STP marketing là gì? 3 bước phải biết để xây dựng chiến lược STP thành công

STP marketing là gì? 3 bước phải biết để xây dựng chiến lược STP thành công

Với nguồn lực có hạn, STP Marketing giúp doanh nghiệp tập trung vào đoạn thị trường tiềm năng nhất. Làm thế nào để xác định đúng-nhanh – gọn – hiệu quả? Hãy cùng CleverAds điểm qua một số bí quyết nhé!

1. Chiến lược STP là gì?

STP là viết tắt của 3 chữ cái đầu tiên của 3 từ: Segmentation, Targeting và Positioning. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu.

Chiến lược STP giúp doanh nghiệp phân chia thị trường lớn thành các phần nhỏ. Sau đó, lựa chọn được thị trường phù hợp với nguồn lực và hình ảnh thương hiệu phù hợp. Thay vì phân bổ dàn trải, STP điều hướng lựa chọn đúng phân đoạn tiềm năng và sinh lời tốt. 

2. Các bước để lập kế hoạch STP marketing hiệu quả

2.1 Phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là hoạt động của doanh nghiệp phân chia khách hàng trên thị trường lớn thành các nhóm có hành vi, nhu cầu, đặc điểm giống nhau. Mỗi doanh nghiệp có cách thức khác nhau. Tuy nhiên những tiêu thức phổ biến là: nhân khẩu học, hành vi, tâm lý, địa lý. Để phân chia, cần nghiên cứu để hiểu rõ quy mô, tiềm năng và xu hướng thị trường.

stp marketing

2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu trong chiến lược STP marketing (targeting)

Mục tiêu chính lựa chọn thị trường là xác định các lợi thế cạnh tranh. Với việc hiểu rõ thị trường, doanh nghiệp tối ưu thời gian và nguồn lực để phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường. Để việc lựa chọn đạt hiệu quả cao, thị trường mục tiêu cần đạt 4 tiêu chí:

  • Khả thi: Doanh nghiệp đủ nguồn lực để phục vụ thị trường
  • Có khả năng tiếp cận: Doanh nghiệp có thể tiếp cận được đến khách hàng
  • Tính bền vững: Quy mô thị trường phải đủ lớn và lợi nhuận để sinh lời ổn định.
  • Có thể đo lường được: để xác định phân khúc thị trường chính xác nhất.

 

Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường – Tổng quan và hướng dẫn cụ thể dành cho Marketer

2.3 Định vị thương hiệu (Targeting)

Định vị thương hiệu là quá trình phát triển sản phẩm và thương hiệu để có ưu thế riêng trên thị trường. Nhờ đó, khách hàng dễ nhớ đến thương hiệu và sản phẩm. Để định vị, cần hiểu rõ thế mạnh và đối thủ, cùng nhu cầu  khách hàng mục tiêu. Yêu cầu chiến lược định vị thương hiệu gồm:

 

  • Thuộc tính được chọn thực sự nổi bật và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Phù hợp với khách hàng mục tiêu
  • Hình ảnh cụ thể đơn giản, dễ hiểu 

Đọc thêm: Hành vi người tiêu dùng gì? Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu

3. Vai trò của STP marketing trong doanh nghiệp

Rất khó để thâm nhập thị trường nếu sản phẩm không có quá nhiều điểm nổi bật, tệp khách hàng đại chúng.

Tuy nhiên, lập chiến lược STP rõ ràng, doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn lực và gia tăng lợi nhuận. Điều quan trọng của STP: chiến lược này giúp doanh nghiệp tập trung vào một tệp khách hàng gọn hơn nhưng chất lượng hơn rất nhiều. Đặc biệt hữu dụng với doanh nghiệp thuộc thị trường đã bão hòa và cần tìm ngách riêng.

4. Ví dụ thực tế về chiến lược STP Marketing thành công

Được coi là một trong những đế chế thời trang nhanh lớn mạnh nhất thế giới, Zara chính là mình chứng cho việc áp dụng thành công STP. 

stp marketing

Khách hàng luôn là trọng tâm trong từng thiết kế của Zara. Chiến lược STP marketing của họ được phân tích dưới đây:

4.1 Phân đoạn thị trường trong chiến lược STP marketing

  • Nhân khẩu học: Nam, nữ độ tuổi 15 đến 45 tuổi. Thu nhập trung bình đến trung bình khá.
  • Tâm lý: yêu thích và theo đuổi xu hướng thời trang mới nhất.
  • Địa lý: Sống ở tại những khu đô thị có mật độ dân cư cao

4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

  • Nam, nữ, độ tuổi từ 15 – 45 tuổi
  • Cực kì quan tâm thời trang, nhất là: xu hướng mới nhất, có học thức, thuộc nhóm thu nhập trung bình khá.

4.3 Định vị thị trường

  • Zara nổi tiếng là thương hiệu nắm bắt xu hướng nhanh nhạy nhất. Cửa hàng luôn có đồ mới và không bao giờ lỗi mốt.
  • Luôn định vị là thương hiệu thời trang thời thượng với giá phải chăng. Nhắm đến nhóm thu nhập trung bình, đam mê thời trang.

Nhờ xác định rõ phân khúc và đối tượng khách hàng, Zara đã trở thành đế chế thời trang với độ nhận diện rõ nét. Muốn trở nên thời thượng mà không tốn nhiền tiền? Có tất cả ở Zara.

Kết luận

Chiến lược STP marketing luôn là một chiến lược cực kì quan trọng để giúp doanh nghiệp định vị bản thân trên thị trường. Hi vọng qua bài chia sẻ của CleverAds sẽ giúp bạn có một góc nhìn rõ nét hơn.

Doanh nghiệp cần các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds