Marketing bệnh viện và những điều bạn cần biết
Ngày nay, Marketing bệnh viện ngày càng trở nên phổ biến khi cung không đổi nhưng cầu tăng cao. Do đó, để khẳng định sự uy tín, củng cố niềm tin cũng như tăng doanh thu, bệnh viện đã ứng dụng Marketing. Trong bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về khái niệm và cách thực hiện Marketing bệnh viện hiệu quả, thu hút nhất.
1. Marketing bệnh viện là gì?
Marketing bệnh viện là thuật ngữ được sử dụng trong Marketing nhằm chỉ các hình thức quảng cáo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế. Doanh nghiệp cần làm tất cả cả những hoạt động để có thể giới thiệu về thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, lợi ích khi chăm sóc sức khỏe đến với khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc duy trì sự quan tâm của khách hàng, nỗ lực thỏa mãn khách hàng để đạt được lợi ích kinh doanh.
2. Vai trò quan trọng của Marketing bệnh viện
Ngày này, công nghệ thông tin trở nên phổ biến và ứng dụng trong nhiều trong cuộc sống. Vì vậy, khách hàng luôn có xu hướng tiếp cận thông tin qua Internet trước khi quyết định xuống tiền sử dụng sản phẩm. Trong chăm sóc sức khỏe cũng như vậy, khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm thông tin về tình trạng bệnh, đơn vị điều trị để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn cơ sở uy tín. Do đó, Marketing bệnh viện sẽ có cơ hội đưa đến một lượng lớn khách hàng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Marketing bệnh viện giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu cá nhân và độ uy tín.
Để làm được điều đó, đội ngũ Marketing cần truyền tải những thông điệp mang lại giá trị cho khách hàng và khẳng định về chuyên môn, nghiệp vụ và quy trình điều trị tốt của bệnh viện đối với khách hàng.
Marketing bệnh viện còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo phù hợp. Những kế hoạch truyền thông này sẽ cũng sẽ cần đạt được mục đích cuối cùng là thu hút khách hàng tiềm năng và tăng lợi nhuận kinh doanh.
Xem thêm tại: Phân khúc thị trường là gì? 5 phân khúc thị trường hiệu quả
3. 6 bước lập kế hoạch phát triển Marketing bệnh viện
3.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường mục tiêu luôn là điều đầu tiên cần thực hiện trong các kế hoạch Marketing, đối với Marketing bệnh viện cũng không ngoại lệ. Thấu hiểu được chính xác mong muốn, nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện Marketing bệnh viện thành công.
Xác định chính xác thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp không tốn quá nhiều chi phí và nhân lực cho mục tiêu không chính xác. Chẳng hạn, bệnh viện của bạn hướng đến là phân khúc khách hàng cao cấp, nhưng khi thực hiện các kế hoạch Marketing lại bao gồm cả khách hàng tầm trung. Lúc này, chi phí và nhân lực bạn bỏ ra cho khách hàng mục tiêu ít đi mà khách hàng ở phân khúc tầm trung lại không cần thiết.
Do đó, xác định rõ đối tượng khách hàng mong muốn tiếp cận, thu thập những thông tin cần thiết và hiểu rõ mong muốn của khách hàng là chìa khóa giúp Marketing bệnh viện thành công.
3.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Ngày nay, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trở nên cực kỳ phổ biến. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không tạo được sự khác biệt khó có thể thu hút được khách hàng tiềm năng. Để làm được điều đó, Marketing bệnh viện cần thực hiện nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Ngoài ra, bạn cũng cần dự đoán những chiến lược mà đối thủ sẽ sử dụng trong tương lai. Từ đó bạn cần đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả, tối ưu và khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Những điểm khác biệt có thể về giá cả, dịch vụ cung cấp, địa điểm thuận lợi, hậu đãi về sau,…..
Xem thêm tại: Sức mạnh của Marketing truyền thống trong kỷ nguyên kỹ thuật số
3.3 Quyết định công cụ thực hiện Marketing bệnh viện
Hiện nay có rất nhiều công cụ Marketing, doanh nghiệp có thể chọn một hoặc nhiều công cụ để thực hiện Marketing bệnh viện cùng lúc. Công cụ có thể sử dụng như Marketing trực tiếp, Quảng cáo trên mạng xã hội, Content Marketing, Marketing tại địa điểm bán,…
Phụ thuộc vào mục tiêu của kế hoạch và thị trường mà bệnh viện đang hướng tới, bạn cần lựa chọn công cụ phù hợp sao cho tối ưu hiệu quả kế hoạch Marketing bệnh viện nhất có thể và đem lại thành tựu.
3.4. Lập kế hoạch Marketing bệnh viện
Sau khi thực hiện các bước nghiên cứu để hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh, bạn cần làm tiếp theo là đưa ra một bản kế hoạch Marketing bệnh viện cụ thể. Bản kế hoạch này cần có đầy đủ quy trình thực hiện, cách thức thực hiện, hình thức tổ chức, nhân lực cần có và ngân sách sử dụng.
Trong bản kế hoạch Marketing bệnh viện này, bạn cũng cần chỉ ra những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Từ đó đề xuất giải pháp và có phương án dự phòng. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó quyết định tính liên tục và thành công của kế hoạch.
Giả dụ kế hoạch Marketing bệnh viện đang được thực hiện đến giai đoạn 2, nhưng do giai đoạn này thiết nguồn nhân lực. Ngay lúc này, phương án dự phòng cần phải có ngay lập tức để bổ sung hoặc phân chia công việc phù hợp với đội ngũ nhân lực còn lại.
3.5 Thực thi kế hoạch Marketing bệnh viện đã đưa ra
Sau khi bản kế hoạch được thông qua cần được đưa vào thực tiễn. Bạn có thể giao các công việc cụ thể cho từng nhóm, ghi chú về deadline cũng như yêu cầu cần đạt được. Thực thi kế hoạch cần được làm một cách đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Bạn cần giám sát mọi hoạt động của các nhóm thực hiện và ứng phó kịp thời với những thay đổi không theo kế hoạch hoặc sự cố phát sinh. Điều này rất quan trọng vì nó quyết định việc kế hoạch Marketing có được tiếp tục thực hiện hay không.
3.6. Đo lường và tối ưu
Đo lường là cách doanh nghiệp đánh giá được sự thành công của bản kế hoạch Marketing bệnh viện đối với thực tế. Bạn cần giám sát liên tục và đo lường mức độ thực hiện của kế hoạch để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp hơn.
Ví dụ, bạn đang sử dụng công cụ Marketing chính là online, tuy nhiên với đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến cũng như những biểu hiện bạn thấy trong thời gian gần đây thì Marketing trực tiếp đem lại hiệu quả cao hơn. Lúc này bạn cần đưa ra phương án dự phòng, có thể là thay đổi công cụ để tiếp cận đúng nhất với khách hàng mục tiêu của mình.
4. Ví dụ về Marketing bệnh viện thành công
Một ví dụ điển hình cho Marketing bệnh viện thành công được nhiều người biết đến đó là Bệnh viện Mắt Sài Gòn. Với mục tiêu ban đầu là đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) và tăng nhận thức nhóm đối tượng mục tiêu về sự cản trở của kính cận trong hoạt động thể thao và lợi ích của xóa cận. Từ đây, Bệnh viện Mắt Sài Gòn nắm bắt rõ insight khách hàng và định hướng một chiến lược phù hợp.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã sáng tạo nội dung dựa trên những câu chuyện về những người luyện tập thể thao nhưng bị rào cản bởi cặp kính. Thông điệp này đã được truyền tải không chỉ trong content, TVC mà còn thể hiện rất rõ trong Series Key Visual.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn cũng đưa ra chuỗi video Bác sĩ dễ hiểu.
Với quan điểm bác sĩ giỏi là bác sĩ phải nói được theo ngôn ngữ của bệnh nhân, giúp khách hàng dễ dàng tiếp nhận kiến thức, các chuyên sĩ chuyên khoa Mắt đã trực tiếp truyền tải kiến thức một cách súc tích, dễ hiểu. Đặc biệt, hiểu rõ thị hiếu của nhóm khách hàng Gen Z ưa chuộng nền tảng Tik Tok, Marketing bệnh viện đã chủ động khai thác những định dạng ngắn và thu hút lượng lớn người xem.
Tổng hợp kết của của chiến dịch Marketing bệnh viện Mắt Sài Gòn đã cho thấy, số ca phẫu thuật khúc xạ từ tháng 01/2022 đến tháng 08/2022 tăng 220% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tiêu về số khách hàng phẫu thuật vượt 26% KPIs đã đề ra, lượt tương tác tự nhiên tăng 883,4% so với 3 tháng về trước và lượt hiển thị trên nền tảng Social Media tăng gấp nhiều lần.
5. Kết luận
Marketing bệnh viện dần trở thành một phần không thể thiếu trong các bệnh viện dù là công lập hay dân lập. Bài viết trên đến từ Cleverads hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách thực hiện Marketing bệnh viện hiệu quả, đạt kết quả cao nhất.