15 KPI Marketing mọi Marketer cần biết trong doanh nghiệp
KPI là gì? Là một marketer, bạn cần sử dụng KPI để đo lường thành công của mọi hoạt động marketing. Trong bài viết này, hãy cùng CleverAds tìm hiểu 15 KPI trong marketing hữu ích cho doanh nghiệp nhé!
KPI là gì?
KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số hiệu suất chính đo lường. Doanh nghiệp sử dụng KPI để xem xét hoạt động kinh doanh có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Mọi khía cạnh của doanh nghiệp đều có KPI, dù đó là tài chính, marketing, bán hàng hay vận hành.
Cơ bản, KPI là số liệu có thể đo lường để đánh giá hiệu suất tổng thể theo thời gian. Doanh nghiệp thường tiến hành phân tích và báo cáo về KPI từ việc tạo bảng điều khiển kĩ thuật số (dashboard) trong phần mềm tự động hóa của họ.
15 chỉ số KPI Marketer phải biết
1. Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost – CAC)
Chỉ số này đo lường số tiền cần thiết để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Số liệu này có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động marketing của bạn. Nó giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng về ngân sách.
Ví dụ: bạn không muốn chi quá nhiều tiền để có một khách hàng nếu không mang lại lợi nhuận. Về cơ bản, số liệu này giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn hơn cho việc chi bao nhiêu tiền để thu hút khách hàng.
2. KPI về Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)
Số liệu có thể giúp xác định số tiền doanh nghiệp nên chi cho marketing là Customer Lifetime Value (CLV). Số liệu này cho biết tổng doanh thu mà một doanh nghiệp có thể mong đợi kiếm được từ một khách hàng trong suốt cuộc đời của họ.
Đây là một thước đo hữu ích để so sánh với CAC. Ví dụ: nếu CAC của bạn cao hơn CLV, có thể bạn đang chi quá nhiều tiền để có được khách hàng của mình.
3. Tỷ suất hoàn vốn (Return on Investment)
Return on Investment đề cập đến số tiền bạn kiếm được so với chi phí làm marketing.
Để tính toán điều này, bạn sẽ trừ đi chi phí marketing từ trong số doanh thu tăng trưởng và sau đó chia số tiền đó cho chi phí marketing.
Trong marketing, rất khó có thể cho rằng sự tăng trưởng doanh số bán hàng là nhờ một chiến dịch marketing cụ thể nào đó.
ROI marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng tự nhiên – Chi phí marketing)/Chi phí marketing
4. KPI về Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (Return on Ad Spend)
Return on Ad Spend (ROAS) là một KPI cụ thể mà bạn có thể sử dụng để xác định mức độ thành công của các chiến dịch quảng cáo.
Số liệu này đo lường doanh thu được tạo ra so với mỗi số tiền bạn chi cho một chiến dịch quảng cáo. Chỉ số này thường là một tỷ lệ.
Ví dụ: giả sử bạn kiếm được 100.000 đồng cho mỗi 10.000 đồng chi tiêu cho một chiến dịch quảng cáo. Điều đó có nghĩa là ROAS của bạn cho chiến dịch đó là 10:1.
5. Marketing Qualified Leads (MQL)
MQL là một khách hàng tiềm năng đã có gắn bó với công ty của bạn. Có thể trở thành một người sẵn sàng mua hàng nếu bạn nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng đó.
Đây là KPI tuyệt vời để đo lường. Nó giúp phòng marketing trong doanh nghiệp hiểu họ đang mang lại bao nhiêu khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, khi so sánh với Sales Qualified Leads (xem bên dưới), phòng marketing có thể đo lường số lượng MQL trở thành SQL và sau đó là khách hàng thực sự.
6. Sales Qualified Leads (SQL) – KPI
Nếu một MQL được nuôi dưỡng đúng cách, thì cuối cùng họ sẽ trở thành Sales Qualified Leads. SQL là một khách hàng tiềm năng sẵn sàng trò chuyện và thảo luận bạn sales của công ty bạn. Thông thường, những khách hàng tiềm năng này đã được nghiên cứu và xem xét bởi bộ phận marketing.
KPI này rất hữu ích. Nó có thể giúp phòng marketing biết có bao nhiêu khách hàng tiềm năng của họ đang đi tới thảo luận với phòng sales.
7. Tăng lượt theo dõi
Là một marketer, một trong những nhiệm vụ của bạn có thể là quản lý các tài khoản mạng xã hội cho công ty. Một trong những KPI bạn nên để mắt tới là sự tăng trưởng của số lượng người theo dõi.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất về mạng xã hội của nhiều doanh nghiệp là nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tương tác với khán giả. Tăng số lượng người theo dõi là một cách tuyệt vời để đo lường thành công cho mục tiêu đó.
Để mở rộng hơn cộng đồng những người theo dõi của mình, bạn có thể cân nhắc chạy các chiến dịch có trả phí quảng cáo. Một thương hiệu đã tăng gấp 36 lần số lượng người theo dõi thông thường mỗi ngày trong 4 ngày chạy một loạt bài đăng được tài trợ trên Instagram, tăng số lượng người theo dõi lên 18,15%.
8. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
Conversion Rate là tỷ lệ phần trăm khách truy cập hoàn thành một hành động bạn muốn. Có thể là bất cứ điều gì từ hoàn thành biểu mẫu, đăng ký dịch vụ hoặc mua sản phẩm. Đây là KPI hữu ích để theo dõi. Nó có thể cho bạn biết mức độ thành công của bạn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Nếu hành động bạn hướng khách hàng thực hiện là điền vào biểu mẫu online, việc đo lường tỷ lệ chuyển đổi có thể cho bạn biết rằng trang web của bạn không chuyển đổi được nhiều khách hàng tiềm năng như bạn muốn. Nếu đúng như vậy, thì bạn có thể nên bắt đầu cân nhắc lại về chiến lược của mình.
9. Người truy cập trang web (Visitor) – KPI
Thu hút mọi người đến với công ty của bạn là một trong những mục tiêu quan trọng. Một cách tuyệt vời để làm điều này đó chính là thu hút người truy cập trang web.
Lượng người truy cập trang web là một KPI quan trọng vì nó có thể giúp theo dõi sự thành công của một số chiến dịch.
Chẳng hạn, nếu bạn đang theo dõi organic traffic (lưu lượng người truy cập tự nhiên) của trang web, thì bạn sẽ đo lường hiệu quả của nhóm SEO.
Mặt khác, nếu bạn đang theo dõi khách truy cập web từ mạng xã hội, thì bạn có thể sử dụng số liệu về người truy cập website để xem có bao nhiêu lượt giới thiệu mà các trang mạng xã hội đang hướng tới trang web của bạn
10. Tương tác trên mạng xã hội (Social Media Engagement) – KPI
Một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong marketing chính là mạng xã hội. Một trong những KPI chính cho những nền tảng này chính là sự tương tác (engagement) từ người dùng.
Bạn có thể theo dõi lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận, tin nhắn, gắn thẻ hoặc đề cập. Bất kỳ cách nào mà khách hàng tiềm năng tương tác với bạn, bạn đều có thể tính là engagement. Đo lường mức độ tương tác có thể giúp bạn phân tích mức độ thành công của các bài đăng trên mạng xã hội của mình.
11. Lưu lượng truy cập giới thiệu (Referral Traffic) – KPI
Đây là một KPI có thể giúp bạn hiểu khách truy cập web của bạn đến từ đâu.
Bạn nên theo dõi Referral Traffic vì nó giúp bạn biết cách mọi người tìm thấy công ty của bạn. Đây có thể là thông tin hữu ích khi xây dựng chiến lược marketing tổng thể.
12. Net Promoter Score (NPS)
Net Promoter Score là một cách để đo lường sự hài lòng của khách hàng. Nó đo lường khả năng khách hàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ với bạn bè hoặc người thân.
Khi bạn tính toán NPS của mình, bạn nên dành thời gian xem xét nhiều hơn những bình luận và đánh giá của khách hàng với doanh nghiệp của bạn. Số liệu này có thể cho bạn thông tin chi tiết và phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng.
Là một marketer, điều quan trọng là phải lắng nghe khách hàng của bạn và thực sự hiểu họ. KPI này sẽ giúp bạn làm điều đó.
Đọc thêm: Net promoter score là gì? Cách tính Net promoter score
13. Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) – KPI
SEO là một yếu tố rất quan trọng cần phải đo lường độ hiệu quả trong các doanh nghiệp. Bạn cần phải theo dõi KPI về lưu lượng truy cập tự nhiên và hiệu suất từ khóa.
Với một công cụ SEO, bạn có thể xem công ty đang được xếp hạng như thế nào trên các công cụ tìm kiếm cho một số từ khóa nhất định. KPI này còn là nền tảng giúp bạn xây dựng chiến lược SEO. Và có thể tăng organic traffic tổng thể cho thương hiệu.
14. Số người tham dự sự kiện – KPI
Số người tham dự là một trong những số liệu quan trọng về sự kiện. Cho dù đó là sự kiện trực tiếp hay sự kiện trực tuyến. Số liệu về người tham dự sự kiện sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi mức độ hiệu quả và thu hút của các hoạt động quảng bá trước sự kiện (pre-event promotion). Đối với các sự kiện tiếp theo, nó sẽ giúp bạn đặt những mục tiêu và kì vọng thực tế và có sơ sở hơn.
15. Giữ chân khách hàng
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng việc giữ chân khách hàng không phải là KPI trong marketing. Nhưng thực chất đây lại là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng là một KPI hiệu quả và có ích để theo dõi. Lý do là bởi vì thông tin về việc giữ chân khách hàng có thể được sử dụng trong thông điệp của chiến dịch marketing. Chẳng hạn như lý do tại sao họ tiếp tục mua hàng từ bạn. Bạn sẽ giúp bạn phát triển thông điệp marketing hấp dẫn hơn. Và từ đó giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận. Ngoài ra, số liệu này giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình để bạn có thể làm marketing với họ tốt hơn.
Kết luận về KPI
CleverAds đã giúp bạn biết thêm về 15 KPI quan trọng mà marketer nào cũng cần nắm rõ. Cuối cùng, KPI rất quan trọng vì chúng là cách các marketer đo lường thành công của hoạt động marketing. Bạn cần sử dụng KPI trong hầu hết mọi tình huống. Bạn sẽ cần theo dõi thành công các chiến dịch ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp của mình.
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.