Mục tiêu Marketing là gì? Mô hình thiết lập mục tiêu Marketing hiệu quả

Mục tiêu Marketing là gì? Mô hình thiết lập mục tiêu Marketing hiệu quả

Mục tiêu Marketing là gì? Ngày nay, các doanh nghiệp đều cho thấy sự đầu tư trong việc sử dụng nhiều phương pháp Marketing khác nhau cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Ngoài việc tận dụng nhiều nguồn lực cho các hoạt động Marketing, doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu Marketing rõ ràng cho từng hoạt động và kế hoạch của họ. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mục tiêu Marketing là gì?

Mục tiêu Marketing là những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được và giúp cho doanh nghiệp đáp ứng những mục tiêu kinh doanh rộng hơn, xác định rõ hơn các bước trong kế hoạch, chiến lược mình đề ra.

Bất cứ một chiến dịch nào đưa ra nếu không có mục tiêu chiến lược rõ ràng thì khả năng cao sẽ bị lãng phí tài nguyên và thất bại. Không có mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không biết cách đo lường giá trị mà họ bỏ ra.

Ví dụ về mục tiêu Marketing: 

  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Thiết lập lãnh đạo tư tưởng
  • Phân bổ các hoạt động tiếp thị để tạo doanh thu
  • Gia tăng mức độ gắn kết thương hiệu

Đọc thêm: Kế hoạch truyền thông từ A-Z cho doanh nghiệp

2. Tại sao cần đặt mục tiêu Marketing?

Việc đặt mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được kế hoạch chiến lược một cách đúng đắn.

Đạt được mục tiêu đồng nghĩa với việc thành công và hiệu quả của chiến dịch đã được ghi nhận và tạo ra sức ảnh hưởng nhất định trên thị trường.

Mỗi doanh nghiệp đều có những sản phẩm/dịch vụ cần hoạch định và triển khai theo các hình thức quảng cáo khác nhau. Tuy nhiên việc đặt ra đúng mục tiêu cho từng sản phẩm luôn là một thách thức lớn, đòi hỏi marketer phải có kiến thức và kỹ năng đặt mục tiêu hiệu quả.

Về lí thuyết, sẽ có các mô hình gợi ý cho doanh nghiệp thiết lập mục tiêu marketing với đầy đủ các yếu tố bên trong.

Ngoài ra, việc đặt mục tiêu đúng hướng cũng đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp xác định được hướng phát triển và năng lực hiện có
  • Tăng khả năng ứng phó với sự biến đổi của thị trường.
  • Thể hiện rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp
  • Căn cứ để kiểm tra, đánh giá các hoạt động đang tiến hành có đúng theo kế hoạch và mức độ đạt được với các chỉ tiêu đề ra

Vì vậy việc thiết lập mục tiêu, thực hành mục tiêu và đạt được mục tiêu Marketing chính là con đường tốt nhất dẫn đến thành công của mọi doanh nghiệp. 

Đọc thêm: Marketing campaign – Chiến dịch quảng cáo thu hút khách hàng

3. Các mô hình thiết lập mục tiêu Marketing hiệu quả 

3.1. Mô hình SMART

Các mục tiêu Marketing triển khai theo mô hình SMART đạt hiệu quả bởi các yếu tố sau:

Specific – Cụ thể

Các số liệu cụ thể nên được sử dụng trong các mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp. Đừng chỉ đặt mục tiêu Marketing để tăng doanh số bán hàng mà hãy đặt mục tiêu cụ thể muốn tăng doanh số lên bao nhiêu – theo tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền 

Measurable – Có thể đo lường được

Các mục tiêu phải có thể đo lường được và bạn nên vạch ra cách bạn sẽ đo lường thành công. Mục tiêu của bạn có thể là tăng nhận thức thương hiệu nhưng phải bao gồm cách bạn sẽ đo lường ví dụ: đo lường mức tăng trong tìm kiếm thương hiệu không mất chi phí hoặc lượng người theo dõi trên mạng xã hội.

Achievable – Có thể đạt được

Có thể muốn tăng doanh số bán hàng gấp nhiều lần nhưng phải cân nhắc mục tiêu đó có thực sự có khả năng đạt được hay không? Hãy đảm bảo rằng các điểm chuẩn bạn đặt ra hợp lý và có thể đạt được, đồng thời phác thảo những bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

Relevant – Có liên quan

Một trong những nhược điểm chính của mục tiêu là phác thảo đích đến, nhưng thực tế không phải cứ đạt được tiêu chuẩn đó sẽ có tác động đến toàn bộ chiến lược Marketing. Các mục tiêu phải phù hợp với mục đích, chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp.

Timed – Dựa trên thời gian

Cuối cùng, các mục tiêu nên bao gồm khung thời gian phù hợp để đạt được tiêu chí cụ thể. Hầu hết các mục tiêu Marketing đều dựa trên tài chính theo quý hoặc theo năm, nhưng điều đó có thể thay đổi tùy theo mục tiêu và khối lượng công việc cần thiết để đạt được tiêu chuẩn.

Đọc thêm:  Ứng dụng mô hình SMART vào quá trình tiếp thị hiệu quả

3.2. Mô hình CLEAR

CLEAR là một mô hình thiết lập mục tiêu kết hợp giữa logic và cảm xúc. Các mục tiêu này rõ ràng và tập trung vào việc thu hút khách hàng về mặt cảm xúc trong chiến dịch mà họ làm.

mục tiêu marketing

  • Collaborative  – tạo ra mục tiêu mang tính chất liên kết để thúc đẩy động lực mua hàng
  • Limited – đặt mục tiêu có phạm vi cụ thể và có từng mốc thời gian thực hiện  
  • Emotional – chọn cách miêu tả nhiều cảm xúc, khiến khách hàng đón nhận nguồn năng lượng tích cực 
  • Appreciable – đánh giá bằng cách chia nhỏ các mục tiêu lớn thành từng bước hành động và đo lường nó 
  • Refinable – sẵn sàng tinh chỉnh, sửa đổi các mục tiêu để ứng biến với mọi tình huống mới nhất 

3.3. Thiết lập mục tiêu Marketing theo OKR

Ojectives and key results (OKR) – một khuôn khổ quản lý để thiết lập các mục tiêu của doanh nghiệp, nhóm và nhân viên.

Ở mỗi cấp độ sẽ có 3 đến 5 mục tiêu được xác định và liên kết chặt chẽ với kết quả chính. Các mục tiêu thường được đặt ra theo quý và được xem xét theo tháng hoặc tuần như sau:

mục tiêu marketing

  • Objectives: Xác định và đặt ra từ 3 đến 5 mục tiêu định tính, có thời hạn và có thể thực hiện được 
  • Key Result: Định lượng từng mục tiêu bằng cách đặt ra 3 đến 5 kết quả để tiến hành đo lường 

Với 3 cách thiết lập mục tiêu Marketing theo mô hình SMART, CLEAROKR, mỗi khái niệm từ các mô hình bao gồm nhiều yếu tố giống và khác nhau sẽ phù hợp trong từng mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp cần. 

Với các mô hình tối ưu đã có, marketer nên tham khảo và vận dụng vào việc thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần có sự quan sát tình huống thực tế, theo dõi doanh thu sản phẩm, phản hồi khách hàng để xây dựng mục tiêu Marketing đáp ứng được yêu cầu của chiến dịch và đối tượng mục tiêu xác định nhằm có được kết quả tốt nhất.

Đọc thêm: Marketing tập trung – giải pháp nhắm trúng khách hàng mục tiêu dành cho doanh nghiệp

4. Kết luận

Thông qua bài viết, bạn đọc hiểu được mục tiêu Marketing và tiếp cận các mô hình thiết lập mục tiêu đúng hướng, mang lại hiệu quả và đạt tiêu chí đã đề ra trong chiến lược của doanh nghiệp. Cách tạo ra mục tiêu Marketing và thực hiện nó luôn là những bước quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh cũng như lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.


Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds