Rebranding là gì? Cập nhật từ A-Z dành cho doanh nghiệp
Tìm hiểu khái niệm “Rebranding là gì?”. Tại sao Rebranding đóng vai trò quan trọng trong quy trình và chiến lược phát triển thương hiệu hiện nay?
1. Rebranding là gì?
Theo The Economic Times:
Rebranding là một chiến lược tiếp thị nhằm cập nhật hoặc đổi mới hình ảnh của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các hoạt động liên quan đến thay đổi tên, logo, thông điệp, màu sắc, hoặc thiết kế sản phẩm.
Mục tiêu chính của Rebranding
Là giúp thay đổi cách nhận thức, định hình lại vị trí của thương hiệu trong mắt của người tiêu dùng và trên thị trường.
Vì vậy, Rebranding là lựa chọn tối ưu cho những doanh nghiệp muốn điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Để tiếp cận một tập khách hàng mới, hoặc để thể hiện sứ mệnh và giá trị mà thương hiệu mang đến cho cộng đồng trong một bối cảnh mới.
Sự đổi mới đầy sáng tạo trong quá trình Rebranding là chìa khóa quan trọng.
Nó đảm bảo doanh nghiệp duy trì vị trí hàng đầu trong tâm trí của người tiêu dùng. Đây là chiến lược không thể thiếu với mọi thương hiệu.
Ngay cả khi một thương hiệu đã tồn tại trong một thời gian dài và nhận được lòng tin của khách hàng. Rebrand vẫn là điều cần thiết để đảm bảo thương hiệu luôn tươi mới và đáp ứng được thay đổi trong sở thích và mong muốn của khách hàng.
2. Phân loại Rebranding là gì?
Sau khi tìm hiểu về khái niệm rebranding là gì, bạn cần nắm được một số kiểu branding hiệu phổ biến:
2.1. Thiết kế mới thương hiệu
Doanh nghiệp có thể thay đổi những chi tiết nhỏ trong việc tái cấu trúc thương hiệu. Chẳng hạn như cải tiến logo hoặc điều chỉnh một chút màu sắc trong bảng màu của họ.
Chiến lược này thường được áp dụng khi logo và hình ảnh của công ty trở nên lạc hậu. Hoặc cần phải thích nghi với những thay đổi nhỏ trong mục tiêu kinh doanh.
Một ví dụ thú vị về việc làm mới thương hiệu là sự phát triển của logo của Apple. Để phản ánh sự thay đổi trong hướng đi của họ, Apple đã quyết định thay đổi logo của mình.
Từ một biểu tượng đa màu sắc và chi tiết thành một biểu tượng đơn sắc và tối giản. Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho thương hiệu của Apple.
2.2. Hợp nhất thương hiệu
Chiến lược Rebranding này diễn ra khi 2 thương hiệu hiện tại hợp nhất để tạo ra thương hiệu mới. Điều này sẽ hoạt động tốt khi hai thương hiệu này có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên, nếu hai thương hiệu không hoạt động tốt với nhau thì nên cân nhắc việc thay đổi hoàn toàn thương hiệu.
Một ví dụ điển hình về việc Rebranding thông qua hợp nhất là trường hợp của Kraft Heinz.
Được hình thành thông qua việc hợp nhất giữa hai thương hiệu thực phẩm và đồ uống ở Mỹ. Sự hợp nhất này đã tạo cơ hội lớn để cả hai thương hiệu đầu tư vào tiếp thị và sáng tạo trong ngành công nghiệp thực phẩm.
2.3. Thay đổi toàn bộ thương hiệu
Rebranding hoàn toàn thương hiệu liên quan đến việc tiếp cận mới và định hướng chiến lược cho toàn bộ thương hiệu. Khi thương hiệu hiện tại không thể kết nối hiệu quả với đối tượng mục tiêu hoặc bạn đang mở rộng hoạt động trong lĩnh vực mới.
Việc tái cấu trúc toàn diện thương hiệu sẽ giúp công ty thiết lập lại hình ảnh thương hiệu trên thị trường.
3. Quy trình Rebranding là gì?
Để giúp bạn hiểu rebranding là gì rõ hơn, cùng CleverAds tìm hiểu về quy trình 7 bước Rebrand thành công cho doanh nghiệp:
3.1. Phân tích, đánh giá thương hiệu
Hiểu rõ về tình trạng hiện tại của thương hiệu là một yếu tố quan trọng để xây dựng một thương hiệu thành công.
Trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào quá trình tái cấu trúc thương hiệu, việc xác định mục tiêu cuối cùng là vô cùng quan trọng.
3.2. Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường – Rebranding là gì
Khi nghiên cứu thị trường, bạn cần phải xác định xem mình là ai, cần gì và làm gì. Tiếp đến, biết được vị trí của mình và thị trường xung quanh như thế nào?
Bạn cần thực hiện thêm một số cuộc khảo sát, nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Qua đó có thêm nhiều thông tin về những câu chuyện thành công, sản phẩm,v.v.
3.3. Định vị thương hiệu doanh nghiệp
Bây giờ, bạn cần xem xét kỹ xem điều gì làm cho doanh nghiệp của mình trở nên độc đáo. Nhiệm vụ là tập trung vào việc tìm kiếm thị trường mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của họ.
Trong quá trình này, bạn có thể xem lại một số yếu tố quan trọng trong chiến lược thương hiệu. Chẳng hạn như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thông điệp, tên thương hiệu, Slogan,v.v.
3.4. Design hình ảnh thương hiệu – Rebranding là gì
Bạn cần lập danh sách chi tiết về những điểm cần thay đổi.
Bao gồm logo, bộ nhận diện thương hiệu, website, danh thiếp,… Khi thử nghiệm một thiết kế mới, hãy tự đặt câu hỏi liệu nó có phù hợp với chiến lược thương hiệu của bạn hay không. Điều này sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất cho việc đổi mới thương hiệu của mình.
3.5. Chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc Rebranding là gì
Rebranding là quá trình điều chỉnh nội bộ doanh nghiệp nhìn nhận theo hình ảnh mới. Do đó, bạn cần đảm bảo đội ngũ của mình có thể thực hiện một cách chuẩn xác, nhất quán.
3.6. Tiến hành Rebranding
Khi triển khai chương trình ra mắt thương hiệu mới, quá trình này cần diễn ra một cách nhanh chóng, dứt khoát. Mục tiêu của việc này là thông báo cho tất cả mọi người rằng thương hiệu của bạn đã có sự thay đổi để họ có cái nhìn mới về doanh nghiệp.
3.7. Theo dõi đánh giá, phản hồi – Rebranding là gì
Song song với việc chạy chương trình chính, bạn cần ghi lại phản hồi từ nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó phân tích các dữ liệu thu được để làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh.
4. Case Study: Chiến dịch Rebrand của Burger King khiến khách hàng “Say WOW”
Trải qua hơn hai thập kỷ, Burger King đã quyết định Rebranding với một sự thay đổi lớn. Thương hiệu quay trở lại với logo cũ, được thiết kế theo phong cách tối giản, đậm chất cổ điển.
Đối với sự thay đổi này, đại diện cho thương hiệu cho biết:
“Không có thực phẩm nào màu xanh lam và những chiếc bánh cũng không sáng bóng, vậy nên logo hiện tại cần phải thay đổi”.
Burger King quay trở lại với logo đã được dùng từ năm 1965-1998. Nhưng đã cải tiến tỷ lệ và phông chữ cho phù hợp với thị hiếu hiện tại hơn.
Bộ nhận diện thương hiệu đã thay đổi từ bao bì sản phẩm, đồng phục nhân viên và thiết kế không gian nhà hàng. Ngoài ra, màu sắc được đổi sang bộ nâu – cam – đỏ – xanh lá – vàng. Đây chính là những màu sắc được lấy cảm hứng từ món ăn đặc trưng của Burger King – “Whopper”.
Qua đó, Burger King muốn truyền tải đến khách hàng rằng thay vì đồ ăn “nhanh”. Họ sẽ tập trung vào chất lượng sản phẩm trong tương lai. Một sản phẩm được sử dụng từ những nguyên liệu tươi sống, tốt cho sức khỏe và không chất phụ gia.
Qua bài viết trên, CleverAds đã giải giúp khái niệm rebranding là gì cho bạn. Chúng tôi tin rằng việc làm mới thương hiệu sẽ giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Chúc bạn thực hiện thành công.