MT là gì? Tất tần tật về Modern Trade
MT là gì? TT (Traditional Trade) là gì? Phân biệt các kênh phân phối hiện đại và truyền thống, lưu ý 5 điểm khi phát triển kênh MT cùng CleverAds.
Đọc thêm: Thuật ngữ Marketing và những điều bạn cần biết
Plan marketing tổng thể chi tiết nhất dành cho doanh nghiệp
1. MT là gì?
MT – Modern Trade (hay kênh phân phối hiện đại) là thuật ngữ dùng để chỉ những kênh bán hàng hiện đại bán những chuỗi hoặc nhóm các sản phẩm khác nhau. Kênh này có sự tham gia của những người chơi chuyên nghiệp như:
- Hypermarket (Đại siêu thị): kênh cao cấp hơn siêu thị nhưng không bằng trung tâm thương mại, thường có khu vui chơi giải trí. Ví dụ: Aeon, Lotte,…
- Supermarket (Siêu thị): kênh bán lẻ tự phục vụ chuyên bán đồ ăn, đồ gia dụng,… Ví dụ: Winmart, Mega Market (MM),…
- Convenience Store (Cửa hàng tiện lợi): đặt nặng yếu tố tiện lợi, giá thường đắt hơn siêu thị, thích hợp để mua đồ với số lượng ít. Ví dụ: Circle K, 7-Eleven,…
- E-Commerce (Thương mại điện tử): giao dịch thương mại thực hiện qua internet. Ví dụ: Shoppee, Lazada, Tiki,…
Những nhà phân phối thuộc kênh MT được quản lý chuyên nghiệp từ kiểm kê hàng hóa, mua bán đến chuỗi cung ứng.
2. Phân biệt MT (Modern Trade) – TT (Traditional Trade) “MT là gì”
Tiêu chí |
Modern Trade |
Traditional Trade |
Hồ sơ | Chuỗi với nhiều địa điểm được điều hành bởi một nhóm quản lý được đào tạo | Chủ yếu là một cửa hàng do một chủ, gia đình hoặc nhân viên điều hành |
Người ra quyết định | – Quy trình ra quyết định nhiều lớp đòi hỏi thời gian
– Trụ sở chính, một số trường hợp là các chi nhánh riêng lẻ |
– Một hoặc hai người ra quyết định
– Thường là chủ sở hữu hoặc người quản lý |
Mối quan hệ với khách hàng | Mối quan hệ giữa các cá nhân hạn chế | Tập trung vào mối quan hệ giữa các cá nhân giữa khách hàng và nhà bán lẻ |
Nhu cầu | Nhu cầu nhất quán | Theo mùa vụ nhiều hơn, ngừng bán một số sản phẩm nhất định khi trái mùa |
Cơ sở khách hàng | Cơ sở khách hàng lớn và các khu vực dịch vụ có thể bao gồm hàng nghìn khách hàng | Chủ yếu phục vụ khu vực lân cận và cộng đồng địa phương |
Danh mục nhãn hiệu và bao bì | Bắt buộc và có thể bao gồm các quy trình, bản trình bày và tài liệu dài dòng và chi tiết, trước khi nhận được phê duyệt | Không bắt buộc – thương lượng với chủ sở hữu |
Phạm vi sản phẩm | Đa dạng với hàng nghìn sản phẩm | Chủ yếu là giới hạn với hàng trăm sản phẩm |
Tính kinh tế theo quy mô | Các nhà bán lẻ có thể chịu mức giá thấp để bán nhiều sản phẩm, giảm giá khuyến mại để thúc đẩy mua hàng | Hàng hóa được giao dịch chủ yếu theo giá bán lẻ tối đa |
Hết hàng | Ít phổ biến hơn với việc quản lý hàng tồn kho được cải thiện | Phổ biến hơn, thay thế dựa trên tình trạng sẵn có của nhà bán buôn hoặc nhà phân phối |
Khuyến mãi | – Cung cấp các chương trình khuyến mãi đang diễn ra
– Các chương trình xúc tiến bán diễn ra tập trung, thống nhất |
– Một số giá khuyến mại
– Đàm phán các chương trình khuyến mãi với từng chủ sở hữu hoặc người quản lý |
Vị trí | Thường ở các khu vực giao thông đông đúc, vị trí chiến lược | Tất cả các vị trí, nhưng một số ở các khu vực đông đúc và đường phố nhỏ |
Dòng tài chính | – Thanh toán qua nhiều hình thức bao gồm chuyển khoản và tiền mặt
– Chu kỳ tín dụng dài |
– Tiền mặt
– Chu kỳ tín dụng ngắn – Thường cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên các mối quan hệ |
Mua sắm | – Mua trực tiếp từ nhà sản xuất
– Chủ yếu là mua sắm tập trung – Yêu cầu nhóm bán hàng cung cấp thông tin chi tiết, ví dụ: bán hàng, đóng góp gói, xu hướng |
– Chủ yếu mua sản phẩm thông qua các trung gian, chẳng hạn như nhà phân phối và nhà bán buôn
– Mua hàng cho một cửa hàng – Chủ sở hữu hoặc người quản lý đưa ra quyết định mua sắm |
Giao hàng | – Đã lên lịch – giao hàng đúng hẹn
– Giao hàng đến các cửa hàng hoặc kho hàng cụ thể |
– Linh hoạt hơn về thời gian giao hàng
– Giao cho từng cửa hàng |
Thời gian thực hiện | – Dài hơn nhưng có cấu trúc hơn | – Quản lý dòng tiền ngắn hơn |
Thiết bị buôn bán | – Yêu cầu thiết bị chuyên dụng
– Nhiều điểm có sẵn để trưng bày hoặc quảng cáo chéo sản phẩm – Việc đặt thiết bị yêu cầu đàm phán chi tiết với nhiều bên liên quan |
– Thiết bị tiêu chuẩn, ví dụ: giá đỡ
– Không gian hạn chế để bố trí thiết bị – Thường sử dụng các thiết bị như tủ mát để đựng các vật dụng cá nhân, ví dụ: sữa, bơ |
3. Các lưu ý khi phát triển kênh MT là gì?
3.1. Tăng tương tác với khách hàng
Khi sử dụng kênh MT để phân phối hàng, thương hiệu cần có chiến thuật cụ thể để đưa sản phẩm tiếp cận với khách nhanh và ấn tượng nhất. Từ đó giúp hoạt động bán hàng diễn ra hiệu quả và mang lại doanh thu cao.
3.2. Hiểu rõ vị thế sản phẩm trên thị trường
Hiểu rõ vị trí của sản phẩm trên thị trường là điều rất quan trọng. Bởi vì khi đó doanh nghiệp mới có được các chiến lược bán hàng và marketing phù hợp với từng loại sản phẩm và đạt được doanh thu tối đa.
3.3. Vận dụng hiệu quả chiến thuật kệ chính “MT là gì”
Cách tốt nhất giúp sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng là được đặt tại kệ chính. Vì vậy, sử dụng tốt chiến thuật kệ chính gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các thương hiệu khác.
3.4. Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự hiệu quả
Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự kinh doanh tại các hệ thống siêu thị tối ưu và hiệu quả giúp đảm bảo lợi nhuận hoạt động bán hàng.
3.5. Kết hợp với truyền thông số “MT là gì”
Trong thời đại công nghệ số, khách hàng không chỉ “chạm” đến thương hiệu qua các kênh offline. Việc kết hợp với kênh digital để tạo trải nghiệm mua sắm gắn kết, cá nhân hóa giúp doanh nghiệp gây được ấn tượng với khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
Đọc thêm: Phễu marketing là gì? Hiểu đúng về cách tạo phễu marketing
Kết hợp phân phối và truyền thông để gia tăng doanh thu cùng chuyên gia Digital Marketing CleverAds
Có kinh nghiệm thực hiện các chiến dịch thành công cho những thương hiệu lớn như Aeon, Lotte, Vincom, Trà xanh không độ, Dr.Thanh, LG, Kangaroo,… CleverAds tự tin giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu từ các kênh bán lẻ hiện đại của mình bằng Digital Marketing.
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.