Shoppertainment là gì? Xu hướng thống trị thương mại điện tử
Ngành quảng cáo liên tục gặp thách thức, đặc biệt khi nội dung UGC được hầu hết các thương hiệu săn đón. Tất cả là hiệu ứng từ sự phát triển của cơn sóng thương mại điện tử mới: Shoppertainment.
Cùng tìm hiểu Shoppertainment là gì? và những xu hướng mới trong 2025 cho doanh nghiệp.
Shoppertainment là gì?
Shoppertainment là hình thức nội dung tích hợp tính giải trí và giáo dục nhằm tạo trải nghiệm mua sắm phong phú. Mua sắm kết hợp giải trí có tiềm năng mang tới giá trị thị trường lên tới 1 nghìn tỷ USD cho thương hiệu Châu Á Thái Bình Dương (APAC) năm 2025.
Người tiêu dùng muốn nội dung mua sắm có tính giải trí
Nội dung người dùng tạo trên các nền tảng thương mại điện tử đang thay đổi cách thức thương hiệu quảng cáo. Tuy nhiên, phải đáng tin cậy.
Đọc thêm: UGC Creator là gì? Làm thế nào để trở thành UGC Creator?
Tiềm năng Shoppertainment là gì?
Trên thực tế, trong xu hướng thương mại trực tuyến hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ tại Châu Á Thái Bình Dương, shoppertainment dần trở thành yếu tố chính đảm bảo điều này.
Ngày nay, các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội đang hướng tới Shoppertainment. Chiến thuật này đang không ngừng chửng tỏ mức độ thành công. Trước hết là giải trí và giáo dục, sau đó tích hợp nội dung tạo trải nghiệm mua sắm hấp dẫn.
Nguồn gốc của Shoppertainment là gì?
Nguồn gốc của shoppertainment không hoàn toàn rõ ràng.
Một số sử dụng thuật ngữ này từ những năm 1990 và đầu những năm 2000. Tuy nhiên, thuật ngữ đã phát triển thành khái niệm chúng ta biết hiện nay khi xuất phát ở Trung Quốc năm 2016. Lazada có thể là nền tảng đầu tiên phổ biến thuật ngữ này vào năm 2019.
Sự phổ biến của Shoppertainment là gì?
Shoppertainment phổ biến ở châu Á. Khi nhiều thương hiệu quảng cáo sản phẩm trên luồng phát trực tiếp. Nhiều trường hợp đòi hỏi phải sử dụng người có ảnh hưởng để kết nối và tác động đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tiềm năng.
Kể từ đó, shoppertainment tạo nên làn sóng mới cho lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu. Và phát triển thành hoạt động không thể thiếu với mọi ngành hàng. Shoppertainment đóng vai trò quan trọng trong kết nối với khán giả và làm nổi bật với đối thủ cạnh tranh.
Sự phát triển của TikTok và Shoppertainment
TikTok là nền tảng nổi bật để phát triển Shoppertainment.
Shoppertainment tạo ra lộ trình hấp dẫn
Để thương hiệu làm mới cách thức tương tác với khán giả thông qua nội dung video. Nền tảng mạng xã hội khác cũng đang thuận theo xu hướng này.
Về thương mại điện tử, điển hình như Shopee, một trong những nền tảng đầu tiên áp dụng shoppertainment, đã ghi nhận mức lợi nhuận tăng. Khi người tiêu dùng bị cuốn hút vào các chương trình phát sóng trực tiếp.
Boston Group Consulting (BCG) và TikTok dự đoán:
Shoppertainment dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng kép năm là 63%. Với ba thị trường hàng đầu tại APAC là: Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Báo cáo Shoppertainment: Cơ hội ngàn đô của thị trường APAC đã khảo sát thị trường trên khắp APAC. Bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhận thấy rằng: Công nghệ đã hình thành mong muốn khám phá và chứng thực của người tiêu dùng. Điều thú vị hơn cả, báo cáo cho biết: Shoppertainment có thể đạt giá trị thị trường 1 nghìn tỷ USD ở Châu Á Thái Bình Dương năm 2025.
Người tiêu dùng chấp nhận nội dung giải trí – Shoppertainment là gì
Điều này mang đến cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng shoppertainment: cách tiếp cận ưu tiên nội dung, kết hợp giáo dục và giải trí.
Shoppertainment tích hợp thương mại một cách liền mạch, giúp doanh nghiệp tương tác với khán giả trong suốt hành trình mua. Nói chính xác hơn, thương hiệu đáp ứng nhu cầu về chức năng và cảm xúc cho khách hàng để xây dựng quan hệ bền chặt và lâu dài.
Mua sắm tích hợp giải trí thống trị thương mại điện tử – Shoppertainment là gì?
Shoppertainment phát triển nhanh hơn để chiếm thị phần lớn hơn trong thị trường thương mại điện tử.
Một nghiên cứu tiết lộ rằng: người tiêu dùng tại APAC mong đợi tiếp cận nội dung giải trí trước khi được đề cập đến thông tin sản phẩm. Họ muốn nhận thức một cách liền mạch. Đọc thêm: Marketing thương mại điện tử là gì?
Tính giải trí và đáng tin cậy của Shoppertainment là gì?
Người tiêu dùng mong muốn nội dung mua sắm mang tính giải trí và đáng tin cậy.
Thương hiệu tạo uy tín khi phát triển nội dung đánh giá có độ xác thực cao. Cũng như chủ đề thảo luận với cộng đồng, sẽ góp phần tạo cảm hứng cho công chúng thông qua bài đánh giá sản phẩm hoặc video unbox (mở hộp).
- 71% không mong muốn bị ép buộc ra quyết định.
- 65% muốn nhận lời khuyên và đề xuất đáng tin cậy.
Yếu tố quan trọng là sự có mặt của các chuyên gia mà cộng đồng đó tin cậy. Đồng thời, tạo điều kiện để bắt đầu những cuộc đối thoại giữa cộng đồng đó và người dùng.
Mạng xã hội thúc đẩy phát triển Shoppertainment
Thương hiệu CeraVe
Đã xuất bản 02 phần nội dung TopView kết hợp với nhà sáng tạo trên TikTok. Video TopView sử dụng trong chiến dịch ra mắt đã tối đa nhận diện và nhận thức thương hiệu hoàn toàn tự nhiên và sống động.
Chiến dịch đạt 15 triệu lượt xem video trên TikTok. Tỉ lệ ghi nhớ thương hiệu tăng 84% và yêu thích thương hiệu tăng 29%.
Thương hiệu Garnier – Shoppertainment là gì?
Thông qua chiến dịch TikTok kết cùng đại sứ Gen Z để quảng bá sản phẩm. Chiến dịch đã thu về:
- 283 triệu lượt xem trên TikTok.
- Số lượt đề xuất thương hiệu tăng 6,6%.
- Thúc đẩy doanh số thương mại điện tử (Shopee) tăng 30%.
Shoppertainment mang lại cơ hội tuyệt vời cho thương hiệu
Để khơi dậy nhu cầu mua hàng công khai bằng việc hướng đến người tiêu dùng.
Việc điều chỉnh mục tiêu thương hiệu với nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt trong những thời điểm quan trọng – khi người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm và trải nghiệm mới, sẽ mang lại trải nghiệm trực tuyến hấp dẫn, để lại ấn tượng lâu dài trong suốt quá trình mua hàng.
Những loại hình chính của Shoppertainment là gì?
Thực tế ảo tăng cường
Là công nghệ sử dụng thiết bị thông minh để xem các vật thể 3D trong không gian vật lý. Khách hàng của IKEA xem sản phẩm trong thực tế bằng ứng dụng di động – IKEA Place.
Người dùng có thể quan sát thực tế với các mô phỏng ảo chi tiết. Ngoài ra, có thể cố định các vật thể này tại chỗ và ngắm sản phẩm nội thất từ mọi góc độ. Điều này khiến khách hàng xác định rõ hình thức sản phẩm có phù hợp với căn nhà của họ hay không.
Lợi thế của thực tế ảo tăng cường là cho phép quan sát mẫu mà không cần sản phẩm vật lý.
Gamification – Shoppertainment là gì?
Mọi người đều thích chơi game trực tuyến.
Gamification sử dụng các yếu tố trò chơi để chuyển đổi trải nghiệm thông thường thành trò chơi. Nhiều website giáo dục sử dụng gamification để tạo trải nghiệm mang tính cạnh tranh và niềm vui học tập cho trẻ em và người lớn.
Đọc thêm: Từ A-Z về Gamification Marketing cho nhà tiếp thị hiện đại
Các nguyên tắc gamification cũng áp dụng cho thương hiệu và trải nghiệm khác. Khiến chúng trở thành công cụ kết nối với khán giả bằng Shoppertainment. Tích hợp yếu tố game trong nội dung email tạo mức độ tương tác tăng 74%.
Ví dụ của gamification:
- Hệ thống tích điểm.
- Bảng xếp hạng.
- Các đội nhóm cho phép người dùng cạnh tranh, giúp đỡ nhau.
- Giải thưởng ( ảo và thực tế).
- Thành tích và huy hiệu
- Phần thưởng có giới hạn tạo cảm giác cấp bách.
- Cuộc thi
- Thử thách và nhiệm vụ để người dùng hoàn thành.
- Giao diện với chủ đề được cá nhân hóa.
Video mua sắm có tương tác – Shoppertainment là gì?
Video mua sắm là cách triển khai mua sắm giải trí trong ứng dụng và website. Có thể kết hợp với người có ảnh hưởng, người mẫu hoặc hoạt ảnh giới thiệu sản phẩm. Sau đó, người dùng chọn và tìm hiểu thêm về sản phẩm trên một trình duyệt khác. Cuối cùng là thúc đẩy họ mua nó.
Bạn có thể hiển thị phản hồi của người dùng về sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các chương trình dùng thử.
Livestream
Là hoạt động phổ biến thường thấy nhất.
Một buổi phát trực tiếp xuất hiện nhiều người có ảnh hưởng và đại diện thương hiệu để quảng cáo nhiều sản phẩm. Người xem có thể đặt câu hỏi trong các phiên trao đổi, truy cập liên kết để tìm hiểu thông tin và chọn mua sắm.
Đọc thêm: Chi tiết: Cách Livestream trên TikTok đạt hiệu quả tương tác cao
Contest – Shoppertainment là gì?
Biến trải nghiệm thương mại điện tử thành các cuộc thi thu hút sự cạnh tranh của người dùng. Khiến người mua quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu.
Ví dụ:
Cuộc thi trên nền tảng TikTok. Người dùng đăng video về cách họ sáng tạo. Họ tham gia để giành giải thưởng.
Poll và Quiz
Trong ứng dụng và website, thương hiệu tiến hành hoạt động đố vui hoặc khảo sát ý kiến người dùng.
Ví dụ:
Khởi chạy thăm dò về danh sách sản phẩm người dùng quan tâm và cho phép xem kết quả. Một trong những lợi thế chính là khả năng sử dụng thông tin thu thập để cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Dấu chấm hết cho quảng cáo truyền thống?
Chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hiệu ứng của shoppertainment chắc chắn sẽ là ngành quảng cáo.
Quảng cáo có vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu – Shoppertainment là gì?
Tuy nhiên, nội dung do người dùng tạo có thể khiến các thương hiệu cắt giảm ngân sách quảng cáo. Và tập trung nhiều hơn cho hoạt động mua sắm có tính giải trí.
Vấn đề môi trường hiện được quan tâm
Người tiêu dùng sẽ không muốn gắn bó với thương hiệu không đề cao tính bền vững. Ví dụ: quảng cáo in ấn và bảng biểu kém hiệu quả hơn nội dung trên nền tảng internet.
Thực tế, ngành công nghiệp công nghệ đang phát triển. Bản thân các doanh nghiệp có thể cần giải pháp hưởng ứng làn sóng shoppertainment để đáp ứng người tiêu dùng.