Truyền thông là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về truyền thông

Truyền thông là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về truyền thông

Truyền thông là gì? Tại sao doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động truyền thông. Tìm hiểu chi tiết về các hoạt động truyền thông phổ biến trên thị trường.

1. Tổng quan về truyền thông

1.1. Truyền thông là gì?

Truyền thông là quá trình trao đổi, truyền tải và lan tỏa thông tin, thông điệp giữa hai người trở lên với mục đích gia tăng kết nối, nhận thức lẫn nhau.

Hoạt động truyền thông được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau như: truyền thông mạng xã hội, truyền thông kỹ thuật số, truyền thông truyền thống,v.v.

1.2. Lợi ích của truyền thông

Để hiểu rõ truyền thông là gì, doanh nghiệp cần nắm bắt vai trò và những lợi ích mà truyền thông mang lại.

Xây dựng hình ảnh tích cực – Truyền thông là gì?

Qua các hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể lan tỏa hình ảnh tích cực về thương hiệu.

Để hiểu rõ hơn truyền thông là gì trong xây dựng hình ảnh tích cực, doanh nghiệp có thể tham khảo ví dụ sau:

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam,

Grab đã triển khai chiến dịch truyền thông nhằm tri ân đến tài xế, khách hàng, và các đối tác. Đặc biệt, hoạt động biển quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời của chiến dịch đã nhận được nhiều sự yêu thích và thảo luận tích cực từ công chúng.

Cụ thể, Grab đã triển khai hoạt động biển quảng cáo như sau: mỗi khi có tài xế Grab chạy ngang qua những khu vực có camera, hình ảnh của họ sẽ nhanh chóng được ghi lại và phát trực tiếp trên biển quảng cáo trong thời gian thực kèm theo những lời tri ân ý nghĩa. 

Đọc thêm: Chiến dịch kỷ niệm 10 năm của Grab: Gây ấn tượng với Interactive Billboard độc đáo & thông điệp về sự tri ân 

Giáo dục thị trường

Truyền thông còn hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp giáo dục thị trường bằng cách khiến các đối tượng mục tiêu hiểu rõ vấn đề, thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động.

Ví dụ:

Trong những năm gần đây, truyền thông đã giúp một bộ phận người tiêu dùng thay đổi nhận thức và thúc đẩy thói quen sống xanh hơn như: sử dụng các sản phẩm thuần chay, thiên nhiên, thay thế túi nilon thành túi giấy,…

Xây dựng mối quan hệ

Hoạt động truyền thông còn giúp thương hiệu kết nối và phát triển mối quan hệ với khách hàng, báo chí, công chúng, nhân viên,… giúp doanh nghiệp duy trì và bảo vệ danh tiếng thương hiệu.

truyền thông là gì

Quản lý khủng hoảng – Truyền thông là gì? 

Quản lý khủng hoảng là hoạt động quan trọng trong truyền thông, hỗ trợ doanh nghiệp có thể xử lý kịp thời những rủi ro có ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu.

Những doanh nghiệp đang xảy ra khủng hoảng truyền thông cần nhanh chóng xử lý khéo léo nhằm phòng tránh khủng hoảng phát sinh và lan rộng.

Tăng cường nhận diện thương hiệu – Truyền thông là gì

Đối với những thương hiệu trong giai đoạn xây dựng chỗ đứng trên thị trường, các thương hiệu có thể tận dụng sức mạnh của truyền thông để mở rộng độ nhận diện và tiếp cận với các tệp khách hàng tiềm năng.

2. Phân loại các dạng truyền thông – Truyền thông là gì?

Nhằm hiểu rõ bản chất truyền thông là gì, doanh nghiệp cần hiểu rõ các nhánh nhỏ trong truyền thông. 

2.1. Truyền thông nội bộ & ngoại bộ – Truyền thông là gì?

Truyền thông nội bộ là các hoạt động nằm trong phạm vi doanh nghiệp giữa ban lãnh đạo và các nhân viên với nhau.

Lợi ích của truyền thông nội bộ cho doanh nghiệp:

  • Tăng cường sự gắn kết giữa các cá thể, giúp các nhân viên trở nên đoàn kết hơn.
  • Tạo sự đồng nhất trong một tập thể, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
  • Tăng cường động lực, hiệu suất làm việc
  • Xây dựng hình ảnh tích cực về môi trường làm việc

Đọc thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Hướng dẫn truyền thông mục tiêu với mô hình 5T | Advertising Vietnam 

Trong khi đó, truyền thông ngoại bộ bao gồm các hoạt động hướng đến các đối tượng bên ngoài tổ chức như người tiêu dùng, báo chí, đối tác, công chúng,…

2.2. Truyền thông truyền thống & kỹ thuật số – Truyền thông là gì?

Truyền thông truyền thống là các hoạt động đã xuất hiện từ lâu đời, sử dụng các nền tảng đại chúng để truyền tải thông điệp như truyền hình, biển quảng cáo, báo chí, tạp chí, đài phát thanh, tờ rơi,…

Truyền thông truyền thống

Thường khó để nhắm đối tượng tiếp cận cụ thể, hạn chế về phạm vi về mặt địa lý, thường mang tính tương tác một chiều và thường có chi phí lớn, phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước quảng cáo, thời lượng phát sóng,…

Đặc biệt, truyền thông truyền thống thường khó có thể đo lường chính xác hiệu quả chuyển đổi. Vậy nên các hoạt động truyền thông truyền thống thường được sử dụng với mục tiêu nâng cao nhận thức, truyền bá thông tin trong phạm vi rộng.

Mặt khác, truyền thông kỹ thuật số

Được biết là các hoạt động thông qua các nền tảng internet, thiết bị di động, mạng xã hội,…

Đối với truyền thông kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp đến nhóm mục tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động như lượt xem, lượt tương tác, lượt chia sẻ,… Ngoài ra, một số hoạt động truyền thông kỹ thuật số thường có tính tương tác hai chiều, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt tâm lý của khách hàng.

Đồng thời, truyền thông truyền thống thường có mức phí đa dạng với nhu cầu, nguồn lực của doanh nghiệp. Trong vài trường hợp, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động truyền thông kỹ thuật số không mất phí. 

Trong thời đại số hóa, việc hiểu rõ truyền thông là gì trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, doanh nghiệp tham khảo thêm tại: Agency – Marketing Blog| CleverAds 

3. Phân loại các kênh truyền thông

3.1. Owned media – Truyền thông là gì? 

Owned media (truyền thông sở hữu) là những kênh truyền thông thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Phát triển owned media là quá trình dài hạn, mang lại hiệu quả bền vững theo thời gian.

Hoạt động trên owned media giúp doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu, duy trì sự hiện diện trong mắt khách hàng.

Một số hoạt động owned media phổ biến như: website, xây dựng nội dung qua các trang mạng xã hội, email marketing,…

3.2. Earned media

Earned media (truyền thông lan toả) là phương thức truyền thông gián tiếp, khi các bên thứ 3 tự nguyện chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận về thương hiệu.

Ví dụ: 
  • Nội dung chia sẻ, đánh giá của khách hàng
  • Bài báo, bài phóng sự trên các kênh truyền thông

Các nội dung earned media thường mang lại độ tin cậy cao bởi tính chân thật, gần gũi. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được cách truyền tải thông tin qua các hoạt động earned media. 

3.3. Paid media – Truyền thông là gì? 

Paid media (truyền thông trả phí) là hình thức truyền thông doanh nghiệp cần mất phí để có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Với paid media, doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt hiệu quả lan tỏa thông điệp trong thời gian ngắn cũng như kiểm soát được nội dung truyền tải.

Tuy nhiên, người tiêu dùng dần nhạy cảm hơn với các nội dung trả phí, vậy nên doanh nghiệp cần lồng ghép khéo léo sản phẩm/ dịch vụ qua các hoạt động paid media.

Một số hoạt động paid media phổ biến dành cho doanh nghiệp:

  • Quảng cáo trên các trang mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,…)
  • Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,…)
  • Influencer Marketing

truyền thông là gì

Đọc thêm: Mô hình Paid – Owned – Earned Media trong Digital Performance Marketing | Advertising Vietnam 

4. Xu hướng truyền thông hiện đại – Truyền thông là gì?

Để nắm bắt truyền thông là gì tại thời điểm hiện tại, doanh nghiệp có thể tham khảo 1 số xu hướng truyền thông thịnh hành dưới đây

4.1. Truyền thông qua KOL, KOC, UGC

KOL/KOC hay UGC là những người có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của khách hàng. Với KOL (Key Opinion Leader), họ là những người có chuyên môn cao và uy tín trong một lĩnh vực. Các KOL thường có sức lan tỏa lớn, với lượng người theo dõi cao.

Trong khi đó, KOC (Key Opinion Consumer) được biết đến là những cá nhân có trải nghiệm thực tế với sản phẩm hoặc dịch vụ và thường xuyên chia sẻ đánh giá của họ đến cộng đồng.

KOC thường có tầm ảnh hưởng giới hạn hơn so với KOL

Tuy nhiên, nội dung do KOC sản xuất mang lại cảm giác chân thực, từ đó dễ dàng thuyết phục người xem.

Còn với UGC (User Generated Content), đây là các nội dung do người tiêu dùng tạo ra nhằm phản ánh trải nghiệm thực tế. Vậy nên, nội dung UGC thường mang yếu tố chân thực nhất và dễ dàng tạo lòng tin tới các khách hàng tiềm năng. Để tìm hiểu thêm về UGC Creator, doanh nghiệp tham khảo UGC Creator là gì? Làm thế nào để trở thành UGC Creator? 

4.2. Truyền thông qua mạng xã hội và livestream – Truyền thông là gì?

Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram được sử dụng rộng rãi và phổ biến với đa dạng mục đích khác nhau như: giao lưu, giải trí, mua sắm,v.v. Vậy nên, mạng xã hội chính là nền tảng tiềm năng để các doanh nghiệp truyền tải thông điệp.

Đặc biệt, thời gian gần đây,

Hoạt động truyền thông qua livestream dần trở nên phổ biến và phát triển. Đây là hoạt động có tính tương tác hai chiều cao, có thể tích hợp các hoạt động thú vị, giúp kết nối thương hiệu và người xem và thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

truyền thông là gì

Đọc thêm: Từ A-Z cách livestream TikTok 2024 

4.3. Tích hợp công nghệ vào truyền thông

Tích hợp công nghệ vào truyền thông đã và đang tạo nên những thay đổi lớn, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành truyền thông với hiệu quả vượt trội. Công nghệ hiện đã được tích hợp trên mọi giai đoạn từ khâu phân tích dữ liệu, thực thi đến đo lường hiệu quả.

Việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực truyền thông góp phần tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sự sáng tạo trong các sản phẩm.

Đọc thêm: AI Marketing & Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Marketing 

5. Truyền thông là gì: Kết luận

Qua bài viết này, CleverAds mong rằng các doanh nghiệp đã nắm rõ khái niệm truyền thông là gì và tầm quan trọng của truyền thông trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Bằng việc triển khai các hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, nâng cao kết nối với các bên liên quan và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds