Slogan là gì? Tầm quan trọn trong chiến lược Branding
Slogan là gì? Chi tiết khái niệm về Slogan hiện nay. Vai trò của Slogan trong chiến lược định vị thương hiệu là gì? Tìm hiểu thông tin mới nhất.
1. Định nghĩa về Slogan
Slogan là một câu hoặc một cụm từ ngắn, giống như câu khẩu hiệu, mà bạn thường thấy trong quảng cáo hoặc trên sản phẩm. Chúng như một “lời tóm tắt” của một thương hiệu hoặc sản phẩm. Đôi khi, slogan còn gọi là “lời quảng cáo ngắn gọn.”
1.1. Slogan có tính ngắn gọn
Hãy tưởng tượng. Bạn trông thấy một nhãn hiệu ngũ cốc trong một gian hàng siêu thị. Bao bì sản phẩm được in nổi bật dòng chữ: “Bữa sáng tươi mát và ngọt lành!”.
Thông điệp trên bao bì giúp bạn hiểu: loại ngũ cốc này rất lành mạnh nhưng không kém phần hấp dẫn, ngon miệng, được làm từ nguyên liệu xuất xứ hoàn toàn từ thiên nhiên. Slogan được thiết kế để nhằm tác động tới nhận thức của bạn để sản sinh cảm xúc tích cực với sản phẩm. Quan trọng hơn cả là khiến bạn muốn mua sản phẩm đó.
1.2. Slogan có thể:
- Hướng tới người tiêu dùng cụ thể.
- Cụ thể theo danh mục.
- Hình thành theo trường hợp sử dụng.
- Làm nổi bật sản phẩm cụ thể.
2. Tầm quan trọng của Slogan trong hoạt động Marketing
Slogan đóng một vai trò quan trọng trong tiếp thị và thương hiệu hóa vì chúng giúp tạo ra sự nhận biết và ấn tượng đối với thương hiệu hoặc sản phẩm. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của slogan.
2.1. Nhận diện thương hiệu và khác biệt hoá
Một slogan tốt giúp thương hiệu nổi bật và dễ nhớ. Giúp thương hiệu đánh dấu sự khác biệt so với đối thủ. Nó là cách tốt để truyền tải điểm mạnh của bạn. Giúp thương hiệu của bạn nổi bật và dễ dàng nhận biết trong đám đông.
2.2. Tạo sự kết nối cảm xúc
Slogan có thể kích thích tình cảm tích cực và sự kết nối tinh thần với khách hàng. Nó làm cho khách hàng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu và có thể thúc đẩy lòng trung thành. Hình thành cảm xúc tích cực và sự gần gũi với thương hiệu.
2.3. Truyền tải thông điệp cốt lõi
Slogan là một cách hiệu quả để truyền tải thông điệp cốt lõi của bạn. Nó giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại.
3. Yếu tố cần thiết của một Slogan đại diện thương hiệu
- Đơn giản và ngắn gọn: Giúp người tiêu dùng dễ ghi nhớ. Thương hiệu truyền tải thông điệp hiệu quả.
- Dễ hiểu: Không gây nhầm lẫn hoặc hiểu sai.
- Phản ánh giá trị cốt lõi: Cần có mục tiêu rõ ràng và liên quan đến thương hiệu.
- Sáng tạo và độc đáo: Một slogan tốt khiến thương hiệu nổi bật, khác biệt, gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Tạo cảm xúc: Thúc đẩy những liên kết cảm xúc tích cực.
- Phù hợp với thương hiệu: Không nên xung đột hoặc gây hiểu lầm về hình ảnh thương hiệu.
- Dễ thay đổi (nếu cần thiết): Để không đánh mất những giá trị cốt lõi.
- Tính độc bản: Đảm bảo những yếu tố về bản quyền, tránh mạo danh, hay sử dụng trái phép.
4. Phân biệt Slogan và Tagline
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, thật dễ nhầm lẫn hai thuật ngữ Slogan và Tagline.
Suy cho cùng, cần phải phân biệt rõ những khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này. Dù cả hai đều là yếu tố góp phần tạo chiều sâu cho giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích và tác động tổng thể của Slogan và Tagline khá khác biệt.
Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết:
4.1. Mục đích sử dụng
Slogan truyền tải sứ mệnh của doanh nghiệp. Trong khi Tagline cập đến hình ảnh của thương hiệu.cQuảng cáo thường là hoạt động chính của Slogan. Tagline thiên về quan hệ công chúng và nâng cao nhận thức.
Tuy Tagline hiếm khi nếu bật hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nó cung cấp đánh giá sâu sắc về tầm nhìn của lãnh đạo.
4.2. Số lượng từ trong câu
Cả Slogan và Tagline nhìn chung đều mang tính dễ đọc và nhanh gọn. Tuy nhiên, Slogan có thể dài hơn Tagline một chút. Hiệu quả biểu thị tốt hơn khi ký tự càng ngắn, Tagline có thể được đặt trong logo thương hiệu.
4.3. Thời gian sử dụng
Trong hầu hết trường hợp, Slogan dành cho sản phẩm hoặc chiến dịch cụ thể. Mặc dù một số Slogan có thể tồn tại lâu hơn. Nhưng Tagline mới là lựa chọn của đại diện thương hiệu trong dài hạn.
Cách phát triển của cả hai có sự khác biệt. Slogan được phát triển khi doanh nghiệp thực hiện một chiến dịch marketing. Trong khi Tagline được thiết kế từ những ngày đầu của tiến trình xây dựng thương hiệu.
5. Những ví dụ về Slogan hay
5.1. Bitis: “Nâng niu bàn chân Việt”
Slogan này thể hiện cam kết của Bitis trong việc sản xuất và cung cấp giày dép chất lượng cao dành riêng cho người Việt. Bitis muốn thể hiện tình yêu và sự quan tâm đặc biệt đối với bàn chân của người dân Việt Nam.
5.2. Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”
Slogan này nhấn mạnh truyền thống sáng tạo và đam mê của Trung Nguyên trong việc sản xuất cà phê chất lượng cao. Nó thể hiện tầm nhìn của thương hiệu và cam kết đổi mới trong ngành công nghiệp cà phê.
5.3. KFC: “It’s Finger-Lickin’ Good”
Slogan này là của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC. Ý nghĩa của nó là thức ăn của KFC ngon đến mức bạn sẽ muốn dùng ngón tay để nếm và không thể chối từ.
5.4. Nike: “Just do it”
Slogan này thúc đẩy tinh thần thể thao, quyết tâm và khả năng tự thách thức bản thân. Ý nghĩa chung là hãy bắt đầu hành động và không ngần ngại, không để bất kỳ trở ngại nào ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.
6. Slogan: Lời kết
Slogan không chỉ là một câu quảng cáo đơn giản, mà còn là một công cụ mạnh mẽ để truyền tải giá trị và thông điệp của thương hiệu. Chúng có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ, kích thích cảm xúc và kết nối với khách hàng.
Để tạo một slogan thành công, bạn cần xem xét các yếu tố như đơn giản, sáng tạo, và phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu. Slogan có thể là một phần quan trọng trong chiến dịch tiếp thị và giúp thương hiệu của bạn nổi bật trong tâm trí của khách hàng.
Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng gửi yêu cầu cho chúng tôi TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất!