Báo cáo: Xu hướng ngành Bán lẻ năm 2023 (P1)

Báo cáo: Xu hướng ngành Bán lẻ năm 2023 (P1)

Xu hướng ngành Bán lẻ 2023. Từ COVID đến lạm phát, mặc dù đã và đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong những năm gần đây, ngành bán lẻ truyền thống vẫn thành công thích nghi với những biến đổi và chứng tỏ được sự phát triển bền vững. Tạm biệt năm 2022 đã qua, hãy cùng nhìn xem bức tranh toàn cảnh của ngành bán lẻ trong năm 2023 sắp tới. 

Đón đọc Phần 2 báo cáo tại đây.

Ngành bán lẻ truyền thống đã vượt qua phần lớn các trở ngại của trong những năm gần đây.

Từ các đợt đóng cửa từ năm 2020 cho đến những làn sóng COVID liên tục diễn ra của năm 2021 cùng sự lạm phát và giá cả leo thang của năm 2022. Mặc dù vậy, nhu cầu của người tiêu dùng đối với dịch vụ bán lẻ và bán lẻ trực tiếp vẫn ở mức cao, cùng các ngành hàng chính liên tục chứng kiến sự tăng trưởng trở lại.

Trên thực tế, bên cạnh việc phục hồi trở lại, các đơn vị bán lẻ lớn, chuỗi cửa hàng ăn uống hay các thương hiệu ngành thể dục thể hình còn làm được nhiều hơn thế.

Nhiều công ty tìm được các cơ hội để thiết lập các kênh mới, phát triển thêm nhiều thị trường và đáp ứng cho nhiều phân khúc khách hàng mới – và những phát triển này đã mở con đường mới để vươn tới thành công thực vào năm 2023. Bên cạnh đó, thực tế vẫn tồn tại một số thách thức lớn trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bán lẻ trước thềm năm mới.

Bài viết này đi sâu vào một số xu hướng chính có khả năng định hình bối cảnh xu hướng ngành bán lẻ năm 2023

Từ việc nhìn vào lưu lượng truy cập của các thương hiệu và phân khúc hàng đầu, đồng thời phân tích các dòng chảy dịch chuyển và phân tích các mô hình khôi phục dữ liệu để đưa ra dự đoán về những điều có thể xảy ra trong năm tới của ngành. Hãy cùng tìm hiểu xem các dịch vụ bán lẻ và loại hình bán lẻ trong các cửa hàng truyền thống cần chú ý những gì khi bước sang năm mới.

1. Xu hướng ngành bán lẻ về mạng lưới truyền thông

Các hệ thống truyền thông sẽ trở thành xu hướng hàng đầu trong năm 2023.

Mạng truyền thông bán lẻ, một yếu tố chủ đạo của thế giới kỹ thuật số, đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của môi trường bán lẻ truyền thống. Điều này đã mở ra một cơ hội hấp dẫn cho các đơn vị bán lẻ, chủ bất động sản, và các đơn vị sản xuất.

Xu hướng ngành Bán lẻ 2023
“Mạng lưới truyền thông bán lẻ đang tạo ra một cơ hội hấp dẫn cho các đơn vị bán lẻ, chủ bất động sản, và các đơn vị sản xuất.”

Các công ty như Amazon, Best Buy, Walmart, Target hay Albertsons đều đang đầu tư vào lĩnh vực này để tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời tận dụng mức độ lưu lượng truy cập khổng lồ giữa các nền tảng. Đối với các nhà quảng cáo, điểm thu hút chính nằm ở mức độ ý định của khách truy cập và sự thuận lợi với điểm mua hàng mà các cửa hàng truyền thống cung cấp.

Nhìn vào các cửa hàng truyền thống để biết giá trị tiếp thị và quảng cáo của họ cũng cho phép các đơn vị bán lẻ và các công ty sản phẩm mà quảng cáo thông qua họ suy nghĩ về phân khúc người dùng theo những cách cơ bản khác nhau.

Một ví dụ xu hướng ngành bán lẻ 2023

Hiệu quả quảng bá từ lượng ghé thăm chéo giữa một cửa hàng tạp hoá và một phòng tập lân cận sẽ lớn hơn nhiều so với việc làm những phân tích nhân khẩu học thông thường. Hơn nữa, mạng lưới truyền thông bán lẻ cho phép các nhà quảng cáo cân nhắc tới lượt ghé qua cửa hàng thực tế và số lần hiển thị duy nhất thông qua một cách thức tương tự như các loại hình quảng cáo thông thường trên truyền hình hoặc trực tuyến.

Điều này giúp việc so sánh diễn ra công bằng hơn, cho phép các nhà quảng cáo đánh giá tác động trên các kênh quảng cáo một cách hiệu quả hơn.  

Xu hướng ngành Bán lẻ 2023 Xu hướng ngành Bán lẻ 2023

Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu.

Đầu tư vào mọi thứ, từ biển quảng cáo đến kệ giấy dạng cột đứng (endcaps) hay cả được đặt tên sân vận động và quảng cáo trong các buổi hòa nhạc cũng thúc đẩy quá trình đo trường và phân tích trở nên rõ ràng và chi tiết hơn. Mặc dù đến từ một kênh tiếp thị vẫn còn sơ khai nhưng điều này không chỉ này dẫn tới sự tối ưu và hiệu quả mà còn tạo ra cơ hội to lớn.

2. Xu hướng ngành bán lẻ: gia tăng nhu cầu thuê mặt bằng ngắn hạn

Đại dịch COVID-19 xem như “tận thế” của ngành bán lẻ truyền thống.

Khi thực tế đã có các thương hiệu bán lẻ hàng đầu như Sears và K-Mart đóng cửa hàng loạt trên diện rộng.

Trong khi doanh nghiệp lớn đóng cửa, các trung tâm thương mại lại thu hút đơn vị thuê mặt bằng theo xu hướng mới. Từ phòng tập thể dục, không gian làm việc chung đến phòng khám, sự hiện diện ngày càng tăng của những đơn vị thuê mặt bằng không bán lẻ đã có tác động lâu dài và đáng kể đến không gian của ngành bán lẻ truyền thống.

Xu hướng ngành Bán lẻ 2023
“Sự hiện diện ngày càng tăng của những đơn vị thuê mặt bằng không bán lẻ đã có tác động lâu dài và đáng kể đến không gian của ngành bán lẻ truyền thống.”

Những đơn vị này cung cấp lợi ích qua tăng lượng khách hàng ngoài giờ cao điểm; giảm cạnh tranh giữa ngành bán lẻ. Những đơn vị này còn giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng khi đến trung tâm thương mại.

Điều này làm kéo dài thời gian mỗi khách hàng lưu lại trong các trung tâm này và mang đến cho người tiêu dùng nhiều lý do hơn để mua sắm thường xuyên hơn. Những khách thuê này cũng đem đến cho chủ mặt bằng có nhiều sự lựa chọn hơn, giúp họ xác định người thuê lý tưởng mà không cần tuân theo những hạn chế trước nay về sự phù hợp.

“Những đơn vị thuê mặt bằng không bán lẻ làm kéo dài thời gian mỗi khách hàng lưu lại trong các trung tâm này và mang đến cho người tiêu dùng nhiều lý do hơn để mua sắm thường xuyên hơn.”

Như vậy là chủ mặt bằng, khách thuê mặt bằng và khách mua hàng đều có lợi. Các chủ thuê sẽ đặc biệt thích xu hướng này vì nó làm tăng tính tùy chọn của họ trong một thời kỳ mà nhu cầu về không gian ở các trung tâm hàng đầu ngày càng tăng.

3. Mô hình Shop-in-Shops & Những Loại Hình Cửa Hàng Mới

Bên cạnh xu hướng khách thuê phi truyền thống, sự đóng cửa hàng loạt. Đem lại góc nhìn tích cực cho sự thúc đẩy bán lẻ và tối ưu hóa số lượng cửa hàng truyền thống. Điều quan trọng không kém là nỗ lực tối đa hóa tiềm năng của từng địa điểm với sự nhấn mạnh nhiều hơn vào việc sử dụng không gian bên trong và quy mô của cửa hàng nói chung.

Mô hình Shop-in-Shops (Cửa hàng nằm trong cửa hàng)

Bắt đầu với việc tối đa hóa không gian bên trong cửa hàng, các thương hiệu bán lẻ từ Target đến Kohl’s và Lowe’s đã khai thác triệt để, tìm cách thúc đẩy lượt ghé thăm của khách hàng, tăng quy mô giỏ hàng và tạo sự tương tác với khách hàng mới. Cách thức vận hành này tương đối đơn giản.

Nhà bán lẻ lớn hơn lấp đầy khoảng trống trong danh mục sản phẩm của mình, tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, cải thiện mức độ tương tác và tăng quy mô giỏ hàng. Nhà bán lẻ nhỏ hơn có một nguồn vốn hiệu quả để mở rộng khách hàng mục tiêu của mình và trong nhiều trường hợp, tận dụng hệ thống kênh phân phối và đặt hàng trực tuyến của nhà bán lẻ lớn hơn.

“Các thương hiệu bán lẻ hàng đầu đã khai thác triệt để mô hình shop-in-shop, tìm cách thúc đẩy lượt ghé thăm, “nới rộng” giỏ hàng và gia tăng sự tương tác với khách hàng mới.”

Kết quả vô cùng hứa hẹn

Sự thay đổi khả quan với nhiều nhà bán lẻ được hưởng lợi từ các địa điểm shops-in-shop với mức tăng lượt ghé thăm hàng năm và mỗi ba năm cao hơn so với những địa điểm khác.

Mô hình này cũng cho thấy mức độ duy trì hiệu quả đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với mối quan tâm ngày càng tăng trong việc tìm ra phương án gia nhập thị trường  bán lẻ truyền thống từ phía các thương hiệu kỹ thuật số nội địa, các công ty theo định hướng sản xuất hoặc thậm chí các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn.

Khái niệm này nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua của các cửa hàng truyền thống – chúng có thể đóng vai trò là nền tảng để các thương hiệu tối đa hóa phạm vi tiếp cận của họ. Trong thời đại kỹ thuật số bị ảnh hưởng nặng nề bởi khả năng bán chéo (cross-sell) trực tuyến, các nhà bán lẻ truyền thống hàng đầu hiện đang cố hiện thực hóa tính năng đó đến cửa hàng thực.

Định Hình Quy Mô Cửa Hàng

Một khía cạnh quan trọng khác của thử nghiệm với các loại hình cửa hàng mới xoay quanh sự thay đổi về quy mô cửa hàng.

Cho dù đó là các cửa hàng quy mô nhỏ hay mở rộng cửa hàng lớn hơn nữa, tính linh hoạt của loại hình cửa hàng là một thành phần quan trọng để tối ưu hóa hoạt động bán lẻ của công ty.

Các cửa hàng nhỏ có thể cho phép các đơn vị bán lẻ tối đa hóa tác động trong một thị trường nhất định, xác định các địa điểm lý tưởng để tiếp cận khách hàng mục tiêu và cải thiện giá trị tiếp thị của cửa hàng – tất cả đều tập trung vào việc giảm chi phí. Các mặt bằng cửa hàng lớn hơn có thể tạo không gian mang tính trải nghiệm hơn và thậm chí là nâng cao khả năng phân phối cho doanh nghiệp.

“Tính linh hoạt của loại hình cửa hàng là một thành phần quan trọng của tối ưu hóa hoạt động bán lẻ của công ty.”

Tuy nhiên, nhà bán lẻ có nhiều cách để tối ưu hóa sự hiện diện thực tế của họ bên cạnh việc chỉ chọn một địa điểm thích hợp cho cửa hàng của mình.

Và tính linh hoạt này cho phép các công ty tập trung nhiều hơn vào việc đưa đúng sản phẩm đến đúng đối tượng và tối đa hóa tác động của từng địa điểm – một quy trình sẽ mang lại thành công lớn hơn.

4. Xu hướng ngành bán lẻ: Trung tâm thương mại quy mô nhỏ được ưa chuộng trở lại

Câu chuyện về sự “quá tải” số lượng trung tâm thương mại ở Mỹ hiện nay phổ biến như câu chuyện về ngày tận thế bán lẻ vậy. Dù có phần phản ánh đúng thực trạng hiện nay, phần lớn khả năng đây chỉ là một nhận định bị phóng đại.

Ngày càng nhiều khách thuê đến với các trung tâm thương mại hàng đầu cùng với nhu cầu về mặt bằng tăng lên nhanh chóng của các thương hiệu muốn “giành giật” được những vị trí đắc địa đã làm lớn dần sự cạnh tranh về không gian, khiến nhiều khách thuê tiềm năng phải tìm nơi khác.

Các lựa chọn thay thế gồm có: các trung tâm trải nghiệm ngoài trời, khu vực trung tâm thành phố và trung tâm dải, cũng như cửa hàng shop-in-shops và cửa hàng pop-ups.

Tuy vậy, các nhà bán lẻ nên xem xét các trung tâm mua sắm nhỏ hơn làm địa điểm tiếp theo của họ – và cơ hội ở đây là rất lớn.

Các nhà bán lẻ đã phải vật lộn để trở nên nổi bật trong một trung tâm mua sắm cao cấp chật cứng người, có thể làm họ thấy rằng giá trị của họ trong một trung tâm mua sắm hạng thấp hơn thực sự được nâng lên, mang lại cho họ vị thế vững chắc hơn trên thị trường và doanh số bán hàng nhiều hơn.

Và nếu các trung tâm này chuyển trọng tâm từ cạnh tranh với các trung tâm thương mại lớn trong khu vực sang tập trung vào các đối tượng cụ thể hoặc cung cấp trải nghiệm khác biệt, thì tiềm năng cộng dồn lại có thể sẽ rất lớn.

“Các nhà bán lẻ nên xem xét các trung tâm mua sắm tầm trung cho cửa hàng tiếp theo của họ – và cơ hội ở đây là rất lớn”

Điều quan trọng là: sự gia tăng trung tâm mua sắm quy mô nhỏ đòi hỏi nắm bắt cơ hội, tập trung khác biệt hoá và khách hàng mục tiêu.

Đặc biệt khi tiềm lực của các trung tâm thương mại cao cấp đang tăng lên chứ không giảm đi. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi này diễn ra, nó cho thấy mức độ “quá tải” về số lượng trung tâm mua sắm trên thực tế ít hơn nhiều so với dự đoán trước đây.


Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds