Những loại hình Social Content phổ biến [2023 Report]
Social Post Content (nội dung mạng xã hội). Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng mới cho Content Strategy (chiến lược nội dung) hay cách thức tận dụng kênh Social sở hữu, bài viết tổng hợp thông tin về những loại hình Social Content khác nhau, đi kèm lợi ích mang lại cho doanh nghiệp.
Theo “2023 Marketing Strategy Trends Report” năm 2023 của Hubspot: 42% nhân sự Marketing sử dụng Social Media và nó đem lại chỉ số ROI cao nhất so với các kênh truyền thông khác. Với kết quả này, việc nhãn hàng chia sẻ nội dung trên mạng xã hội là xu hướng chắc chắn không thể phủ nhận.
1. Short-form Video (Video ngắn)
Short-form Video (video ngắn) là xu hướng hàng đầu mà các Marketer lựa chọn vào năm 2023.
Báo cáo “MarketingTrends Report 2023” cho thấy: đây là loại hình Social Content mang lại ROI cao nhất trong chiến lược Social Media Marketing. Việc đầu tư nội dung cho Short-form video nên được cân nhắc. Một số ví dụ phổ biến là video TikTok, Story trên Instagram và phim ngắn trên YouTube.
Video có dung lượng dài cũng phổ biến. Nhưng không đạt được ROI cao như dạng ngắn. Video livestream đã thu hút được nhiều sự chú ý trong thời kỳ đại dịch, tạo cơ hội để người dùng tham gia các sự kiện từ xa. Twitch là một nền tảng phát trực tiếp phổ biến, nơi mọi người có thể tương tác với những Content Creator (người sáng tạo nội dung) yêu thích của họ.
2. Audio chat và live rooms
Audio chat (Trò chuyện âm thanh) là một loại hình Social Content phổ biến trên nhiều nền tảng như Twitter Spaces, LinkedIn Live hoặc Facebook Live Audio. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu mà các nhà tiếp thị có kế hoạch sử dụng vào 2023.
Bước tiến mới của Social Post Content
Vì các phòng trò chuyện bằng âm thanh cho phép thương hiệu tương tác và giao tiếp trực tiếp với khán giả, nhờ đó phát triển mối quan hệ thân thiết hơn so với việc xem bảng quảng cáo hoặc xem video trên YouTube. Trong thời điểm mà khách hàng coi trọng việc kết nối với các thương hiệu hơn bao giờ hết, phòng trò chuyện âm thanh là một công cụ có giá trị.
Phòng trò chuyện âm thanh đang là xu hướng của Thế hệ Z. Một nghiên cứu của Spotify cho thấy 80% Gen Z thích nội dung âm thanh vì nó cho phép họ thể hiện cá tính và khám phá những khía cạnh khác nhau trong tính cách của mình.
3. Nội dung thể hiện Brand Values (giá trị thương hiệu)
Nội dung đại diện cho giá trị thương hiệu là nội dung chia sẻ những gì doanh nghiệp thể hiện bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cung cấp. Chẳng hạn như cam kết thực hành sản xuất bền vững, chính sách đãi ngộ với nhân viên hoặc bất kỳ hoạt động nào doanh nghiệp ủng hộ.
Người tiêu dùng quan tâm giá trị thương hiệu của sản phẩm
Họ muốn biết những hoạt động mà các doanh nghiệp đang đóng góp và cam kết thực hiện để đóng góp cho xã hội và xây dựng cuộc sống.
Ví dụ đến từ nội dung bài Tweet của Ben & Jerry’s
Nhãn hàng này đã thể hiện sư cam kết đối với chủ nghĩa môi trường và chống biến đổi khí hậu. Điều này hoàn toàn phù hợp với các giá trị cốt lõi của nhãn hàng về bảo vệ môi trường.
Nội dung thể hiện giá trị thương hiệu giúp bạn thu hút những khách hàng phù hợp. Các nhà tiếp thị cũng nói rằng hoạt động này đem tới ROI cao thứ 5 trong các xu hướng. 44% cũng đã triển khai hoạt động nội dung với loại hình Social Media này.
4. UGC – Nội dung do người dùng tạo
Nội dung do người dùng tạo (UGC) là nội dung mà đối tượng của bạn tạo để giới thiệu doanh nghiệp/thương hiệu với chi phí hoàn toàn miễn phí. Ví dụ: Một khách hàng chia sẻ về mức độ ưa thích sản phẩm của bạn hoặc đăng ảnh và gắn thẻ trang phục đến từ thương hiệu của bạn.
Loại nội dung này rất phù hợp để chia sẻ trên Social Post Media.
Nó giúp khách hàng mục tiêu của bạn thấy rằng sản phẩm của bạn được nhiều người sử dụng và ưa thích, theo cách thực tế.
UGC hiệu quả vì khách hàng có xu hướng tin tưởng vào đánh giá từ bạn bè và gia đình hơn là quảng cáo. 79% người tham gia khảo sát cho rằng UGC tác động mạnh đến quyết định mua hàng của họ. Cón số này nhiều hơn đáng kể so với nội dung có thương hiệu và nội dung từ Influencers (người có ảnh hưởng).
Đối với UGC, nền tảng hoạt động tốt nhất là Instagram, Facebook và YouTube.
5. Social Post Content có tính hài hước, trendy (thịnh hành)
Nội dung hài hước, thịnh hành có thể trình bày dưới hình thức: meme lan truyền và sử dụng các hashtag, âm thanh thịnh hành. Loại nội dung này yêu cầu nhận thức về những xu hướng, hiện tượng đang xảy ra trên Social Media.
36% các nhà tiếp thị đã chia sẻ nội dung hài hước, hợp xu hướng và có liên quan trên Social Media. 66% nói rằng nội dung hài hước là hiệu quả nhất. Tiếp theo là nội dung hợp xu hướng. Người tiêu dùng cũng cho rằng nội dung hài hước là khiến họ nhớ nhiều và lâu nhất.
6.Nội dung Social Post Content có tính năng “mua sắm”
Social Content có tính năng mua sắm cho phép người tiêu dùng xem qua các sản phẩm trên tài khoản người bán, khám phá những gì họ ưa thích và mua hàng ngay tại ứng dụng.
Dưới đây là ví dụ từ trang chủ cửa hàng của Ink Meets Paper trên nền tảng Instagram, nơi khách hàng có thể xem các sản phẩm của công ty, tìm những gì họ quan tâm và mua hàng.
Đây là một loại nội dung Social có giá trị vì xu hướng mua sắm trên mạng xã hội đang gia tăng. Người tiêu dùng khám phá các sản phẩm mới và đặt mua trên mạng xã hội nhiều hơn. Trên thực tế, mạng xã hội là nền tảng phổ biến nhất đối với Thế hệ Z, Millennials và Gen X khi họ cần khám phá các sản phẩm mới. Trung bình cứ 5 người sẽ có hơn 1 người đã mua hàng tại ứng dụng trong 3 tháng trở lại đây. Nếu nhãn hàng chia sẻ các nội dung có tính năng mua sắm, nền tảng hiệu quả nhất nên chọn chính là Instagram và Facebook.
7. Nội dung mang tính giáo dục
Nội dung mang tính giáo dục chia sẻ thông tin hữu ích cho khán giả và đáp ứng nhu cầu của họ.
Nội dung giáo dục thường trình bày dưới dạng Inforgraphic (đồ hoạ thông tin), video, bài đăng văn bản, hình ảnh tĩnh – hoặc bất kỳ loại nội dung nào chúng ta liệt kê trong bài đăng này.
8. Hình ảnh chất lượng cao (High-quality Image)
Hình ảnh là định dạng bắt buộc phải có trên các nền tảng Social Media nếu muốn thu hút sự chú ý của khán giả mục tiêu. Hình ảnh có thể là ảnh sản phẩm chất lượng cao hoặc meme gây cười đang thịnh hành (nếu có liên quan đến doanh nghiệp của bạn).
Báo cáo cho thấy: 47% nhà tiếp thị sử dụng hình ảnh làm định dạng bài đăng chính và nó hoạt động tốt trên tất cả các nền tảng.
9. Social Post Content dạng văn bản
Chúng ta thường xuyên bắt gặp nội dung dạng văn bản trên Social Media mỗi ngày. Chẳng hạn như Tweet hoặc bài đăng về Leadership (tư tưởng lãnh đạo) trên LinkedIn. Mục tiêu chính của dạng nội dung này là chia sẻ thông tin sâu sắc qua con chữ thay vì hình ảnh hoặc video.
Ví dụ: Tweet kèm hình ảnh bắt mắt, nhưng điểm cần chú tâm của bài đăng nằm ở văn bản.
Blog là nội dung dựa dạng văn bản phổ biến nhất. Mọi người có thể đọc các bài đăng dài và khám phá thông tin hữu ích.
Có một số loại nội dung Blog phổ biến:
- How-to posts: Hướng dẫn giới thiệu một vấn đề, đưa ra giải pháp và các bước đạt được kết quả mong muốn.
- Lists: Liệt kê các bài đăng tập trung vào một chủ đề cụ thể, đưa ra luận điểm và kết luận ngắn gọn.
- What-posts: Định nghĩa – bài viết cung cấp thêm thông tin về một chủ đề cụ thể, với nhiều bài viết so sánh với những định nghĩa khác.
- List-posts: Đưa ra lý do hoặc mục đích và cung cấp các dẫn chứng để đi đến một kết luận cuối cùng.
10. Infographics
Inforgraphics là loại Social Content có khả năng chia sẻ bằng hình ảnh trực quan và chứa đầy dữ liệu thông tin hữu ích.
Đó là dạng nội dung mang tính giáo dục có sức ảnh hưởng lớn. Infographics được đánh giá là hiệu quả nhất đối với 56% nhà tiếp thị cho biết họ thường xuyên sử dụng.
Hình ảnh dưới đây là một bài đăng từ tài khoản Instagram của HubSpot, nhằm thông tin tới người xem về những đặc điểm quan trọng của một Trưởng phòng kinh doanh.
11. Nội dung tạm thời
Nội dung tạm thời chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn như: Instagram Stories biến mất sau 24 giờ. Người dùng chỉ có một khoảng thời gian để tương tác với nó. Vì vậy, họ có thể có động lực theo dõi tài khoản của nhãn hàng hơn và tiếp tục tương tác với nội dung mới.
Bạn có thể tạo các câu đố và thăm dò ý kiến trong Stories.
Đây là hình thức phù hợp để tận dụng hiệu quả tương tác loại nội dung này. Mọi người chỉ có một khoảng thời gian nhất định để trả lời. Điều này tạo ra sự phấn khích hành động ngay lập tức, và khả năng những người trả lời quay lại xem kết quả vô cùng cao.
Tái sử dụng Social Post Content vẫn có giá trị
Các Social Media Marketers cho biết trung họ sử dụng bốn nền tảng. Mỗi nền tảng có các phương thức và tiêu chuẩn phù hợp nhất để tuân theo. Việc tạo các tuyến nội dung cho từng nền tảng có thể là một thách thức. Vì vậy nhiều nhà tiếp thị chia sẻ nội dung tương tự trên từng nền tảng nhưng tái sử dụng để phù hợp với từng nền tảng.
Tuy nhiên, chìa khóa thành công là tái sử dụng chứ không phải chia sẻ lại. Mọi người không thích những thương hiệu chia sẻ cùng một thứ trên mỗi nền tảng. 48% nhà tiếp thị đã chia sẻ nội dung tương tự trên các nền tảng với các chỉnh sửa để làm cho nội dung đó phù hợp hơn với nhu cầu của nền tảng.
Truyền thông trên Social Media là một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức bổ ích mà CleverAds chia sẻ sẽ giúp bạn nắm bắt được những loại hình Social content phổ biến.