Quản trị thương hiệu & Tất tần tật những gì bạn cần biết
Quản trị thương hiệu, bằng sự đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ, doanh nghiệp sẽ sở hữu một thương hiệu uy tín. Khi thị trường cạnh tranh ngày một khốc liệt, có một chiến lược quản trị thương hiệu tốt giúp doanh nghiệp đứng vững và tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng CleverAds tìm hiểu tiến trình tạo nên chiến lược quản trị thương hiệu mạnh trong bài viết dưới đây!
1. Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu không chỉ đơn giản là marketing cho một sản phẩm. Đó là một quá trình kiến tạo, duy trì và phát triển hình ảnh thương hiệu. Nhằm mục tiêu xây dựng niềm tin với khách hàng.
Khi thị trường ngày càng phát triển, sản phẩm đa dạng. Nếu doanh nghiệp không thể quản trị thương hiệu tốt, họ sẽ dễ dàng sụp đổ trước sự cạnh tranh khốc liệt. Quản trị thương hiệu không thể được hoàn thành trong một lần. Nó đòi hỏi sự đầu tư, một quá trình dài nhẫn nại và nỗ lực của doanh nghiệp.
1.1. Công việc Quản trị thương hiệu gồm:
- Quản trị hình ảnh thương hiệu trên các kênh truyền thông
- Quản trị danh mục đầu tư của thương hiệu
- Kiểm tra và quản lý tài sản thương hiệu
- Quản lý truyền thông và đo lường hiệu quả
- Kiểm soát và quản lý giá trị thương hiệu trên thị trường
1.2. Vị trí nhân sự Quản trị thương hiệu
Thông thường, vị trí Quản trị thương hiệu thường được đảm nhiệm bởi những người thật sự am hiểu về doanh nghiệp, vì công việc này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu cũng như danh tiếng của doanh nghiệp.
Hơn nữa, chỉ những người thật sự đam mê, tâm huyết về doanh nghiệp đó mới có thể tạo ra những chiến lược Quản trị thương hiệu phù hợp nhất.
3. Vai trò của Quản trị thương hiệu
2.1. Tạo hình ảnh nhất quán xuyên suốt quá trình kinh doanh
Thực hiện Quản trị thương hiệu trên hệ thống kênh truyền thông tạo nên hình ảnh uy tín và nhất quán. Hình ảnh phát duy trì đồng nhất trong mỗi lần xuất hiện. Duy trì hình ảnh nhất quán tạo cảm giác: quen thuộc, tin tưởng. Đặc biệt, khiến họ ghi nhớ lâu hơn thương hiệu của doanh nghiệp.
Uniqlo – nhãn hàng phong cách tối giản đến từ Nhật Bản – một ví dụ tuyệt vời của tạo dựng thương hiệu nhất quán.
Từ trước đến nay, Uniqlo luôn mang trong mình hình ảnh của sự tối giản. Dù là trên các phương tiện truyền thông, hay cả những cửa hàng bán lẻ. Vì thế, mỗi lần người dùng nghĩ đến sự đơn giản, mộc mạc, họ sẽ nghĩ ngay đến Uniqlo và lựa chọn sử dụng sản phẩm của nhãn hàng với sự hài lòng tuyệt đối.
2.2. Tăng độ nhận diện thương hiệu
Dù sản phẩm dịch vụ có hữu ích đến đâu, nhưng độ nhận diện bằng 0, doanh nghiệp sẽ khó khăn để đạt được mục tiêu doanh thu. Doanh nghiệp nên sở hữu thương hiệu mạnh và uy tín.
2.3. Giữ chân khách hàng
Chỉ thu hút khách hàng mua vài lần thôi là chưa đủ, biến những người tiêu dùng đó thành khách hàng trung thành mới là chìa khóa dẫn đến sự tăng trưởng về doanh thu.
Để làm được điều đó, Quản trị thương hiệu vô cùng quan trọng.
Vì quá trình này bao gồm: cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự tận tình, luôn lắng nghe và cải thiện sản phẩm, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Tất cả những ý trên sẽ góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ trung thành của khách hàng, và giúp nhãn hàng có được sự quảng bá tự nguyện từ họ.
3. Quy trình Quản trị thương hiệu doanh nghiệp
3.1. Xác định và thiết lập các mục tiêu Quản trị thương hiệu
Bước đầu, doanh nghiệp luôn cần xác định và thiết lập bộ nhận diện hoàn chỉnh của thương hiệu. Sau đó mới cân nhắc đến hướng phát triển đặc điểm, bản sắc riêng của thương hiệu, nhằm gia tăng giá trị nhãn hàng và kết nối sâu sắc hơn với khách hàng.
Cuối cùng, tập trung nâng cao giá trị tài chính của thương hiệu, qua các hoạt động nhượng quyền, hợp tác thương hiệu.
Đọc thêm: Mục tiêu Marketing là gì? Mô hình thiết lập mục tiêu tối ưu (cleverads.vn)
3.2. Nghiên cứu về bối cảnh, môi trường kinh doanh
Ở bước này, doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình như SWOT, PESTEL để xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình và cơ hội, rủi ro của thị trường. Bước này được sử dụng để dự đoán xu hướng cũng như nhu cầu của thị trường.
3.3. Xác định mục tiêu chiến lược
Các mục tiêu chiến lược trong quy trình Quản trị thương hiệu thường là: định vị thương hiệu, nâng cao giá trị cảm nhận và nhận thức của khách hàng về thương hiệu, hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, phát triển thương hiệu phụ mới, xây dựng thương hiệu số…
3.4. Dự đoán rủi ro và kế hoạch xử lí rủi ro
Một số vấn đề rủi ro có thể xảy ra đó là những phản ứng trái chiều của khách hàng, rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh, sự xuất hiện của các thương hiệu mới. Chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho tất cả trường hợp có thể xảy ra. Tránh trường hợp quá tải và phải tạm dừng dự án.
3.5. Triển khai các dự án, ý tưởng
Chuẩn bị và thực hiện các hoạt động truyền thông để nâng cao định vị thương hiệu. Đây được coi là bước quan trọng nhất trong cả quy trình Quản trị thương hiệu, nắm giữ chìa khóa quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ở bước này, doanh nghiệp cần tỉ mỉ, cẩn thận thực hiện từng bước, nhằm mang đến sự truyền tải tốt nhất về giá trị thương hiệu.
3.6. Giám sát và báo cáo các dự án Quản trị thương hiệu
Bước cuối nhưng không kém phần quan trọng trong quy trình Quản trị thương hiệu là giám sát và báo cáo về các dự án đang được thực hiện.
Việc giám sát và đo lường hiệu quả được thực hiện nhằm hạn chế các phát sinh về thời gian, chi phí không đáng có và mang lại kết quả tốt nhất cho các dự án được triển khai.
4. Yếu tố tác động đến quy trình Quản trị thương hiệu
4.1. Nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng
Nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng luôn thay đổi.
Để có thể đưa ra các chiến lược và phương pháp truyền thông hiệu quả nhất, người chịu trách nhiệm Quản trị thương hiệu cần phải có khả năng thích ứng với xu hướng mới, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng và khai thác triệt để nó.
4.2. Sự phát triển của công nghệ mới
Thế giới công nghệ luôn phát triển và đưa ra các công cụ mới hàng ngày. Việc của các nhà quản trị thương hiệu là làm thế nào để liên tục bắt kịp và tối ưu những công cụ mới, nhằm phục vụ cho quy trình Quản trị thương hiệu của doanh nghiệp mình.
4.3. Phương pháp tiếp cận khách hàng liên tục đổi mới
Ngày nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng các chiến lược thương hiệu phổ biến như Social Media hay Influencer, tập trung vào các nền tảng phổ biến như Facebook, TikTok và các Influencer lớn.
Tuy vậy, việc lạm dụng các chiến lược này quá nhiều và một cách hời hợt đã khiến khán giả cảm thấy nhàm chán và mất hứng thú.
Do vậy, phương pháp tiếp cận khách hàng đã được đổi mới bằng việc tấn công vào các thị trường ngách như sử dụng các Influencer nhỏ hơn. Phương pháp mới này giúp các thương hiệu truyền đi thông điệp qua những câu chuyện chân thực và dễ được công chúng đón nhận hơn.
5. Lưu ý triển khai chiến lược Quản trị thương hiệu thành công
5.1. Sự truyền tải chính xác từ tên thương hiệu
Tên thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình Quản trị thương hiệu, vì nó luôn gắn liền với doanh nghiệp, tạo sự nhất quán về sứ mệnh tầm nhìn và chiến lược kinh doanh. Một cái tên thương hiệu đơn giản, dễ nhớ, đại diện ngành nghề và luôn mang nghĩa tích cực sẽ là điểm mạnh đặc biệt cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Chuỗi nhà hàng McDonald’s với tên thương hiệu rất “Mỹ”.
Đó là một cái tên mà chỉ cần nghe thấy, khách hàng đã liên tưởng ngay đến những chiếc burger ngon lành của Mỹ.
5.2. Khách hàng là ưu tiên số một
Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc: Vì sao Apple lại có thể sở hữu lượng người dùng trung thành khủng đến thế? Khi nhắc đến sự thành công vượt bậc của Apple, không thể không nhắc đến sự kết nối sâu sắc của nhãn hàng này với khách hàng – luôn luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Apple đã đầu tư rất nhiều vào xây dựng niềm tin và mối quan hệ của họ với khách hàng. Chúng ta có thể thấy qua việc xây dựng các sản phẩm an toàn với người dùng và môi trường, hay cung cấp bảo mật tối đa cho người dùng.
Đọc thêm: Cách tạo chiến lược Customer Centric cho doanh nghiệp (cleverads.vn)
5.3. Phong cách thương hiệu nhất quán
Như đã được nhắc đến bên trên, nội dung thương hiệu mang tính nhất quán trên các kênh truyền thông sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải tiếng nói chung của thương hiệu.
5.4. Luôn bắt kịp các xu hướng
Luôn sẵn sàng thích ứng và thay đổi với nhu cầu thị trường, khách hàng là ưu tiên để doanh nghiệp làm tốt Quản trị thương hiệu. Hãy chủ động đổi mới để đi đầu xu hướng, tạo ưu thế cạnh tranh.
Kết luận
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã có những hiểu biết cần thiết về Quản trị thương hiệu cho con đường sự nghiệp của mình. Có điều gì về Quản trị thương hiệu bạn còn đang thắc mắc không? Hãy cho CleverAds biết suy nghĩ của bạn nhé!
Doanh nghiệp đang quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.