Xây dựng thương hiệu: Yếu tố thành công cho doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu là gì? Một trong những yếu tố hàng đầu có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh với doanh nghiệp lớn là xây dựng thương hiệu tốt. Nó tạo sự khác biệt và độc đáo, thu hút tệp khách hàng tiềm năng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay luôn tìm cách để xây dựng thương hiệu độc đáo của riêng họ.
Trong bài viết này, CleverAds sẽ giới thiệu về quá trình tổng quan và các bước xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.
1. Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là phương pháp marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp tạo dựng tên tuổi, hình ảnh. Qua đó, nó sẽ khiến khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng
Ngoài ra, đó là tiếp cận thị trường mới và mở rộng dịch vụ, sản phẩm mới.
Hơn hết, trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, xây dựng thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Mặc dù những sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng họ vẫn thu hút lượng người dùng đông đảo bởi chất lượng và trải nghiệm sản phẩm rất tốt.
2. 4 yếu tố cần thiết để xây dựng thương hiệu thành công
Để xây dựng một thương hiệu thành công, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần nắm được:
2.1. Triết lý, thông điệp
Mọi doanh nghiệp cần phải có một triết lý và thông điệp mạnh mẽ và nhất quán. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng hiểu rõ bạn là ai? Tại sao họ nên mua sản phẩm và dịch vụ của bạn?
Để thành công trong việc xây dựng thương hiệu trên Internet. Thì triết lý kinh doanh và thông điệp của doanh nghiệp phải được xác định một cách rõ ràng. Cũng như thể hiện tính nhất quán trên tất cả các nền tảng trực tuyến.
2.2. Bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi đã xác định triết lý và thông điệp của doanh nghiệp, cách mà bạn truyền tải chúng tới khách hàng thường dựa vào hình ảnh, chẳng hạn như logo.
Thiết kế logo là một quy trình ưu hóa
Bao gồm hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc, để thể hiện đúng những gì thương hiệu muốn truyền tải. Hãy tạo một bộ cẩm nang thương hiệu (Brand Guidelines) để đảm bảo tính toàn vẹn của logo và hình ảnh thương hiệu.
Bộ nhận diện thương hiệu cần xuất hiện trong tất cả các tài liệu và ấn phẩm của doanh nghiệp để gây ấn tượng với khách hàng. Đặc biệt, trên nền tảng mạng xã hội, logo và hình ảnh cũng cần phải duy trì sự nhất quán, liên quan và gây ấn tượng.
2.3. Nền tảng công nghệ vững chắc
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, doanh nghiệp của bạn cần phải xây dựng thương hiệu trên nền tảng công nghệ số mạnh mẽ. Website đóng vai trò như một trụ sở trực tuyến của doanh nghiệp.
Nó giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng. Đây là một kênh tiếp thị hiệu quả, cho phép doanh nghiệp tận dụng các chương trình bán hàng cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới đến khách hàng một cách nhanh chóng.
2.4. Triết lý thương hiệu và nhân sự
Ngoài việc mở rộng sự ảnh hưởng của thương hiệu đến bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng triết lý thương hiệu được thấm nhuần trong mỗi bộ phận của tổ chức.
Đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện và truyền tải triết lý, thông điệp, đặc biệt trong việc chăm sóc khách hàng.
3. Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Sau đây, CleverAds sẽ bật mí cho bạn các bước xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả, thành công 100%:
3.1. Sứ mệnh
Bên cạnh việc phát triển và xây dựng thương hiệu, đã bao giờ doanh nghiệp của bạn xem xét việc đặt ra sứ mệnh thương hiệu chưa?
Điều bạn cần làm là diễn tả mục tiêu, hoài bão mà doanh nghiệp hướng đến trong tương lai.
Trước khi mong muốn nhận được khách hàng tin tưởng, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ giá trị mà họ muốn mang lại cho khách hàng. Mọi chi tiết: logo, khẩu hiệu, tính cách, và các hoạt động phải nhất quán với sứ mệnh thương hiệu đã định hình.
Ví dụ:
Vingroup hoạt động với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”. Với khát khao tiên phong cùng chiến lược đầu tư, phát triển bền vững. Vingroup nỗ lực trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.
3.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Một trong những yếu tố giúp thương hiệu thành công đó chính là nhận được sự ủng hộ của tệp khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần đánh chiếm vào một thị trường ngách nhỏ, thu hẹp phạm vi đối tượng mục tiêu mà mình sẽ phục vụ.
Xác định chân dung khách hàng qua một số câu hỏi:
- Họ là ai, bao nhiêu tuổi, giới tình là gì?
- Địa điểm sinh sống, làm việc của khách hàng?
- Trình độ học vấn, thu nhập của họ như thế nào?
- Mục tiêu trong cuộc sống và công việc?
- Mức độ gắn kết của khách hàng với sản phẩm doanh nghiệp?
Ví dụ
Đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu coffee Highlands là Nam và Nữ. Độ tuổi từ 18-24, sinh sống tại thành thị, tập trung ở 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội).
Họ là những người thích một cuộc sống năng động, vận động thường xuyên. Đối với khách hàng, một cuộc sống xoay quanh công việc và học tập là lý tưởng.
3.3. Thực hiện khảo sát, phân tích thị trường
Nếu muốn thương hiệu doanh nghiệp trở nên khác biệt so với những ông to bà lớn trước đó. Việc tiếp theo bạn cần làm là thực hiện cuộc khảo sát đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Hãy xem họ đã xây dựng thương hiệu bằng cách nào?
Để trở nên nổi bật trên thị trường đầy cạnh tranh, thương hiệu của bạn cần có sự khác biệt. Chỉ khi hiểu rõ được chiến lược của đối thủ thì bạn mới có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu đối thủ, cần trả lời một số câu hỏi:
- Họ có đồng nhất thông điệp truyền tải trong các kênh marketing hay không?
- Sản phẩm, dịch vụ của họ có chất lượng dịch vụ ra sao?
- Đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
- Họ sử dụng các phương thức truyền thông nào? Online hay Offline?
Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường – Tổng quan và hướng dẫn cụ thể dành cho Marketer
3.4. Tạo dấu ấn riêng cho doanh nghiệp
Để xây dựng hình ảnh thương hiệu thành công thì doanh nghiệp của bạn phải thật độc đáo, nổi bất và mang đậm chất riêng. Dấu ấn thương hiệu riêng được thể hiện thông qua nhiều yếu tố khác nhau như triết lý, logo, thái độ…
3.5. Thiết kế slogan và logo
Thứ thu hút ánh mắt của khách hàng chính là logo và bộ nhận diện thương hiệu. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công, bạn cần thiết kế logo và câu slogan thú vị. Qua đó mới có thể gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Một số lưu ý khi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu gồm: Ý nghĩa, ứng dụng, tone màu, kiểu chữ, icon, hình ảnh.
Ví dụ
Khi chuyển sang logo hình tròn, Pepsi đã trả hàng triệu đô để có được một logo mang ý nghĩa đặc biệt. Logo Pepsi gồm 3 phần chính với nửa trên màu đỏ và nửa dưới màu xanh lam.
3.6. Tiến hành xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần xác định: tính cách, phẩm chất riêng biệt, thông điệp truyền tải. Thông điệp sẽ đi theo suốt trong các chiến dịch, dự án của doanh nghiệp trong tương lai.
- Doanh nghiệp của bạn là ai?
- Sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp cho khách hàng là gì?
- Doanh nghiệp của bạn muốn cống hiến gì cho xã hội thông qua các sản phẩm đó?
3.7. Tạo tính đồng nhất và tích hợp thương hiệu vào tất cả khía cạnh của doanh nghiệp.
Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình không ngừng. Thương hiệu cần hiện diện ở tất cả các cạnh liên quan đến doanh nghiệp để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Để làm được điều đó, hình ảnh doanh nghiệp cần xuất hiện trên mọi sản phẩm, danh thiếp, trang phục và nhiều nơi khác.
Bên cạnh đó, thương hiệu doanh nghiệp cần phủ sóng trên mọi nền tảng mạng xã hội, website. Bởi Internet chính là một môi trường lý tưởng để tăng độ nhận diện nhanh chóng và hiệu quả cao.
3.8. Tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu
Sự nhất quán, trung thành và kiên định với mục tiêu là ba điều quan trọng để thương hiệu doanh nghiệp của bạn luôn duy trì danh tiếng với khách hàng.
Việc thường xuyên thay đổi chiến lược có nghĩa là bạn đang gặp rắc rối trong cách xây dựng thương hiệu của mình. Vì vậy, khi đã xây dựng được triết lý, thông điệp, bạn phải thực hiện một cách kiên định với mục tiêu đề ra trước đó.
Lời kết
Bài viết trên của CleverAds đã bật mí cách xây dựng thương hiệu thành công qua 8 bước chính.
Đây là một quá trình đòi hỏi người thực hiện phải có quyết tâm và kế hoạch rõ ràng. Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích và xây dựng thương hiệu hiệu quả nhé.