Thông điệp truyền thông: Quy trình xác định thông điệp cốt lõi
Thông điệp truyền thông là gì?
Là một nhà tiếp thị, chắc hẳn ai cũng hiểu rõ mức độ quan trọng của một chiến lược Marketing. Tuy nhiên, thông điệp truyền thông được tạo ra từ chiến lược đó là một phần của quy trình dẫn đến thành công của toàn bộ chiến dịch.
Bài viết này thảo luận về định nghĩa và các ví dụ thực tế quy trình tạo thông điệp truyền thông xuất sắc cho doanh nghiệp.
1. Tổng quan: Thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp với người tiêu dùng. Nhằm thuyết phục họ hợp tác kinh doanh với thương hiệu.
Với doanh nghiệp, thông điệp có ảnh hưởng lớn đến việc đạt được các mục tiêu kinh doanh. Vì nó là sự khác biệt giữa việc thu hút khách hàng mới hoặc đẩy họ đến với đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp nên xây dựng thông điệp truyền thông một cách cẩn trọng. Đặc biệt với đối tượng người tiêu dùng, khán gia mục tiêu đang cố gắng tiếp cận.
Thông điệp truyền thông phải giải quyết được vấn đề của người tiêu dùng
Với giải pháp đến từ doanh nghiệp. Hãy hình dung: Đối với một sản phẩm mới ra mắt trên Instagram, cần làm cách nào để thuyết phục người dùng rằng họ cần mua sản phẩm này?
Thông điệp đáp ứng nhu cầu, thương hiệu sẽ có được niềm tin từ công chúng. Doanh nghiệp nên đầu tư thời gian cho quá trình sản xuất thông điệp truyền thông. Đặc biệt khi: 59% người tiêu dùng ưa thích mua hàng từ những thương hiệu họ tin tưởng.
Ví dụ điển hình:
Zoom là nền tảng hỗ trợ tạo phòng họp trực tuyến để kết nối người dùng. Công cụ thực hiện tiếp thị tới tệp khách hàng có nhu cầu duy trì trò chuyện, kết nối mọi lúc mọi nơi.
Nói chung, thông điệp này thu hút bởi với câu từ ngắn đã giải thích nguyên lý hoạt động của Zoom. Và công cụ này là lựa chọn phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu của người dùng.
2. Thông điệp truyền thông trong Marketing
Thông điệp truyền thông trong Marketing là cách truyền đạt những điều khách hàng muốn biết về thương hiệu.
Không đơn thuần là chia sẻ thông tin sản phẩm, dịch vụ hiện có. Mà còn xây dựng nhận diện thương hiệu thông qua: mục tiêu thành lập, sứ mệnh, tầm nhìn, và giá trị.
Thông điệp khiến khách hàng nhận thấy niềm tin và lý tưởng về thương hiệu. Từ đó tạo ấn tượng về doanh nghiệp.
Kiểu giao tiếp này có thể là điểm quyết định giữa việc mua hàng từ bất kỳ công ty nào hay mua hàng từ một công ty đáng tin cậy và hấp dẫn.
Hoạt động Marketing của doanh nghiệp cần một thông điệp truyền thông. Dù là B2C hay B2B, SaaS,.v.v.
3. Quy trình tạo thông điệp truyền thông
Như đã đề cập, một thông điệp được tạo ra từ quy trình đúng giúp chuyển đổi công chúng thành khách hàng. Tất cả doanh nghiệp nên hướng tới mục tiêu truyền thông.
Dưới đây là cách tạo thông điệp truyền thông hấp dẫn cho doanh nghiệp.
3.1. Hiểu công chúng mục tiêu
Giống như hầu hết các hoạt động Marketing, không thể bắt đầu tạo thông điệp truyền thông mà không xác định đối tượng mục tiêu.
Tóm lại, đối tượng mục tiêu là nhóm người tiêu dùng có đặc điểm và mục đích mua hàng tương tự nhau. Đồng thời có khả năng thu được nhiều giá trị đơn hàng nhất từ sản phẩm, dịch vụ đó.
Để tìm hiểu về công chúng mục tiêu, hãy tiến hành:
- Nghiên cứu chân dung người tiêu dùng.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Thử nghiệm social listening.
- Phỏng vấn.
Nhìn chung, mục tiêu của xác định đối tượng mục tiêu là hiểu rõ họ “trông” như thế nào. Có thể là thông tin nhân khẩu học (tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích, mong muốn,v.v.).
3.2. Hiểu điểm đau, vấn đề của công chúng
Nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu cho bạn biết về các vấn đề và rào cản của họ.
Điểm đau ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày hoặc mong muốn trong cuộc sống của đối tượng mục tiêu. Chúng thường là vấn đề họ đang tích cực tìm kiếm giải pháp.
Đọc thêm: Tâm lý khách hàng: Chiến thuật xây dựng quan hệ bền vững
Ví dụ:
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp SaaS gặp khó khăn khi quản lý chiến dịch. Vì sử dụng nhiều nền tảng trong suốt quá trình hoạt động. Do đó, thông điệp cần nói lên khả năng tích hợp mọi nền tảng và tính dễ sử dụng.
Nếu là doanh nghiệp B2C kinh doanh thời trang thân thiện với môi trường, điểm khó khăn của khách hàng có thể là thông điệp truyền thông. Doanh nghiệp nên thể hiện mong muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua sử dụng sản phẩm thời trang bền vững.
Khi hiểu được vấn đề, doanh nghiệp sẽ xác định được nguyên nhân khách hàng cần sản phẩm, dịch vụ. Kết quả là có thể tạo thông điệp giải quyết nhu cầu của họ.
3.3. Xác định thông điệp cốt lõi
Các tuyên bố làm nổi bật tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời cho khách hàng biết: chúng được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của họ.
Hãy trình bày rõ lý do họ nên lựa chọn doanh nghiệp thay vì đối thủ. Đó chính là mục đích cuối cùng của thông điệp truyền thông. Sau đó, chứng minh sản phẩm, dịch vụ là cách thức giải quyết vấn đề của họ.
Ví dụ:
Doanh nghiệp thân thiện với môi trường có thể đề cập đến sản phẩm được sản xuất tại địa phương. Thông báo này cho người tiêu dùng biết: doanh nghiệp đang giải quyết vấn đề của họ. Đó là thiếu những món đồ thời trang bền vững. Từ đó, tránh được sự cạnh tranh với thương hiệu quốc tế.
3.4. Rõ ràng và súc tích
Thông điệp truyền thông cần có tính truyền đạt mạnh mẽ. Nhiều ý nghĩa truyền tải trong câu từ ngắn gọn. Đi thẳng vào vấn đề, giải thích vì sao sản phẩm là giải pháp.
Khách hàng cần được biết thông điệp thay vì tìm kiếm đáp án trong hàng vạn các phát biểu. Do đó, hãy ưu tiên sự rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu.
Cụ thể:
“Hãy cho tôi biết tại sao bạn là người giỏi nhất – không có nếu, và hoặc nhưng”.
3.5. Ngôn ngữ đối thoại gần gũi
Không nên cho rằng khách hàng biết hoặc hiểu các thuật ngữ chuyên ngành về sản phẩm, dịch vụ.
Nội dung thông điệp phải đơn giản, không yêu chứa quá nhiều thuật ngữ riêng biệt.
Ví dụ:
Sử dụng thuật ngữ về kỹ thuật để mô tả tính năng của mẫu ô tô mới nhất. Những người đam mê ô tô sẽ là đối tượng duy nhất quan tâm đến điều đó.
Hãy là viết như đối thoại, duy trì ngữ điệu thân thiện. Khiến khách hàng cảm thấy được chào đón.
3.6. Thể hiện đặc điểm thương hiệu
Mục đích chung của thông điệp truyền thông là thu hút công chúng mục tiêu. Đồng thời, nó cũng thể hiện điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Điều này dựa vào trụ cột chính của thông điệp là tính độc đáo.
Mọi đối thủ đều sở hữu thông điệp truyền thông.
Do đó, những thông điệp tiếp cận ban đầu phải thể hiện nét độc đáo. Có thể là tính cách thương hiệu, lợi thế khác biệt hoặc sự kết hợp của cả hai.
3.7. User-generated content (nội dung do người dùng tạo)
- 14 % người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng đề xuất từ người tiêu dùng khác thay vì nhân viên tư vấn của thương hiệu.
Với xu hướng này, sử dụng nội dung UGC để truyền tải thông điệp dưới dạng chứng thực và đánh giá, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.
Ví dụ:
- “95% khách hàng của chúng tôi yêu [tên sản phẩm, dịch vụ], và bạn cũng vậy.”
3.8. Kết nối cảm xúc
Có nhiều mô hình hành vi người tiêu dùng giải thích quy trình ra quyết định mua. Một số mô hình cho rằng thông qua lý luận logic, số khác cho rằng hoàn toàn là cảm xúc. Trên thực tế, có thể là kết hợp của cả hai.
Thông qua chiến thuật nội dung, thương hiệu thể thể hiện sự độc đáo để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Sau đó, truyền đạt các tuyên bố về giá trị để thuyết phục khách hàng: doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề của họ.
Tiếp cận khách hàng với thông điệp truyền thông
Điều đáng chú ý là thông điệp truyền thông phải thuyết phục người tiêu dùng hợp tác với doanh nghiệp.
Tập trung thể hiện cá tính thương hiệu, tạo kết nối cảm xúc và cho khách hàng thấy rõ những lợi ích dành cho họ. Nếu thực hiện đúng những điều này, thông điệp sẽ tiếp cận trực tiếp đúng đối tượng mục tiêu và phát triển danh sách khách hàng trong tương lai.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!