Tìm kiếm khách hàng tiềm năng với 8+ chiến lược hiệu quả
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi họ không chỉ giúp tăng doanh số sản phẩm, dịch vụ mà còn giúp tình hình hoạt động của tổ chức phát triển ổn định. Hôm nay, CleverAds sẽ giải thích cho bạn khái niệm khách hàng tiềm năng là gì và cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả.
1. Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là những người hoặc nhóm có nhu cầu và mong muốn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Họ cũng có khả năng tài chính để tự trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó, nhưng hiện tại họ chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc mua hàng.
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ tìm hiểu, mua và sử dụng sản phẩm
Đối với một doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Họ mở ra cơ hội lớn để tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy sự phát triển của kinh doanh. Họ là nhân tố giúp ích trong quá trình xây dựng và duy trì sự bền vững của kinh doanh.
2. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu có giống nhau không?
Có rất nhiều người, thậm chí là nhiều doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu.
Khách hàng mục tiêu là các khách hàng trong lĩnh vực thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang nhắm đến. Họ có khả năng tài chính để mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Trong khi đó, khách hàng tiềm năng là một phân nhóm nhỏ bên trong đối tượng khách hàng mục tiêu. Mặc dù họ có thể thuộc nhóm khách hàng mục tiêu, tuy nhiên, không phải tất cả khách hàng mục tiêu đều là khách hàng tiềm năng.
3. 8+ chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả năm 2023
Dưới đây, CleverAds đã tổng hợp những kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0:
3.1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua Social Media
Sự bùng nổ của công nghệ và mạng xã hội đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình.
Tiếp cận khách hàng trên mạng xã hội cần xác định chân dung cụ thể.
Thông qua thói quen, hành vi sử dụng mạng xã hội. Từ đó, bạn sẽ tham gia vào hội nhóm để quảng bá, giới thiệu thông minh sản phẩm doanh nghiệp một cách khéo léo.
3.2. Quảng cáo Google Ads
Google Ads là những phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Đồng thời thúc đẩy doanh số. Nó giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm của doanh nghiệp trên Google bằng các từ khóa ngắn.
Tuy nhiên, Google Ads hiện là dịch vụ trả phí. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp. Hoặc đơn giản hơn, là lựa chọn đối tác tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ triển khai.
Đọc thêm: Quảng cáo Google trọn gói: Bí quyết thành công cho doanh nghiệp.
3.3. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua Email marketing
Tương tự như social media, email marketing cũng được biết đến là một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho tổ chức.
Để có được email từ khách hàng, doanh nghiệp dựa vào các chương trình khuyến mãi, catalogue chào hàng,… hoặc mời khách hàng đăng ký nhận ưu đãi qua mail. Sau đó, bạn hãy soạn ngay những chương trình khuyến mãi với nội dung hấp dẫn, kèm hình ảnh bắt mắt để gửi cho khách hàng.
Ví dụ:
Netflix tiếp cận các thành viên không đăng nhập trong thời gian dài bằng những poster phim thú vị, hấp dẫn để thu hút họ quay trở lại.
3.4. Tìm kiếm ở các triển lãm, sự kiện
Đây là một kênh tiếp thị offline vô cùng quan trọng để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp đặt các booth bán hàng ở những triển lãm, sự kiện lớn sẽ quảng bá sản phẩm đến khách hàng dễ dàng mà không mất quá nhiều chi phí.
Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể giữ liên lạc với các khách hàng đã mua sản phẩm tại triển lãm, sự kiện. Từ đó tiếp tục chăm sóc họ trở thành khách thành trung thành cho doanh nghiệp.
3.5. Tìm kiếm qua các KOLs nổi tiếng
KOLs cũng là một phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà CleverAds muốn giới thiệu đến bạn. Trong 3 năm gần đây, việc thuê những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng xã hội để PR sản phẩm ngày càng được ưa chuộng.
Mỗi KOL đều có một lượng người theo dõi hùng hậu trên các nền tảng xã hội. Qua đó, sản phẩm được họ PR cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết định của người mua hàng.
Ví dụ, Thương hiệu mỹ phẩm Dr.PEPTI đã cho ra mắt các dòng sản phẩm chăm sóc da mới vào tháng 11/2022. Qua đó, họ hợp tác với Thùy Tiên, Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 trong chiến dịch để thu hút và quảng bá sản phẩm lần này.
3.6. Hội thảo và sự kiện tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Tương tự như việc tham gia triển lãm và tổ chức sự kiện, tìm kiếm khách hàng thông qua hội thảo cũng là một trong những phương thức mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng kênh này giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và chính xác. Những người đến dự hội thảo thường có sự quan tâm thực sự đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Đừng quên chăm sóc họ tận tâm để biến họ trở thành khách hàng thực sự.
3.7. Website, diễn đàn cộng đồng khách hàng
Ngoài các mạng xã hội phổ biến: Facebook, Zalo, Instagram; LinkedIn là nền tảng không thể thiếu để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
LinkedIn dành cho nhà tuyển dụng, nhân sự và doanh nghiệp. Vì vậy, có thể sử dụng để đăng tải nội dung quảng cáo dịch vụ. Và tiếp cận lượng lớn đối tượng tuyển dụng tiềm năng.
3.8. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng với SEO
Tương tự như cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua Google AdWords, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các chiến dịch SEO cũng cho phép khách hàng tìm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn thông qua các từ khóa.
Sự khác biệt ở đây là trong chiến dịch SEO, bạn sẽ không phải trả chi phí mỗi khi khách hàng nhấp vào liên kết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Tuy nhiên, để tối ưu hóa SEO cho trang web, bạn cần đầu tư thời gian, công sức và một mức chi phí phù hợp. Khi từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đạt thứ hạng cao trên trang tìm kiếm Google, kết quả sẽ đáng đợi đầu tư của bạn.
3.9. Telesale
Đây vốn là cách truyền thống để tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhưng vẫn luôn mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này giúp bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, để thực hiện telesale một cách hiệu quả, việc lựa chọn và lọc kỹ thông tin về khách hàng là rất quan trọng để tránh lãng phí thời gian.
Bên cạnh đó, việc thực hiện cuộc gọi tới khách hàng có thể gây phiền phức cho họ. Vì vậy, trước tiến hành với phương pháp này, bạn cần đào tạo đội ngũ telesales của doanh nghiệp cẩn thận và rèn luyện kỹ năng tốt để sẵn sàng đối mặt với những tình huống xấu nhất.
4. Những yếu tố cần có để xây dựng khách hàng tiềm năng thành công
Dưới đây là 4 yếu tố cần thiết để doanh nghiệp của bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng thành công:
4.1. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn biết cách thu hút khách hàng mới.
Lý do tại sao khách hàng nên lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì lựa chọn các doanh nghiệp khác phản ánh trong hình ảnh và thương hiệu cá nhân của bạn.
4.2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Khách hàng của bạn có thể thuộc vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm đa dạng về giới tính, tính cách, tôn giáo, học vấn và nhiều yếu tố khác.
Mỗi nhóm đối tượng này có thể đối mặt với nhiều tình huống khác nhau. Vì vậy, trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn là quan trọng để có khả năng đối phó trong bất kỳ tình huống khó khăn nào.
4.3. Hiểu rõ sản phẩm, khách hàng
Hiểu rõ khách hàng của mình là một kỹ năng cần thiết trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Để tư vấn và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp, bạn cần hiểu rõ những gì khách hàng thực sự cần và muốn từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Đồng thời, bạn cần liên tục theo dõi và cập nhật kiến thức về khách hàng của mình để có thể đáp ứng được những thay đổi này.
Theo nghiên cứu mckinsey.com:
Trước đây, người dân Hoa Kỳ có thể không thích mua sắm trực tuyến cho các mặt hàng tạp hóa và thường ưa thích mua tại cửa hàng truyền thống.
Tuy nhiên, sau đại dịch, hành vi này đã trải qua sự thay đổi lớn. Số lượng người tiêu dùng mua hàng tạp hóa trực tuyến lần đầu tiên đã tăng lên 15%, cho thấy sự chuyển đổi nhanh chóng trong thị trường và cách khách hàng tiếp cận việc mua sắm.
4.4. Xây dựng niềm tin khách hàng
Sự tin tưởng của khách hàng đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.
Bởi chỉ khi họ tin tưởng, họ mới có thể trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn lần đầu, và tiếp tục trải nghiệm sau đó. Do đó, việc xây dựng lòng tin với khách hàng là một kỹ năng không thể thiếu trong chiến lược tìm kiếm khách hàng mới.
Xây dựng lòng tin với khách hàng gồm:
- Bảo mật tốt thông tin của khách hàng.
- Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
- Tránh những sai lầm nhỏ có thể đánh mất lòng tin với thương hiệu.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin mà CleverAds muốn chia sẻ về các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cũng như những kỹ năng cần thiết. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được nhiều khách hàng hơn.