Thị phần là gì? Tầm quan trọng của thị phần với thương hiệu

Thị phần là gì? Tầm quan trọng của thị phần với thương hiệu

Thị phần là gì? Vì sao nói thị phần thể hiện vị thế và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ngành? Tìm hiểu cùng CleverAds tại đây.

1. Tổng quan Thị phần là gì? 

Thị phần – market share là thuật ngữ biểu thị chỉ số phần trăm sản lượng tiêu thụ mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trên thị trường.

Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần doanh nghiệp cao đồng nghĩa rằng doanh nghiệp đó thu được lợi nhuận lớn. Doanh nghiệp cũng có nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngành.

thị phần

Để đạt được thị phần lớn, doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược tốt sẽ giúp chiếm lợi thế trước đối thủ.
Ví dụ:

Thị phần của Apple trên thị trường smartphone Trung Quốc được xếp ở vị trí thứ hai trong quý 4 năm 2020 với Vivo và Oppo ở mức 17%. Vào thời điểm đó, 29% thị trường điện thoại di động của Trung Quốc từ nhiều thương hiệu khác. Trong suốt quý 1 đến quý 3, thị phần của Apple tại Trung Quốc giảm xuống còn 12%, thua Vivo và Oppo. Vào quý 4 năm 2021, Apple đã có mức tăng trở lại 22%. Trong quý 1 năm 2022, nó vẫn ở mức 18%.

2. Công thức tính Thị phần?

Công thức như sau: 

Thị phần = Tổng doanh bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường.

Hay:

Thị phần = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Ngoài ra cách tính thị phần tương đối được thể hiện như sau:

Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.

Hoặc:

Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

  • Doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh dẫn đầu thị phần tốt hơn đối thủ: Thị phần tương đối > 1
  • Đối thủ cạnh tranh đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp: Thị phần tương đối < 1
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng lợi thế cạnh tranh của đối thủ trên thị trường: Thị phần tương đối = 1

3. Vai trò của thị phần 

Ta thấy rằng thị phần là yếu tố thể hiện sức cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Là yếu tố để xác định và đánh giá đối thủ cạnh tranh. Từ những yếu tố đó có thể xác định vai trò trọng điểm của thị phần như sau:

3.1. Xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Thị phần giúp doanh nghiệp xác định được vị thế của doanh nghiệp mình và cả đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và xây dựng các chiến dịch kinh doanh, chiến lược marketing để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Và có những phương án phù hợp để bảo vệ thị phần hiện tại lâu dài, bền vững.

3.2. Xác định tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Thị phần doanh nghiệp chiếm lĩnh được trên thị trường sẽ phản ánh tốc độ, mức độ doanh nghiệp phát triển. Chỉ số thị phần lớn đồng nghĩa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả.

Thị_phần_là_gì_2 

Ngược lại nếu thị phần nhỏ chứng tỏ hiệu quả kinh doanh còn thấp hoặc doanh nghiệp mới ra mắt thị trường. Chỉ số market share thấp đồng nghĩa tốc độ phát triển của doanh nghiệp đang chậm lại. Do đó cần xem xét và thay đổi các chiến lược cần thiết.

3.3. Tạo động lực phát triển, xây dựng nguồn nhân lực thích hợp

Đây là thời điểm doanh nghiệp đã có những cơ sở để nghiên cứu xây dựng nguồn lực nhân sự thích hợp hoặc tạo động lực tăng trưởng.

Tại thời điểm thị phần còn thấp, thương hiệu cần gấp rút tạo thêm nguồn nhân lực thích hợp để xây dựng và thực hiện. Trong trường hợp thị phần cao và phát triển tốt thì xác định thị phần sẽ tạo động lực để doanh nghiệp phát triển và phát huy tốt ưu thế hiện có.

4. Cách thức giúp công ty tăng thị phần là gì?

Để tăng thị phần công ty, các nhà kinh doanh có thể áp dụng các cách như: Cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến, chăm sóc khách hàng củng cố lòng trung thành của khách hàng, mua lại đối thủ cạnh tranh.

Thị phần là gì 3

4.1. Công nghệ mới

Đổi mới là phương pháp giúp công ty có thể tăng thị phần. Doanh nghiệp tung ra thị trường một công nghệ, cải tiến mới mà đối thủ cạnh tranh chưa có. Người tiêu dùng sẽ nhanh chóng bị thu hút và muốn được trải nghiệm nó.

Nếu những thay đổi đó đáp ứng được đúng mong muốn của khách hàng. Họ sẽ sẵn sàng chuyển hướng trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Cách thức này sẽ làm thị phần đối thủ sụt giảm và lượng thị phần mới của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

4.2. Chăm sóc khách hàng

Khách hàng trung thành là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Họ cũng là người sẵn sàng chào đón sản phẩm mới của thương hiệu. Việc chăm sóc và nâng cao trải nghiệm khách hàng sẽ đem lại sự hài lòng cho người tiêu dùng. Khi họ hài lòng về sản phẩm, dịch vụ và thấy được sự trân trọng cùng tôn trọng từ doanh nghiệp, họ sẽ tự nguyện trở thành khách hàng trung thành.

Nghiễm nhiên, thị phần của doanh nghiệp sẽ được củng cố vững chắc. Doanh nghiệp cũng có thể đề phòng việc đối thủ sử dụng các chiến lược để thu hút và chiếm lĩnh thị phần của mình.

Khách hàng hài lòng với doanh nghiệp. Họ sẽ giới thiệu những người xung quanh sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thêm một lượng khách hàng mới mà không tốn bất cứ chi phí marketing nào.

4.3. Mua lại đối thủ cạnh tranh

Đây là phương pháp vừa chắc chắn nhất vừa nhanh nhất để tăng thị phần hiện nay. Doanh nghiệp vừa loại bớt được đối thủ cạnh tranh vừa gia tăng được lượng khách hàng cho doanh nghiệp. Phương pháp này góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của thị phần.

Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi công ty cần có chi phí lớn và sự tính toán phù hợp. Cần phải có chi phí lớn cũng như có sự tính toán hợp lý.

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ sẽ luôn chú ý đến các thương vụ mua lại tốt khi công ty họ đang trên đà phát triển.

4.4. Phát triển phân khúc thị trường mới

Việc thâm nhập phát triển thị trường mới sẽ giúp công ty có cơ hội gia tăng và mở rộng thị phần. Song để thực hiện cách thức này công ty cần sự nghiên cứu nghiêm túc về mục tiêu thị trường sẽ mở rộng. Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh và quảng bá phù hợp nhất cho sản phẩm dịch vụ.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường sẽ mở rộng. Đồng thời đưa ra chiến lược kinh doanh và marketing hợp lí nhất cho sản phẩm.

Ví dụ: Doanh nghiệp Gốm sứ Minh Long xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài thông qua sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon.

Kết luận

Thị phần có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết trên, độc giả sẽ có cái nhìn bao quát hơn về thị phần. Từ đó tìm hiểu và nghiên cứu phương thức phù hợp để mở rộng thị phần cho doanh nghiệp.


Nếu doanh nghiệp cần một giải pháp tối ưu về Marketing, liên hệ với CleverAds tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds