Quảng cáo Google Maps: Chi tiết dành cho doanh nghiệp (2024)
Sử dụng quảng cáo Google Maps cho doanh nghiệp. Tìm hiểu quy trình quảng cáo Google Maps thu hút khách hàng truy cập cửa hàng trực tuyến và website hiệu quả.
1. Quảng cáo Google Maps là gì?
Quảng cáo Google Maps mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tuyệt vời để được biết đến tại địa phương.
Khi người dùng tìm kiếm hoặc xem kết quả tìm kiếm gần đây, quảng cáo Google Maps sẽ xuất hiện và thu hút họ tìm đến cửa hàng hoặc website doanh nghiệp.
Nhà tiếp thị có thể đưa thông tin doanh nghiệp ( logo, địa chỉ, số điện thoại, đánh giá và đường dẫn để đến địa điểm) trên bản đồ và kết quả tìm kiếm Google Maps.
2. Lợi ích của quảng cáo Google Maps
- Tăng nhận diện thương hiệu.
- Thu hút khách hàng địa phương.
- Gia tăng khách hàng trong thời gian thực.
- Tiết kiệm chi phí và linh hoạt.
- Gia tăng lượng Foot Traffic.
Sử dụng quảng cáo Google Maps giúp thương hiệu hiển thị nhiều hơn. Chiến lược SEO này tăng lượt khách hàng địa phương và thúc đẩy họ truy cập website. Từ đó, tăng thêm doanh thu.
Theo Think with Google:
Quảng cáo Google Maps có thể tăng tới 6% lưu lượng truy cập cửa hàng và 10% trong các trường hợp tốt nhất. 50% người dùng Google Maps ghé thăm một địa điểm thực tế trong 01 ngày sau khi xem kết quả tìm kiếm.
Các tìm kiếm đi kèm từ khoá “gần tôi” đã tăng hơn 200% trong hai năm qua. Google Maps giúp thu hút khách hàng mới và nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh cùng khu vực.
Tháng 5/2023: AI-powered search campaigns
Generative AI hỗ trợ tạo chiến dịch Tìm kiếm hiệu quả hơn.
Theo Google Marketing Live 2023: Google AI hỗ trợ thiết lập từ khóa, tiêu đề, nội dung mô tả, hình ảnh một cách hiệu quả.
Hơn nữa, sau khi giới thiệu Search Generative Experience (SGE), các định dạng mới tích hợp AI sẽ xuất hiện, tạo ra quảng cáo bản đồ chất lượng cao có liên quan, được điều chỉnh theo từng giai đoạn của kênh tìm kiếm.
2. Cách hoạt động của quảng cáo Google Maps
2.1. Google Search Ads
Khi tìm kiếm doanh nghiệp trên smartphone tại một địa điểm, Google Maps sẽ hiển thị các tùy chọn dựa trên vị trí gần nhất và xếp hạng của chúng.
Nếu muốn xếp hạng cao nhất trên Google Maps, hệ thống sẽ cung cấp một danh sách nội dung được tài trợ. Trong đó, doanh nghiệp có thể trả một mức phí để xếp hạng cao hơn.
Quảng cáo này giúp doanh nghiệp nổi bật và hiển thị nhiều hơn trên kết quả tìm kiếm.
2.2. Promoted Pins
Đánh dấu, hay ghim quảng cáo là kỹ thuật thu hút sự chú ý của người dùng trực tuyến. Ngay cả khi không tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ nhưng có di chuyển trong khu vực.
Các nội dung này xuất hiện trên bản đồ mà người dùng không cần thực hiện tìm kiếm. Đây là hình thức quảng cáo trả phí trên ứng dụng Google Map.
2.3. In-store Promotions
Hình thức này đặt quảng cáo trên hồ sơ doanh nghiệp. Với mục đích thông báo cho khách hàng về các ưu đãi đặc biệt, đang thực hiện. Những ưu đãi này có thể là: Mua một tặng một, giảm giá cho sản phẩm cụ thể,v.v.
Nhà tiếp thị nên tìm hiểu kỹ thuật này để tận dụng tối đa hiệu quả quảng cáo Google Maps.
2.4. Customer Reviews
Reviews nổi bật thường xuất hiện dưới phần mở rộng của quảng cáo Google. Gồm lời chứng thực, nhận xét ngắn gọn từ khách hàng, cùng tên, ảnh chụp và một số bổ sung (chức danh, nghề nghiệp).
Những đánh giá này do doanh nghiệp lựa chọn và có thể tùy chỉnh phù hợp với mục tiêu tiếp thị.
Nội dung đánh giá mang lại một số lợi ích:
- Cung cấp dẫn chứng thực tế và sự tin tưởng của khách hàng.
- Xoa dịu nỗi lo lắng của người tiêu dùng tiềm năng.
- Cổ vũ khách hàng mới rằng họ đang đưa ra quyết định sáng suốt.
Ngoài ra, đánh giá của khách hàng khiến quảng cáo Google Maps trở nên hấp dẫn và thu hút hơn.
Đính kèm lời chứng thực và xếp hạng sẽ nhân bản hóa quảng cáo, trở nên nổi bật hơn. Từ đó, kí hiệu các điểm cửa hàng có sản phẩm, dịch vụ nhận được nhiều lời giới thiệu từ khách hàng đã trực tiếp trải nghiệm.
2.5. Trang doanh nghiệp tuỳ chỉnh
Doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ với Google Ads có cơ hội trình bày hồ sơ chi tiết.
Thông tin này tự động cập nhật từ Google My Business để người dùng có thể truy cập nhanh và dễ dàng. Bên cạnh đó, họ có thể liên lạc với doanh nghiệp thông qua tính năng Business Messages.
Để cung cấp thông tin cụ thể hơn về cách hoạt động của quảng cáo Google Maps, hãy xem xét tình huống dưới đây.
Giả sử:
Chủ nhà hàng đồ Tây tại Hà Nội muốn tăng doanh thu bằng quảng cáo Google Maps. Cách thức hoạt động như sau:
Một người dùng ở khu vực gần nhà hàng và sử dụng Google Maps tìm kiếm từ khóa “pizza”,”restaurant” hoặc “nhà hàng”. Quảng cáo của nhà hàng sẽ xuất hiện trên bản đồ và kết quả tìm kiếm vị trí.
- Tên nhà hàng.
- Địa chỉ.
- Phương thức liên lạc.
- Thời gian hoạt động.
- Menu.
- Đánh giá từ khách hàng trước đó.
Quảng cáo Google Maps được quản lý thông qua Google Ads. Cho phép chủ sở hữu theo dõi hiệu suất quảng cáo và tối ưu chiến dịch.
3. Hướng dẫn quảng cáo Google Maps
Trước khi bắt đầu, cần xác minh doanh nghiệp thông qua Google My Business (GMB). Quá trình này cần thiết để xác định tính hợp lệ của hoạt động kinh doanh.
Dưới đây là một số cách đơn giản để sử dụng Quảng cáo Google Maps.
3.1. Thiết lập quảng cáo Google Maps
Tìm mục “Tiện ích mở rộng” trong Google Ads. Bước tiếp theo là liên kết hồ sơ doanh nghiệp.
Sau đó, thiết lập quyền hiển thị quảng cáo và chuyển sang bước tiếp theo. Cung cấp tất cả thông tin doanh nghiệp được yêu cầu và dữ liệu tiếp cận khách hàng.
Sử dụng tiện ích mở rộng vị trí:
Khi quảng cáo tìm kiếm khởi động, chọn “Quảng cáo & Tiện ích mở rộng”. Hệ thống sẽ giới thiệu một loạt các tiện ích mở rộng quảng cáo.
Nhà tiếp thị muốn thiết lập tiện ích mở rộng cần cho phép bạn liên kết hồ sơ Google My Business:
- Nếu chưa có danh sách, hãy đăng nhập Google My Business.
- Nếu đã có danh sách, kiểm tra thông tin doanh nghiệp đã chính xác hoàn toàn chưa.
Xác định vị trí tiếp cận:
Sau khi bật tiện ích mở rộng vị trí, hãy tập trung lựa chọn vị trí cụ thể để hiển thị quảng cáo.
Lựa chọn các khu vực phía bên trái của menu. Sau đó, chọn chiến dịch đang hoạt động và nhập vị trí mong muốn. Nếu không có thông tin vị trí, quảng cáo sẽ không xuất hiện trên bản đồ.
3.2. Chi phí quảng cáo Google Maps
Chi phí quảng cáo Google Maps được tính dựa trên mô hình đấu giá PPC (Pay-Per-Click).
Mọi ngành nghề đều có thể đưa ra được mức giá thầu quảng cáo dự báo, cần có quá trình triển khai thử nghiệm trong vòng 1 tháng đổ lại là cách tốt nhất biết được chính xác giá thầu quảng cáo.
Industry – Ngành:
Mức độ cạnh tranh trong ngành đóng một vai trò quan trọng trong xác định giá mỗi quảng cáo Google Maps. Một số ngành có nhu cầu quảng cáo cao có tỉ lệ cạnh tranh cao. Từ đó, làm tăng chi phí cho mỗi nhấp chuột.
Market Trends – Xu hướng thị trường:
Những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, nhu cầu với sản phẩm dịch vụ, hoặc biến động theo thời gian ảnh hưởng đến cạnh tranh vị trí quảng cáo và tác động đến giá.
Quality Scores – Điểm chất lượng:
Google đánh giá dựa trên mức độ liên quan giữa quảng cáo và trang đích. Đồng thời đánh giá trải nghiệm người dùng tổng thể. Điểm chất lượng cao có thể dẫn đến CPC thấp hơn. Do Google thưởng vị trí đặt quảng cáo thuận lợi hơn.
Từ khóa:
Lựa chọn từ khóa một cách có chiến lược rất quan trọng khi xác định chi phí quảng cáo Google Maps. Các từ khóa phổ biến có lượng tìm kiếm cao có mức độ cạnh tranh cao hơn. Dẫn đến mức CPC tăng lên.
Bid – Giá thầu:
Mức giá thầu ảnh hưởng đến khả năng hiển thị và vị trí quảng cáo trên kết quả tìm kiếm Google Maps. Giá thầu cao hơn tăng khả năng hiển thị và nhấp chuột nhưng có thể làm tăng chi phí.
Do đó, cần quản lý giá thầu để tối ưu ngân sách và đạt kết quả mong muốn.
Ngân sách:
Ngân sách phân bổ cho quảng cáo Google Maps là một yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí tổng thể. Ngân sách cao hơn có khả năng hiển thị và chuyển đổi nhiều hơn.
Quảng cáo Google Maps: Lời kết
Dù bạn là người mới hay đã có kinh nghiệm quảng cáo trực tuyến, đừng bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc quảng cáo Google Maps để đạt kết quả tốt nhất.
Hy vọng bạn đọc có thể bắt đầu chiến dịch quảng cáo Google Maps tối ưu và duy trì thành công lâu dài.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!