Thương hiệu là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu thành công?

Thương hiệu là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu thành công?

Thương hiệu là gì? Tưởng chừng thương hiệu chỉ là một thứ gì đó vô hình nhưng lại là tài sản vô giá đối với doanh nghiệp.

Nhìn chung, khách hàng chỉ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng. Tìm hiểu tầm quan trọng của thương hiệu và quy trình xây dựng thương hiệu bền vững, thành công dành cho doanh nghiệp hiện nay.

1. Thương hiệu là gì? 

Theo David Ogilvy – người được mệnh danh “Cha đẻ của Quảng cáo”, đã định nghĩa rằng: “Thương hiệu là tổng thể vô hình của các thuộc tính sản phẩm: tên, bao bì, giá cả, lịch sử, danh tiếng và cả cách nó được quảng cáo”.

Thương hiệu không chỉ là tên hay logo mà còn bao gồm tầm nhìn, giá trị, trải nghiệm khách hàng và các thông điệp được truyền tải qua các chiến dịch truyền thông, quảng cáo.

thương-hiệu-là-gì-1

Một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt và cạnh tranh so với các đối thủ cùng kinh doanh sản phẩm/dịch vụ tương tự trên thị trường. Từ đó, tạo được niềm tin và lòng trung thành từ phía khách hàng.

2. Vai trò đối với doanh nghiệp của thương hiệu là gì? 

2.1. Tăng nhận diện

Phong cách, hình ảnh, giá trị và độ uy tín của một doanh nghiệp được hình thành từng bước trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Thương hiệu mạnh sẽ làm tăng độ nhận diện và tính cạnh tranh, giúp thương hiệu trở nên nổi bật và dễ nhớ cũng như gây dựng niềm tin ban đầu cho khách hàng.

2.2. Xây dựng tệp khách hàng trung thành

Một thương hiệu mạnh thường được khách hàng lựa chọn và tin tưởng vào chất lượng và giá trị của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đem lại.

Khi khách hàng cảm thấy yên tâm về những gì họ đã sử dụng, họ sẽ có xu hướng quay trở lại và mua sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đó.

Điều này giúp giữ chân khách hàng và chuyển đổi họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Harley-Davidson là một ví dụ điển hình trong việc xây dựng được tệp khách hàng trung thành thông qua việc tạo ra một cộng đồng kết nối những người đam mê xe của thương hiệu với nhau.

2.3. Lợi thế cạnh tranh – Thương hiệu là gì?

Có một sự thật là thương hiệu mạnh có thể tăng giá sản phẩm cao hơn so với đối thủ mà không sợ mất đi khách hàng. Bởi khách hàng nhận thức được giá trị thương hiệu, họ sẵn sàng trả giá cao cho một sản phẩm của thương hiệu họ yêu thích.

Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, tạo ra lợi thế về con người và huyết mạch cho công ty.

Doanh nghiệp cũng dễ dàng thu hút vốn bởi các nhà đầu tư đánh giá cao các thương hiệu uy tín do có tiềm năng phát triển và sinh lời bền vững.

2.4. Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

Thương hiệu có giá trị cao và bảo hộ thương hiệu rõ ràng không chỉ tăng niềm tin của khách hàng mà còn giảm thiểu được rủi ro cho doanh nghiệp từ những pha chơi xấu của đối thủ, bảo vệ khỏi hàng giả hàng nhái và ngăn chặn sử dụng trái phép thương hiệu.

Đơn cử, thương hiệu Disney rất nghiêm ngặt trong việc bảo hộ các nhân vật và thương hiệu của mình.

Công ty sở hữu đội ngũ chuyên theo dõi, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm bản quyền như sử dụng trái phép hình ảnh các nhân vật của Disney trong những sản phẩm không được cấp phép.

thương-hiệu-là-gì-2

3. 05 yếu tố chính hình thành nên thương hiệu bền vững

3.1. Brand Identity Thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu điển hình sẽ bao gồm:

  • Logo, slogan.
  • Font chữ chuyên dùng.
  • Màu sắc thương hiệu.
  • Hình ảnh và phong cách riêng.
  • Poster truyền thông.
  • Bao bì thiết kế

Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp các yếu tố trực quan và phi trực quan giúp xây dựng và truyền tải hình ảnh thương hiệu tới khách hàng.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chỉn chu, chứa đựng được giá trị và sứ mệnh thương hiệu sẽ mang lại sức mạnh truyền đạt không giới hạn tới khách hàng.

Vì vậy, đầu tư vào một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán và chuyên nghiệp là bước đầu quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu bền vững.

3.2. Brand Personality Thương hiệu là gì?

Cũng giống như tính cách con người, tính cách thương hiệu là những đặc điểm nổi bật để nhận diện thương hiệu, phần thể hiện ra bên ngoài và định hình vào tâm trí khách hàng.

Tính cách thương hiệu cần phản ánh giá trị và tầm nhìn của thương hiệu, đồng thời cũng phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Brand Personality được nhận dạng và duy trì bởi tệp khách hàng trung thành. Đây là kết quả hình thành sau quá trình trải nghiệm với thương hiệu.

Red Bull – một thương hiệu xây dựng tính cách rõ ràng và sở hữu đặc điểm: phiêu lưu, mạo hiểm và táo bạo. Đây không chỉ bán nước tăng lực đơn thuần mà còn là thương hiệu gắn với các sự kiện thể thao phiêu lưu, mạo hiểm như Red Bull Air Race và Red Bull Stratos.  

3.3. Brand Positioning

Yếu tố định vị thương hiệu giúp thương hiệu xác định vị trí hiện hữu của thương hiệu so với đối thủ trong tâm trí khách hàng.

Thiết kế bộ nhận diện chuyên nghiệp ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trọng việc định vị thương hiệu.

Bạn cần phải xác định cụ thể về mục tiêu, giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu để xây dựng định vị rõ ràng và duy nhất trên thị trường.

3.4. Brand Ambassador

Đại sứ thương hiệu là gương mặt đại diện cho thương hiệu nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Họ cũng là người truyền tải đi thông điệp đến với khách hàng thay cho thương hiệu.

Mỗi lời nói hay hành vi ứng xử của đại sứ trước công chúng đều ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu. Việc “chọn mặt gửi vàng” cần được xem xét kỹ lượng dựa trên nhiều yếu tố bởi nó tác động tới quyết định mua hàng của khách hàng.

đại sứ thương hiệu

Các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn đại sứ là người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn tới khán giả. Tuy nhiên, cũng cần phải ưu tiên các tiêu chí như đối tượng người theo dõi, phong cách,v.v. sao cho phù hợp với mục tiêu thương hiệu hướng tới.

3.5. Brand Culture Thương hiệu là gì?

Văn hóa thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định sự bền vững của thương hiệu bởi nó định hình cho các khía cạnh khác của thương hiệu.

Nó được tạo nên từ giá trị cốt lõi và sứ mệnh mà doanh nghiệp theo đuổi. Từ đó, góp phần tạo liên kết nội bộ và động lực cho các nhân sự làm việc, cống hiến để trở thành những đại sứ thương hiệu nghiễm nhiên mà doanh nghiệp không cần trả thêm phí.

4. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mới

4.1. Xác định mục tiêu Thương hiệu là gì?

Trước hết, doanh nghiệp cần biết rõ mình mong muốn nhận được gì thông qua việc xây dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh thu, nâng cao nhận thức hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Bước tiếp theo cũng cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, hiểu được hành vi nhu cầu và tìm ra insight của họ.

Doanh nghiệp cần đảm bảo xây dựng mục tiêu theo đúng nguyên tắc SMART dựa trên tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường để cho ra các dữ liệu quan trọng.

4.2. Bản sắc thương hiệu

Đối thủ có thể sao chép sản phẩm, bao bì hoặc thậm chí cả tên thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, bản sắc riêng và khác biệt sẽ để lại ấn tượng cho khách hàng, thứ khó có thể bắt chước được.

Xây dựng bản sắc thương hiệu xuất phát từ việc xác định được giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn và cá tính thương hiệu cũng như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu độc đáo và chuyên nghiệp.

Sau cùng, sử dụng các kênh truyền thông phù hợp để truyền tải bản sắc đến với khách hàng và duy trì tính thống nhất trong mọi hoạt động.

4.3. Thông điệp thương hiệu Thương hiệu là gì?

Khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu và đồng cảm khi tiếp xúc với một thông điệp có ý nghĩa, mang trong mình giá trị cốt lõi và thể hiện được sự khác biệt so với đối thủ.

Thông điệp sẽ là hành trang theo xuyên suốt chặng đường xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai.

Chính vì thế, doanh nghiệp cần định hình sẵn cho mình một thông điệp đơn giản, ngắn gọn và xúc tích nhất nhưng chứa đựng tất cả những gì bạn muốn truyền tải tới khách hàng.

Các yếu tố tạo nên thông điệp:

  • Doanh nghiệp của bạn là ai?
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?
  • Ai là đối tượng khách hàng mà bạn quan tâm tới?
  • Doanh nghiệp mong muốn cống hiến gì cho cộng động và xã hội thông qua sản phẩm/dịch vụ?

4.4. Lựa chọn kênh truyền thông Thương hiệu là gì?

Tùy thuộc vào độ phủ, mức độ tương tác, chi phí và khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu của từng kênh truyền thông khác nhau, doanh nghiệp cần cân nhắc và đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp của kênh cho chiến dịch của mình.

Doanh nghiệp cũng nên lựa chọn sử dụng đa kênh để tận dụng tối đa lợi ích của chúng cũng như tạo hiệu ứng tốt nhất cho các chiến dịch quảng cáo, truyền thông.

4.5. Đo lường và điều chỉnh chiến lược

Doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá hiệu quả chiến lược thông qua các chỉ số về mức độ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi, mức độ hài lòng của khách hàng,v.v.

Kết quả dữ liệu thu thập được cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược để phù hợp với mục tiêu ban đầu. Đó có thể là đổi mới thông điệp, thiết kế lại hình ảnh hay thay đổi kênh truyền thông.

Công việc này cần phải duy trì và theo dõi liên tục để đảm bảo hoàn thành mục tiêu và đạt được hiệu quả.

Kết luận

Với những thông tin mà CleverAds cung cấp, hi vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan và chi tiết về “thương hiệu” cũng như nắm được những kỹ năng và chiến lược cần có để xây dựng được thương hiệu thành công.

Hãy bắt đầu công cuộc trở thành doanh nghiệp sở hữu thương hiệu ấn tượng ngay hôm nay!