Cách xây dựng kế hoạch truyền thông marketing thu hút khách hàng

Cách xây dựng kế hoạch truyền thông marketing thu hút khách hàng

Xây dựng một kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả và khéo léo. Không thể phủ nhận rằng kết nối, tương tác với công chúng mục tiêu và khiến họ cảm thấy thu hút là một trong những cách lan tỏa hình ảnh thương hiệu tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về việc xây dựng kế hoạch truyền thông marketing và những điểm cần chú ý xoanh quanh vấn đề này.

1. Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing là gì?

Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing là một quá trình bao gồm các hoạt động xác định đối tượng mục tiêu, công cụ và thông điệp truyền thông để từ đó giải quyết vấn đề truyền thông đang tồn tại của doanh nghiệp và giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng mục tiêu.

Việc xây dựng kế hoạch truyền thông marketing rất quan trọng trong phát triển chiến lược marketing hiệu quả

Các nhà quản trị cần phải xem xét lựa chọn những công cụ phù hợp để có thể phù hợp với mục tiêu, ngân sách và nguồn lực của công ty từ đó đạt được mục tiêu đã đề ra.

Để làm cho sản phẩm trở nên phổ biến hơn, đội ngũ marketing của công ty cần thực hiện các nghiên cứu thị trường để xác định các kênh truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Ngày nay, có rất nhiều các chiến thuật truyền thông có thể hỗ trợ việc marketing một sản phẩm, mở rộng phạm vi tiếp cận và nâng cao tỉ lệ thành công cho doanh nghiệp. 

Đọc thêm: Thuật ngữ Marketing và những điều bạn cần biết

2. Tầm quan trọng của xây dựng kế hoạch truyền thông marketing

Việc xây dựng kế hoạch truyền thông marketing đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nhận thức thương hiệu (brand awareness), tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ đó cải thiện doanh số bán hàng của công ty.

Công cụ này được sử dụng bởi các doanh nghiệp ở mọi quy mô từ lớn đến nhỏ, từ các tập đoàn đa quốc gia đến các công ty địa phương để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Không những vậy, xây dựng một kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truyền tải sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng từ nhà sản xuất đến khách hàng cũng như duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, khách hàng tiềm năng và các bên liên quan khác.

xây dựng kế hoạch truyền thông marketing 1

Tựu chung, xây dựng một kế truyền thông marketing tốt sẽ:

  • Xây dựng được niềm tin thương hiệu
  • Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu
  • Đạt được hệ số ROI hiệu quả

3. Thế nào là một bản kế hoạch truyền thông marketing hoàn chỉnh?

Nội dung chính trong một bản kế hoạch truyền thông marketing bao gồm: 

  • Tóm tắt bối cảnh và vấn đề truyền thông đặt ra, trong đó bao gồm các yếu tố:

         Bên trong (mục tiêu marketing, chiến lược định vị, thương hiệu)

         Bên ngoài (tình hình cạnh tranh, môi trường…)

  • Các định hướng chiến lược chính như: mục tiêu truyền thông, insight, big idea, thông điệp xuyên suốt và phương tiện truyền thông chính
  • Chiến lược sáng tạo (thông điệp)
  • Chiến lược phương tiện truyền thông (các điểm tiếp xúc)
  • Kế hoạch hành động chi tiết: KPI, ngân sách

xây dựng kế hoạch truyền thông marketing 2

Một kế hoạch truyền thông marketing tốt có thể giúp doanh nghiệp trong các quy trình nội bộ cũng như bên ngoài, chẳng hạn như:

  • Đưa ra các sáng kiến mới
  • Giới thiệu chiến dịch marketing cho sản phẩm mới
  • Cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan
  • Phản ứng với những thay đổi của chính phủ 
  • và nhiều hơn nữa…

4. Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông marketing

#Bước 1: Phân tích tình huống

Phân tích tình huống giúp đánh giá khả năng và sức khỏe của doanh nghiệp cũng như dự đoán được những tình huống sẽ xảy ra trong tương lai. Đây là một cách lý tưởng để tìm hiểu tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thu thập nhiều thông tin nhất có thể từ các hoạt động đánh giá.

Để thu thập các thông tin có liên quan từ hoạt động phân tích tình hình, doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến các trưởng bộ phận, quản lý dự án hoặc các nhân viên nội bộ khác. Ngoài ra khi phân tích tình huống, doanh nghiệp cần xem xét cả các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài. Có thể sử dụng những mô hình như:

Mô hình SWOT

Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SWOT để xem xét các điểm mạnh và điểm yếu trong tổ chức của mình cũng như các cơ hội và mối đe dọa mà công ty cần đối mặt trong môi trường bên ngoài.

Đọc thêm: SWOT là gì? Tổng quan và ví dụ về phân tích mô hình SWOT

Mô hình PEST

Với việc phân tích bằng mô hình PEST, doanh nghiệp có thể đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, môi trường, xã hội và công nghệ, đến hoạt động kinh doanh của mình.

Bản đồ nhận thức (Perceptual map)

Đây được coi như là một trong những mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp hiểu được cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường so với thương hiệu của công ty. 

#Bước 2: Xác định mục tiêu

Khi đã xác định được vị thế hiện tại của mình, doanh nghiệp sẽ có thể xác định được hướng đi tiếp theo để từ đó có những mục tiêu cụ thể cho tương lai. 

Mục tiêu của kế hoạch truyền thông marketing cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc SMART: 

xây dựng kế hoạch truyền thông marketing 3

  • S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
  • M – Measurable: Đo lường được
  • A – Attainable: Có thể đạt được
  • R – Relevant: Thực tế
  • T – Time-Bound: Thời gian hoàn thành

#Bước 3: Hiểu và xác định chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định được kế hoạch truyền thông marketing này hướng đến đối tượng nào? Hiểu rõ công chúng mục tiêu và nhu cầu, đặc điểm,… của họ là chìa khóa để tạo ra một thông điệp hiệu quả và truyền tải thông điệp đó thành công.

Công chúng mục tiêu có thể chính là những nhân viên trong doanh nghiệp hoặc là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, dù đối tượng là ai thì doanh nghiệp cũng cần thu thập những thông tin cần thiết một cách cụ thể và xác định chân dung khách hàng của mình. 

Những chân dung này bao gồm các thông tin như độ tuổi, giới tính đến những thách thức mà họ phải đối mặt. Tìm hiểu kỹ về công chúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc sáng tạo thông điệp và lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp.

#Bước 4: Lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp

Khi tiến hành nghiên cứu về đối tượng mục tiêu của mình, doanh nghiệp sẽ nhận thấy những nhu cầu và sở thích của họ rất đa dạng. Sẽ không thể tiếp cận tất cả các công chúng mục tiêu thông qua một phương tiện truyền thông duy nhất hoặc thu hút sự chú ý của họ chỉ bằng một loại nội dung.

Vì vậy, cần xem xét tất cả các phương tiện truyền thông và chọn ra những kênh hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Hãy đảm bảo các kênh được chọn phù hợp với các phân khúc đối tượng khác nhau.

#Bước 5: Lên timeline chi tiết cho kế hoạch

Doanh nghiệp muốn thông điệp của mình được phát đến công chúng vào thời điểm nào và tần suất phát như thế nào là phù hợp? Cần lên một lịch trình cụ thể cho chiến lược phát hành nội dung để không khiến đối tượng mục tiêu cảm thấy bị làm phiền và dễ dàng gây ấn tượng với họ.

Đọc thêm: Chiến lược marketing là gì? Lưu ý khi xây dựng chiến lược Marketing

#Bước 6: Kiểm tra, kiểm soát và đánh giá việc thực thi kế hoạch

Liên tục theo dõi và đánh giá kết quả sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được liệu mình có tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu hay không. Nếu có một đầu mục nào đó chưa hoàn thành hoặc không thành công, hãy đánh dấu lưu ý để có thể cải tiến quy trình tốt hơn vào những kế hoạch sau.

5. Các điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch truyền thông marketing

Khi xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, doanh nghiệp cần cung cấp rõ ràng và ngắn gọn những thông tin cần thiết để tất cả những người liên quan có thể nắm bắt và theo dõi được từ đó đảm bảo tiến độ và phạm vi ngân sách của kế hoạch. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

Phân chia công việc rõ ràng, cụ thể

Phân công công việc chồng chéo có thể sẽ dẫn đến nhầm lẫn giữa các vai trò và gây ra sự chậm trễ cho việc triển khai kế hoạch. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả thành viên tham gia vào kế hoạch đều được giao đúng và cụ thể nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình ngay từ khi xây dựng kế hoạch truyền thông marketing.

xây dựng kế hoạch truyền thông marketing 4

Xác định mục tiêu rõ ràng

Để xây dựng kế hoạch truyền thông có hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ lý do vì sao kế hoạch này ra đời và những kỳ vọng sẽ đạt được sau khi kết thúc kế hoạch. Hãy tuân thủ quy tắc SMART để xác định chính xác mục tiêu của mình. 

Xây dựng kế hoạch dự phòng

Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng có thể trở nên thất bại. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn xây dựng một kế hoạch truyền thông hoàn hảo và chèo lái nó đi đúng hướng, họ cần có một phương án B thay thế. Kế hoạch này sẽ bao gồm một chiến lược quản trị rủi ro trong kế hoạch truyền thông để vượt qua những trở ngại, khó khăn bất ngờ.

Đồng nhất và bám sát thông điệp truyền thông đã lựa chọn

Việc đồng nhất các thông điệp truyền thông với cách thức thực hiện và mục tiêu truyền thông sẽ giúp cho công chúng mục tiêu dễ theo dõi và nhớ đến chiến dịch của bạn nhiều hơn. Khi đó, hình ảnh thương hiệu sẽ được lan tỏa mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của nhiều công chúng.

LỜI KẾT

Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing thành công sẽ giúp thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải đến công chúng một cách hiệu quả đồng thời đảm bảo rằng công ty đang đi đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của mình.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds