Performance là gì? Từ A-Z về Performance Marketing
Performance là gì? Performance là một thuật ngữ gắn liền với Marketing, có vai trò rất quan trọng và đã làm thay đổi hoàn toàn cách quảng cáo và kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, để hiểu rõ hơn về Performance và Performance Marketing, hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!
1. Performance là gì?
Performance là tiến trình đánh giá khả năng, kết quả của một hành động.
Dựa trên dữ liệu và đưa ra đánh giá một cách cụ thể, dựa trên cơ sở số liệu rõ ràng. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành Marketing.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là tiếp thị dựa trên hiệu suất. Cụ thể: là kết quả, mục tiêu khi thực hiện các hành động bao gồm: tạo khách hàng tiềm năng, bán hàng, click chuột,v.v. Doanh nghiệp sẽ trả tiền cho nền tảng khi chiến dịch, kết quả được hoàn thành.
Không giống như tiếp thị truyền thống, Performance Marketing được sử dụng để thúc đẩy: hành động, lượt theo dõi, đo lường,v.v. Tất cả sẽ phân bổ chỉ số ROI cho từng nội dung, chiến dịch hoặc hoạt động.
Đọc thêm: Thuật ngữ Marketing và những điều bạn cần biết
3. Lợi ích trong lĩnh vực Marketing của Performance là gì?
Dưới đây là 3 lý do Performance Marketing là hình thức tiếp thị mới – Performance là gì?
3.1. Hiệu suất dễ dàng theo dõi
Mục đích cụ thể của Performance Marketing là theo dõi và đo lường. Với các công cụ phân tích dữ liệu được thiết lập riêng cho nhà tiếp thị hiệu suất, nắm bắt nhịp độ và điều chỉnh dễ dàng hơn rất nhiều.
3.2. Rủi ro thấp
Các nhà tiếp thị biết chính xác vấn đề xảy ra với chiến dịch Performance Marketing của họ ở mọi giai đoạn.
Từ đó, họ có thể tối ưu và giảm thiểu rủi ro khi cần thiết. Hơn nữa, ít rủi ro đồng nghĩa với thời gian khởi chạy nhanh hơn, không cần thúc đẩy.
3.3. ROI được quan tâm và chú trọng
Performance Marketing hướng tới ROI. Trọng tâm và mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là cải thiện hiệu suất. Như vậy, chiến dịch Performance được đảm bảo hướng tới kết quả tốt hơn. Giúp nâng cao các chỉ số, tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Native advertising (quảng cáo tự nhiên) là một ví dụ về Performance Marketing.
Quảng cáo tự nhiên là hình thức quảng cáo “trà trộn” vào nội dung người đọc muốn tìm kiếm trên các website.
Mục đích: remarketing trên quy mô, nền tảng xuất bản nội dung tới khách hàng. Từ đó nhắm mục tiêu dựa trên quan tâm và ý định.
Ví dụ: So sánh quảng cáo tự nhiên với quảng cáo truyền hình.
Quảng cáo truyền hình chạy trong một khoảng thời gian và tần suất nhất định.
Tuy nhiên không có đảm bảo về số lượng người xem hoặc có phản ứng với quảng cáo. Trong khi đó, quảng cáo tự nhiên có hiệu quả cụ thể hơn. Nó dựa trên số lần hiển thị hoặc lượt nhấp để xem bài viết. Điều này thể hiện rõ lợi ích của Performance Marketing.
4. Performance hoạt động trong lĩnh vực Marketing như thế nào?
Performance Marketing hoạt động với sự tham gia của 4 nhóm đối tượng. Mỗi nhóm đóng vai trò cụ thể dẫn đến kết quả cuối cùng.
4.1. Retailers và Merchants
Trong Performance Marketing, nhóm Retailers và Merchants còn gọi là Advertisers – nhà quảng cáo. Họ là đơn vị có nhu cầu quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua Affiliate Partners (đối tác liên kết) hoặc Publishers (nhà xuất bản).
Ví dụ: Các đơn vị thành công với Performance Marketing thuộc các ngành như thực phẩm, thời trang, F&B,…
Họ sử dụng hệ thống bán lẻ hoặc người có tầm ảnh hưởng để tác động tới khách hàng. Tạo cho họ niềm tin và trở thành khách hàng trung thành. Xu hướng hành vi tiêu dùng ngày nay: người mua tin tưởng lời giới thiệu, tư vấn từ những người dùng khác, đặc biệt trong giai đoạn tự tìm hiểu, nghiên cứu.
4.2. Affiliates và Publishers
Đây là nhóm “đối tác tiếp thị” Performance Marketing. Họ nhận quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu cho doanh nghiệp. Affiliates và Publishers tồn tại dưới nhiều hình thức: website, blog, mạng xã hội,v.v. Nhóm này sử dụng nhiều chiến dịch khác nhau như: quảng cáo hiển thị, quảng cáo blog khi khách hàng tìm kiếm (SEM). Tất cả hướng tới mục tiêu quảng bá. Tùy vào đối tượng và mục đích sẽ có hình thức, chiến dịch cụ thể .
4.3. Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms
Nhóm này hoạt động như một “sàn giao dịch”, giúp kết nối doanh nghiệp với đối tác liên kết. Networks và Platforms thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như:
- Theo dõi, quản lý leads, clicks, và chuyển đổi
- Trung gian thanh toán
- Giải quyết tranh chấp giữa hai bên
4.4. Affiliate Managers và OPMs
Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ nguồn lực nhân sự, họ sẽ thuê đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing. OPMs hỗ trợ doanh nghiệp: xây dựng chiến dịch marketing, quản lý sản xuất, thiết kế chiến dịch, thực thi, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Các agency có thể sử dụng: landing page, SEO, nội dung tiếp thị để tối ưu chiến dịch.
5. Các bước xây dựng chiến dịch Performance Marketing – Performance là gì?
Thực tế, có nhiều loại kênh và chiến dịch Performance Marketing khác nhau. Cần tuân theo các bước khi xây dựng chiến dịch Performance Marketing cho những loại nội dung và đối tượng được xác định.
Bước 1: Thiết lập và xác định mục tiêu chiến dịch Performance là gì
Trước khi bắt đầu một chiến dịch, cần phải thiết lập mục tiêu chiến dịch. Vì vậy, khi xây dựng chiến dịch Performance Marketing, lập mục tiêu là điều tất yếu. Nhiều nền tảng quảng cáo yêu cầu thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên.Mục tiêu: xác định nơi hiển thị quảng cáo, đối tượng quảng cáo và các yếu tố quan trọng khác.
Các mục tiêu Performance Marketing phổ biến:
- Tăng nhận thức về thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập trang web
- Tiếp thị lại hoặc đặt lại mục tiêu
- Tạo khách hàng tiềm năng
- Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Đọc thêm: Chiến lược marketing là gì? Lưu ý khi xây dựng chiến lược Marketing
Bước 2: Lựa chọn kênh
Nên đa dạng các kênh sử dụng thay vì tập trung một kênh. Điều này giúp tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận chiến dịch, mở rộng cơ hội thành công. Do đó, cần tìm các kênh chuyên chuyển đổi và có nhiều khả năng chạm đến đối tượng mục tiêu nhất.
Ví dụ: Sử dụng đa dạng hóa các mạng xã hội hay mở rộng từ quảng cáo hiển thị hình ảnh sang quảng cáo tự nhiên. Như vậy, sẽ giúp tăng đáng kể phạm vi tiếp cận tiềm năng và hiển thị các chiến dịch hiệu suất của mình cho nhiều đối tượng hơn.
Bước 3: Tạo và chạy chiến dịch
Công việc chủ yếu của Performance Marketing là tạo ra các chiến dịch – xác định đối tượng mục tiêu, hiểu những điểm khó khăn và mong muốn của họ. Đồng thời tạo ra các quảng cáo và thông điệp để giải quyết nhu cầu của họ và thu hút sự chú ý của họ.
Càng hiểu rõ về đối tượng mục tiêu và cách sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thu hút họ, càng dễ dàng tạo ra các hình ảnh và tiêu đề, thiết kế và lập lịch quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất. Và tất nhiên, khía cạnh kỹ thuật của chiến dịch, chẳng hạn như kích thước quảng cáo, giới hạn ký tự sao chép và hình ảnh được chấp nhận, cũng phụ thuộc vào nền tảng hoặc kênh cụ thể đang sử dụng.
Đọc thêm: Kích thước ảnh mạng xã hội cập nhật đầy đủ nhất 2022
Bước 4: Đo lường và tối ưu hóa chiến dịch – Performance là gì?
Tất cả các chiến dịch Performance Marketing đều bắt đầu tạo dữ liệu ngay khi được thiết lập và chạy. Khi đó, các nhà tiếp thị có quyền tối ưu hóa các chiến dịch riêng lẻ nhằm đạt được hiệu suất trên các kênh đang sử dụng.
Theo dõi các phân tích và số liệu để xác định nguồn lưu lượng truy cập nào đang hoạt động tốt nhất, sau đó phân bổ quỹ quảng cáo cho phù hợp.
Sử dụng các chiến dịch Performance Marketing không chỉ để tăng doanh số bán hàng mà còn để xác định các kênh, đối tượng và mục tiêu chiến dịch tốt nhất để tăng lợi tức đầu tư của bạn.
Các chỉ số đo lường hiệu quả gồm:
- ROI – Lợi nhuận có được từ đầu tư
- CPW – Chi phí cho từng đơn hàng
- CPL – Chi phí cho từng khách hàng tiềm năng
- Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi
- Incremental Sales – Lượng doanh thu tăng dần
- Customer Lifetime Value – Giá trị khách hàng trọn đời
Đọc thêm: Marketing analytics là gì? Cách để phân tích marketing hiệu quả
Bước 5: Xử lý các rủi ro tiềm ẩn
Một cách để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn ngay từ đầu là tập trung nguồn lực vào các trang mạng và nền tảng quảng cáo chất lượng cao. Đó là nơi các vấn đề như an toàn thương hiệu và quyền riêng tư dữ liệu được xử lý một cách có trách nhiệm và đáng tin cậy. Thực hiện chiến dịch Performance Marketing khó có thể tránh khỏi các thách thức và rủi ro. Một số rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện chiến dịch này:
- An toàn thương hiệu
- Quy định về quyền riêng tư
- Nhấp vào gian lận và lưu lượng truy cập bot
- Gian lận của nhà xuất bản và sự minh bạch về vị trí.
6. Ví dụ tiêu biểu của Performance – Performance là gì?
6.1. Outbrain – Chiến dịch tìm kiếm
Theo Nghiên cứu của Moz, Outbrain là nền tảng tạo ra số lượt xem trang lớn hơn cho người dùng và tỷ lệ thoát thấp hơn. Nhóm Marketing Outbrain sử dụng các chiến thuật nâng cao nhận thức và tạo khách hàng tiềm năng cho nền tảng.
Gần đây, nhóm đã khởi động chiến dịch tìm kiếm thương hiệu ở Ý. Làm nổi bật các quảng cáo tìm kiếm trả phí, hiển thị cho người dùng tìm kiếm từ khoá “Outbrain”. Từ đó dẫn đến trang đích bán hàng. Hiệu suất chiến dịch đạt con số đáng kinh ngạc: CTR 18,47%, CVR 13,39% và ROI 2028%. Điều này có nghĩa là cứ 1USD sẽ thu về là 20USD.
6.2. VAVAVOOM – Chiến dịch video trên YouTube
Nhà bán lẻ thời trang toàn cầu – VAVAVOOM lựa chọn We Influence làm đối tác Digital Marketing. TrueView đảm nhận Performance Marketing. TrueView khởi chạy một loại chiến dịch quảng cáo Youtube Video. Nhằm mục đích tăng lượt chuyển đổi và khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo thúc đẩy hành động. VAVAVOOM đã nhận kết quả ấn tượng từ chiến dịch này. Cụ thể: 304.517 lượt tương tác xuyên suốt chiến dịch dài 11 tuần; ROAS đạt 1409%.
Kết luận – Performance là gì?
Trên đây là định nghĩa cơ bản Performance là gì, toàn bộ kiến thức cụ thể về Performance Marketing. CleverAds hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu rõ và có cái nhìn tổng quan hơn về các thuật ngữ này. Từ đó, xây dựng chiến dịch Performance Marketing hiệu quả.