Thế hệ Gen Z: Hành vi tiêu dùng có còn là ẩn số?

Thế hệ Gen Z: Hành vi tiêu dùng có còn là ẩn số?

Gen Z là gì? Hành vi tiêu dùng của Gen Z có gì khác biệt với Gen X và Gen Y? Làm thế nào để các doanh nghiệp tiếp cận được thế hệ này? Cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Gen Z là gì?

Gen Z là những người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2010. Đây là những cá nhân được sinh ra trong thời kỳ công nghệ bùng nổ.

Ngay từ khi còn bé, họ đã tiếp xúc với Internet, mạng xã hội hay những ứng dụng khác của công nghệ. Bối cảnh đó đã tạo nên một thế hệ Gen Z rất khác biệt so với những thế hệ trước về quan điểm cùng như hành vi tiêu dùng. 

Thế hệ Gen Z dần dần có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ khác. Đồng thời trở thành khách hàng tiềm năng của nền kinh tế, được nhiều doanh nghiệp hướng tới.

2. Đặc điểm hành vi tiêu dùng của gen Z có gì khác biệt?

2.1. Nhu cầu của gen Z gắn liền với công nghệ: mua sắm trực tuyến, sử dụng mạng xã hội

Sinh ra trong bối cảnh công nghệ phát triển, các thiết bị công nghệ gắn liền với đời sống nên Gen Z khó có thể rời xa công nghệ. 

Theo thống kê:

  • 55% Gen Z dành trên 5 tiếng/ngày để sử dụng điện thoại di động cho việc mua sắm, sử dụng mạng xã hội,…
  • Hơn 40% Gen Z lựa chọn thà mất ví còn hơn bị mất điện thoại. 

Gen Z cũng ưa thích mua sắm trực tuyến bởi tính tiện lợi của nó. Họ chủ yếu mua sắm trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…

2.2. Gen Z đề cao tính cá nhân, sự khác biệt

Đối với Gen Z, khuôn mẫu sẽ khiến họ cảm thấy gò bó và không được là chính mình. Họ luôn muốn được trải nghiệm những điều mới mẻ. Thử nghiệm những phong cách khác nhau để có thể định hình được bản sắc cá nhân, thể hiện được chính mình. Họ không hề e ngại thể hiện cá tính, sở thích, mong muốn của thân.

Bởi lẽ đó nên Gen Z dễ dàng tạo nên được các xu hướng được nhiều người yêu thích và quan tâm.

  • 53% Gen Z muốn các thương hiệu cung cấp các sản phẩm mang tính cá nhân hoá (theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu quảng cáo thế giới).

2.3. Gen Z dễ dàng kết nối trong cộng đồng

Trong một cộng đồng, Gen Z dễ dàng kết nối với mọi người. Họ không phân biệt giữa bạn bè trực tuyến hay bạn bè ngoài đời thực. Thế hệ Gen Z đánh giá cao các công đồng trực tuyến vì chúng cho phép mọi người ở mọi hoàn cảnh kết nối với nhau.

Theo một cuộc khảo sát, 

  • 66% thế hệ Gen Z cho rằng các cộng đồng được tạo ra vì lợi ích chung chứ không phụ thuộc vào kinh tế hay học vấn. 
  • 52% Gen Z tin rằng mỗi cá nhân đều thuộc các nhóm khác nhau và dễ dàng thay đổi, di chuyển giữa các nhóm.

2.4. Là người tiêu dùng kỹ tính, đề cao tính bền vững của sản phẩm

Theo một cuộc khảo sát của IBM và NRF, 60% Gen Z không sử dụng ứng dụng hoặc trang web nếu nó tải quá chậm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm ảo trải nghiệm người dùng các kênh online của mình.

Hiện nay, Gen Z có rất nhiều lựa chọn khi muốn mua hay sử dụng một sản phẩm dịch vụ nên họ ngày càng trở nên khó tính, yêu cầu cao hơn. Họ yêu cầu không chỉ về chất lượng, mà còn yêu cầu những yếu tố khác như trải nghiệm, cảm xúc,… khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

  • 3/4 Gen Z coi trọng tính bền vững hơn thương hiệu khi mua hàng. Họ có xu hướng quan tâm và yêu thích những sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • 73% người tiêu dùng Gen Z sẵn sàng trả thêm 10% cho các sản phẩm bền vững (theo nghiên cứu của Bloomberg)

3. So sánh Gen Z với các Gen X và Gen Y?

3.1. Nguồn tìm kiếm sản phẩm

Với Gen X, quảng cáo trên truyền hình, mua sắm trực tiếp tại cửa hàng lại được họ ưa chuộng hơn.

Gen Z

Thế hệ Gen Z lại có xu hướng sử dụng Youtube, Instagram và Tiktok nhiều hơn. Họ không chỉ sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với bạn bè, người thân mà họ còn dùng để giải trí và mua sắm.

Gen Z

3.2. Kênh mua sản phẩm

Tất cả các thế hệ đều thích mua sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng, nhưng sở thích này giảm đáng kể theo độ tuổi. Mua thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến như Shopee, Amazon,… và trực tiếp từ trang web của công ty cũng rất phổ biến.

Thế hệ Z, Thế hệ YThế hệ X quan tâm nhất đến việc mua hàng qua mạng xã hội và từ ứng dụng di động của công ty.

3.3. Động lực mua hàng

Khi đưa ra quyết định mua hàng, tất cả các thế hệ đều bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả, chất lượng và đánh giá sản phẩm. Ngoài ra, một nhóm nhỏ người dùng Gen Z có mối quan tâm lớn tới việc doanh nghiệp mà họ mua hàng có quyên góp cho các tổ chức từ thiện hay không?

Các công ty quan tâm đến các vấn đề xã hội như: phân biệt chủng tộc, biến đổi khí hậu, cộng đồng LGBT,… sẽ được các thế hệ quan tâm hơn.

4. Làm thế nào để tiếp cận gen Z?

4.1. Đẩy mạnh truyền thông mạng xã hội

Gen Z gắn liền với sự phát triển của công nghệ, chỉ cần thông qua một vài kênh truyền thông hay mạng xã hội thì bạn đã có thể tiếp cận được với họ. Hơn 50% Gen Z thu thập thông tin từ mạng xã hội và dành trên 5 tiếng mỗi ngày để truy cập các nền tảng này.

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau nhưng không phải nền tảng nào cũng đem lại hiệu quả như nhau.

Theo một khảo sát nghiên cứu Gen Z tại Việt Nam, Quý I, 2023:

  • Gần một nửa Gen Z đã thấy Facebook là một ứng dụng phải có. Tiếp theo là Youtube (18%), Zalo (17%), Tiktok (7%), Instagram (7%),….

Gen Z

4.2. Phát triển trên nền tảng Youtube

Với Gen Z, phần lớn mục đích của họ khi sử dụng sản phẩm công nghệ là để giải trí. 

Khi xem các video giải trí, Youtube là nền tảng được Gen Z ưa chuộng, khoảng 1 nửa Gen Z thường xuyên sử dụng Youtube để xem các video. 

Ngoài ra, ta có thể kết nối với những kênh Youtube chuyên review sản phẩm để họ đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, tăng độ nhận diện, uy tín cho thương hiệu.

Gen Z

Đọc thêm: Bí kíp sáng tạo nội dung từ con số 0 & Xu hướng 2023

4.3. Đề cao tính xác thực trong thông tin truyền tải

Mỗi ngày, chúng ta phải tiếp nhận với một lượng thông tin khổng lồ. Người tiêu dùng thực sự quan tâm và hướng tới tính xác thực.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với Gen Z là chưa đủ.

  • Theo khảo sát của CNBC, phần lớn Gen Z (67%) tin rằng “sống đúng với giá trị và niềm tin của họ khiến một người trở nên tuyệt vời”

Người tiêu dùng Gen Z không chỉ muốn mua sản phẩm. Họ muốn mua vì những câu chuyện, lý do sản phẩm đó được bán. Những câu chuyện đằng sau sản phẩm là điều họ quan tâm. Đó là cách thức bổ sung giá trị cho sản phẩm: tính giáo dục, những lời khuyên hữu ích hay đáp án cho vấn đề của họ.

Đó không chỉ và các văn bản quảng cáo hay tiếp thị mà còn là những câu chuyện thực tế về thách thức thương hiệu cần phải đối mặt, vượt qua để phát triển.

4.4. Kết hợp Influencer Marketing

Influencer Marketing là một chiến lược giúp nhãn hãng có được sự tin tưởng và tôn trọng từ khách hàng.

  • Theo thống kê của Morning Consult, 16% nam giới và 24% nữ giới Gen Z sẽ mua hàng theo lời khuyên từ những người có ảnh hưởng.

Cộng đồng Influencers là cầu nối kết nối người tiêu dùng gen Z với doanh nghiệp. Thông qua đó, việc xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện cũng như doanh thu trở nên dễ dàng hơn.

Đọc thêm: Cách tìm kiếm Influencer phù hợp nhất?

Kết luận

Gen Z đang là đối tượng tiềm năng của thị trường tiêu dùng hiện nay. Họ dần trở thành mục tiêu hàng đầu của các thương hiệu. Đây sẽ là phân khúc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Các thương hiệu nghiên cứu kỹ hơn về thế hệ Gen Z để nhanh chóng nắm bắt và tiếp cận đối tượng “khổng lồ” này.

Để được hỗ trợ tốt nhất, vui lòng gửi các yêu cầu giải pháp Digital Marketing cho CleverAds TẠI ĐÂY!

    Connect With CleverAds