sự tăng trưởng lợi nhuận, doanh số bán hàng và năng suất phòng của họ. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về 7P trong Marketing khách sạn nhé!

1. 7P trong Marketing khách sạn là gì?

Marketing mix 4P

Marketing mix được coi là một trong những công cụ marketing chiến lược phổ biến nhất. Mô hình gốc bao gồm 4 yếu tố chính: Sản phẩm, Giá, Phân Phối và Truyền thông. 

Mô hình truyền thống 4P ra đời vào thời điểm khi các doanh nghiệp có nhiều cơ hội khả năng bán sản phẩm hữu hình hơn là sản phẩm dịch vụ. 4P tập trung chủ yếu vào khía cạnh marketing sản phẩm. Khi mà vai trò của dịch vụ khách hàng trong việc phát triển thương hiệu vẫn chưa được nhiều người biết đến. 

7p trong marketing khách sạn 4

Marketing mix 7P

Theo thời gian, Booms và Pitner đã thêm 3 yếu tố mở rộng của dịch vụ vào mô hình. Bao gồm: Con người, Quy trình và Môi trường vật chất. Từ đó, mô hình 7P ra đời giúp doanh nghiệp xem xét và xác định các vấn đề chính ảnh hưởng đến hoạt động marketing các sản phẩm dịch vụ của mình. 

Đọc thêm: Marketing 4P là gì? Cẩm nang Marketing dành cho người mới

2. Những điều cần chú ý về 7P trong Marketing khách sạn

Xác định được đúng mô hình 7P trong marketing khách sạn là một yếu tố quan trọng. Nó tác động đến sự thành công của doanh nghiệp. Một mô hình marketing mix được sử dụng để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Từ đó giúp xác định chiến lược phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng mục tiêu. 

Những mô hình này thường được nghiên cứu và tạo lập bởi các Giám đốc Marketing/ Giám đốc Bán hàng hoặc Quản lý Bán hàng. Các khách sạn nên cung cấp cơ sở vật chất/ dịch vụ phù hợp, xác định đúng chiến lược truyền thông (cả online và trực tiếp) và chiến lược giá phù hợp. 

Một mẹo chìa khóa cho những doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đó là,

Cần tìm đúng kênh truyền thông (có thể là quảng cáo hiển thị (display advertising, email marketing, Pay-Per-Click Advertising (PPC), hoặc quan hệ công chúng trực tuyến (online PR),…). Từ đó lan tỏa thông điệp đến chính xác những khách hàng mục tiêu của mình. 

Ngoài ra, nếu khách sạn đã sở hữu một trang web riêng, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu có thể, doanh nghiệp cần đầu tư vào công cụ này trước khi quan tâm đến 7P trong marketing khách sạn để tăng thứ hạng tìm kiếm của mình lên cao nhất có thể. 

Đọc thêm: Marketing mix là gì? So sánh sự khác biệt giữa mô hình 4P và 7P

3. Các công cụ 7P trong Marketing khách sạn

3.1. Yếu tố sản phẩm 

Sản phẩm ở đây là những hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Sản phẩm luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Bởi nếu không có sản phẩm, đội ngũ marketing khách sạn sẽ không có gì để có thể cung cấp cho khách hàng tiềm năng/người tiêu dùng. 

Để có thể bán được sản phẩm, doanh nghiệp nên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm đó cũng cần phù hợp và thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Những sản phẩm nổi bật trong ngành khách sạn có thể kể đến như

  • Phòng khách
  • Đồ ăn và đồ uống
  • Phòng tiệc
  • Hội nghị
  • Các phương tiện giải trí
  • Tiện ích chăm sóc sức khỏe và sức khỏe
  • Phòng chờ Executive
  • Dịch vụ nhận – trả phòng cấp tốc
  • Trung tâm thương mại
  • Bãi đậu xe,…

Các khách sạn khác nhau sẽ phục vụ những phân khúc thị trường khác nhau. Với mỗi phân khúc thị trường lại có nhu cầu và tiêu chuẩn khác biệt. 

Ví dụ như một vị khách du lịch đang có chuyến đi nghỉ dưỡng cùng gia đình. Họ sẽ tìm kiếm những tiện nghi giải trí và chăm sóc sức khỏe. Trong khi những khách hàng là doanh nhân lại quan tâm đến những tiện ích như kết nối Internet trong phòng nghỉ có ổn định không hay tiện ích về đường truyền hình ảnh phục vụ hội nghị. 

Những phân tích được thực hiện bởi bộ phận marketing và bộ phận bán hàng này sẽ giúp các nhà quản lý xác định chính xác những yêu cầu đặc biệt. Giúp họ làm việc với ban quản lý tập trung phát triển hoặc cải thiện các tính năng dịch vụ của khách sạn cho phù hợp. 

3.2. Yếu tố giá 

Phần tiền mà nhà cung cấp đặt cho sản phẩm được gọi là giá. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cần có những phân tích sâu sắc và thật thận trọng trong vấn đề đặt giá cho sản phẩm. Nếu phạm phải sai lầm trong việc đặt mức giá tối thiểu, doanh nghiệp có thể sẽ không đạt được doanh số bán hàng như mong muốn.

Có nhiều cách định giá khác nhau. Chẳng hạn như chi phí cộng thêm, định giá dựa trên giá trị hoặc kết hợp nhiều phương thức. 

Xác định chiến lược giá phù hợp là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của marketing mix. Nếu các sản phẩm của khách sạn như Phòng nghỉ, Thực đơn đồ ăn và đồ uống,.. không có một mức giá cạnh tranh phù hợp thì có thể dẫn đến tình trạng khách hàng tiềm năng từ chối sử dụng dịch vụ của khách sạn.

Tuy nhiên, cũng có thể xác định giá cho các dịch vụ theo thời điểm như sau:

Mùa cao điểm

Đây là thời điểm mà nhu cầu về phòng nghỉ và các dịch vụ tăng cao nhất. Khách sạn có thể tính mức giá cao nhất tại thời điểm này. Tuy nhiên, không có một thời gian cao điểm xác định nào cho tất cả các khách sạn. Bởi mỗi khách sạn phục vụ một nhu cầu khách hàng khác nhau.

Mùa thấp điểm

Đây là thời điểm nhu cầu thuê phòng nghỉ giảm xuống thấp nhất trong năm. Các khách sạn thường cung cấp gói dịch vụ với giá ưu đãi nhất. Ví dụ: combo 3 ngày 2 đêm, combo ăn sáng,…

Mùa trung gian

Đây là khoảng thời gian giao giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Thời điểm này được coi là thời điểm tốt nhất để tăng doanh thu. Bởi số lượng phòng trống là vừa đủ và mức giá có thể đặt ở mức trung bình cho đến cao nhất. Ngoài ra, các hoạt động bán hàng và hoạt động Marketing cũng được đẩy mạnh trong thời gian này. 

3.3. Yếu tố phân phối 

Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khả năng tiếp cận của sản phẩm đến người tiêu dùng. Đối với ngành công nghiệp khách sạn, thông thường sản phẩm không tìm đến khách hàng mà khách hàng sẽ tự tìm đến sản phẩm. 

Một yếu tố quan trọng trong Phân phối đó là vị trí địa lý của khách sạn. Đó có thể ở trong thành phố, ở ngoài ngoại ô, trong khu nghỉ dưỡng hoặc thậm chí trên một quả đồi cao. Hoặc cũng có thể là một chuỗi khách sạn trải dài trên nhiều địa điểm khác nhau.

Các phương thức phân phối mà khách sạn thường sử dụng được chia làm 2 loại:  phân phối trực tiếp hoặc phân phối gián tiếp. Có thể kể đến như

Trực tiếp: 

  • Đội ngũ bán hàng của khách sạn
  • Gọi điện thoại cá nhân
  • Online PPC (Pay per click) hoặc Banner quảng cáo (Google ads, Facebooks ads,…)
  • Quảng cáo trên phương tiện truyền thông in 
  • Những phương tiện truyền thông khác
  • Hệ thống đặt phòng trên trang web của khách sạn
  • Hệ thống phân phối toàn cầu

Gián tiếp:

  • Đại lý du lịch
  • Đại lý du lịch độc lập
  • Người lập kế hoạch tổ chức sự kiện
  • Đại lý du lịch trực tuyến (booking.com, traveloka, agoda,…)
  • Cổng thông tin du lịch trực tuyến (Trip Advisor,…)
  • Đại diện khách sạn độc lập

3.4. Yếu tố truyền thông 

Yếu tố Truyền thông trong công cụ Marketing Mix bao gồm quảng cáo và các sự kiện hỗ trợ thúc đẩy khách hàng quan tâm và tiếp cận sản phẩm dịch vụ. Có rất nhiều chiến lược đã được thực hiện nhằm quảng bá sản phẩm trên thị trường. 

Doanh nghiệp nên vạch ra phương thức xúc tiến bán và truyền thông hiệu quả nhất cho khách sạn. Trong đó, khuyến mại là một trong những cách khách sạn truyền thông đến khách hàng mục tiêu của mình.

Một số chương trình khuyến mãi và kênh truyền thông thường được các khách sạn sử dụng:

  • Ấn phẩm quảng cáo (Brochure)
  • Quảng cáo truyền hình
  • Website khách sạn
  • Kênh Twitter
  • Trang Facebook
  • Google
  • Bút mực & bút chì thiết kế riêng của khách sạn
  • Tấm lót cào có logo khách sạn
  • Biển quảng cáo

Đọc thêm: Danh sách các Agency quảng cáo lớn ở Việt Nam

3.5. Yếu tố quy trình với 7P trong Marketing khách sạn

Quy trình trong 7P marketing khách sạn cần có sự tham gia của cả khách hàng và bên cung cấp dịch vụ. Đây được coi là quá trình tiếp xúc mua kết hợp. Từ những bước đầu tiên như liên hệ nhà cung cấp, đến bước quan trọng nhất là sử dụng dịch vụ đều cần có sự tham gia và tương tác của cả hai bên. 

Không chỉ dừng lại ở đây, quy trình vẫn sẽ tiếp tục được duy trì cho đến những hoạt động hậu bán và chăm sóc khách hàng sau mua. Điều này giúp doanh nghiệp tạo được mối quan hệ với khách hàng và về lâu dài, sẽ tạo thuận lợi đáng kể cho khách sạn.

3.6. Yếu tố con người với 7P trong Marketing khách sạn

Con người là yếu tố đặc trưng quyết định sự thành công của quá trình cung cấp dịch vụ. Bởi đặc trưng của dịch vụ là tính không thể tách rời. Dịch vụ không thể tách rời khỏi con người và những thiết bị cung ứng dịch vụ. 

7p trong marketing khách sạn 6

Ví dụ như một khách sạn nổi tiếng vì chất lượng đồ ăn ngon và thái độ cung cấp dịch vụ của nhân viên chuyên nghiệp, tận tình. Điều này cũng đúng với các ngân hàng và siêu thị ở khắp mọi nơi. Do đó, vấn đề đào tạo cho nhân viên về quy trình cung ứng dịch vụ cũng như các kiến thức, kỹ năng là vô cùng cần thiết. Đây cũng là yếu tố ưu tiên hàng đầu của nhiều khách sạn ngày nay. 

Ngoài ra, con người cũng là một yếu tố quan trọng đối với 7P trong marketing khách sạn. Bởi dịch vụ có xu hướng được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc dựa theo đặc tính không lưu trữ. Do đó, thái độ và hành vi của những người trực tiếp cung cấp dịch vụ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

3.7. Yếu tố môi trường vật chất với 7P trong Marketing khách sạn

Trước khi một dịch vụ được trải nghiệm, nó cần được chuyển giao đến khách hàng bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, quá trình lựa chọn sử dụng một dịch vụ sẽ dễ gây ra những rủi ro không đáng có bởi sản phẩm mà khách hàng đang mua là vô hình. Vì vậy, để giảm thiểu đi sự không chắc chắn này, những yếu tố như môi trường vật chất được các khách sạn tận dụng nhiều nhất.

Để cải thiện sự không chắc chắn, các khách sạn cần quan tâm yếu tố cơ sở vật chất. Chúng cần sạch sẽ ngăn nắp, bày trí thanh lịch khiến du khách cảm thấy yêu thích và hài lòng. Điều này có thể sẽ khiến họ truyền tai nhau về những trải nghiệm mà mình vừa có. Qua đó sẽ tạo ra hiệu ứng vô cùng tốt đối với doanh nghiệp

LỜI KẾT

Điều quan trọng nhất là tất cả các yếu tố của 7P trong Marketing khách sạn cần phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Nhưng cần có sự nhất quán giữa thông điệp truyền thông và những phương tiện được sử dụng. Đảm bảo sự đồng nhất giữa các công cụ và ý tưởng truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của khách sạn.

CleverAds với gần 15 năm kinh nghiệm, tự hào luôn là đối tác mà các doanh nghiệp và khách hàng có thể tin tưởng và đặt trọn niềm tin “phủ sóng” sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đến các khách hàng mục tiêu.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds