OTT Marketing là gì? Độ phổ biến của OTT Marketing tại Việt Nam

OTT Marketing là gì? Độ phổ biến của OTT Marketing tại Việt Nam

OTT Marketing là gì? Vì sao dạo gần đây OTT Marketing luôn được nhắc đến trên truyền thông Việt Nam? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. OTT Marketing là gì?

OTT Marketing được viết tắt cho Over The Top Marketing. OTT Marketing là giải pháp quảng cáo nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng, dựa trên nền tảng Internet, nhưng không thuộc bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào.

OTT Marketing tương tự như TV truyền thống. Sự khác biệt duy nhất là OTT Marketing được truyền trực tuyến đến các phương tiện truyền thông thông qua các nền tảng OTT như: Facebook, Instagram, Netflix, HBO Go, …

2. Lợi ích của OTT Marketing là gì?

2.1. Phạm vi tiếp cận lớn, nhắm mục tiêu mạnh

Hiện nay, có 36 triệu người dùng OTT tại Việt Nam, so với 180 triệu người dùng tại toàn bộ Đông Nam Á. Với số lượng người dùng khủng và không gian Internet rộng lớn cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, đây là cơ hội có 1-0-2 dành cho các doanh nghiệp để đầu tư vào OTT Marketing.

OTT Marketing là gì

Hơn nữa, với phạm vi tiếp cận trải dài từ Smart TV cho tới các thiết bị di động, bao gồm tất cả các kênh truyền thông, OTT Marketing hứa hẹn sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc mang lại đối tượng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Top OTT Statistics for 2022 – Uscreen

2.2. Sự sáng tạo chất lượng với chi phí tối thiểu

OTT Marketing cung cấp tới người dùng vô vàn nội dung tiếp thị với thông điệp thú vị, qua các hình thức khác nhau như video, podcast, SMS, … Một vài hình thức OTT Marketing như Netflix hay Disney+ còn sản xuất nội dung gốc chỉ có sẵn thông qua dịch vụ của họ, làm tăng giá trị độc đáo của OTT Marketing.

Doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm ngân sách đối với hình thức quảng bá này. Vì chỉ cần mua một số lượng hiển thị giới hạn cho một đối tượng cụ thể là đã có thể tối đa hóa hiệu quả của OTT Marketing.

Đọc thêm: 5 bước quản lý chi phí marketing hiệu quả (cleverads.vn)

2.3. Phân tích dữ liệu

Đa phần các nền tảng OTT Marketing đều cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu đi kèm các sản phẩm của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của quá trình quảng bá truyền thông, nắm được hiệu suất và khả năng tiếp cận khách hàng. 

Có thể kể đến như Facebook Analytical Tools, giúp người dùng thấy được Conversion Rate và dữ liệu khách hàng. 

3. OTT Marketing hoạt động, truyền tải thông tin như thế nào?

3.1. Cách thức truyền tải Nội dung OTT Marketing là gì?

OTT Marketing thường được truyền tải qua các thiết bị đời thường như smartphone, tablet hay máy tính cá nhân. Ngoài ra, vì là hình thức tương tự với TV truyền thống, nội dung của OTT Marketing cũng thường được cung cấp qua các mẫu TV mới nhất. 

Bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào được kết nối với Internet, OTT Marketing đều có thể được phủ sóng.

OTT marketing là gì

Một số ứng dụng phổ biến của OTT Marketing: Video (Netflix, Apple TV, Facebook); Âm thanh (Podcast); Nhắn tin (Skype, Messenger, SMS); VOIP (các nền tảng gọi thoại như Zalo, Viber).

3.2. Các bước tiếp cận đối tượng khách hàng của OTT Marketing là gì?

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Đối tượng khách hàng được xác định dựa theo dữ liệu đăng ký của người dùng tại các kênh truyền thông. 

Đối tượng được phân theo mức độ khả năng xem cao thấp, cuối cùng chọn ra đối tượng khách hàng tiềm năng nhất và tiếp cận họ. 

Bước 2: Thúc đẩy chiến dịch

Ở bước này, nội dung tiếp thị sẽ được đưa đến người một cách gián tiếp. Doanh nghiệp có thể chèn quảng cáo trên các kênh tuyến tính trực tiếp, như giữa các bài post trên Facebook, hay giữa lúc người dùng đang xem phim trên HBO Go. 

Đây là cách để OTT Marketing tạo trải nghiệm liền mạch giống như TV trên kỹ thuật số.

Bước 3: Phân tích và báo cáo

Sau chiến dịch, nhà điều hành OTT Marketing sẽ gửi kết quả hiển thị quảng cáo và tạo báo cáo cho doanh nghiệp. Từ đó, ta có thể thấy các mục về OTT Marketing cần cải thiện hoặc duy trì, nhằm đạt được sự phổ biến rộng rãi cho doanh nghiệp mình.

4. Tiềm năng của OTT Marketing tại Việt Nam

Giải pháp này hiện đang tạo ra sự khác biệt lớn về mảng quảng bá của các doanh nghiệp, và trong tương lai, doanh thu từ OTT Marketing được dự đoán sẽ vượt 210 tỷ đô vào 2026. 

Còn Việt Nam, theo đánh giá của Statista, được hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển OTT Marketing. Trong năm 2018, có đến hơn 54% dân số thường xuyên truy cập internet và con số này dự kiến sẽ tăng thêm 38% vào năm 2023. 

Việt Nam cũng được báo cáo là nơi mà người tiêu dùng có nhiều khả năng tham gia vào hành động sau khi được tiếp cận bởi OTT Marketing. Hơn một nửa (53%) người xem OTT tại Việt Nam phản hồi lại sau khi xem quảng cáo. Sự phản hồi này được thể hiện qua việc họ đã mua hàng trực tuyến, tại cửa hàng hoặc nhận khuyến mãi hay mã tích điểm, sau khi xem quảng cáo.

Kết luận

Qua bài viết trên, CleverAds hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ OTT Marketing là gì, và lý do vì sao doanh nghiệp nên giành lấy cơ hội phát triển OTT Marketing ngay lúc này!

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds