Infographic: 8 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing năm 2023
Với 75% doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Influencer Marketing, đây là một chiến lược lý tưởng để tiếp cận đối tượng khách hàng mới, tăng mức độ hiển thị và xây dựng uy tín thương hiệu. Trong thực tế, hoạt động trong mảng Influencer Marketing mang nhiều nét khác biệt so với Marketing thông thường.
Trong bài viết này, CleverAds đã tóm tắt những thông tin quan trọng trong infographic với 8 bước: Quy trình xây dựng, khởi chạy và đo lường một chiến dịch Influencer Marketing thành công.
Bước 1: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu thị trường là hoạt động đầu tiên cho một chiến dịch Influencer Marketing. Đây sẽ là định hướng cho chiến dịch, đồng thời cập nhật một số xu hướng hiện có trên thị trường.
Bạn cần lập một danh sách các đối thủ cạnh tranh hàng đầu và thống kê hệ thống mạng xã hội họ sử dụng cùng số liệu về kênh. Hãy dành thời gian phân tích nội dung của họ, đặc biệt là những bài post có nhiều lượt tương tác nhất.
Mặc dù tốn nhiều công sức và thời gian, nhưng hoạt động này sẽ giúp bạn hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh: Điều gì đem đến tiếng vang cho chiến dịch của họ? Phương thức nào hiệu quả? Phương thức nào cần tránh? Bạn cũng sẽ đánh giá được những chiến lược phổ biến sử dụng trong ngành và mức độ phù hợp. Điều này giúp bạn quyết định sẽ chọn các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch (KPI) nào cho giai đoạn nghiệm thu và đánh giá sau này.
Khi bạn đã có một báo cáo tổng thể về thị trường và đối thủ cạnh tranh, bước tiếp theo chính là tập trung làm việc với các chỉ số để đảm bảo chiến dịch thành công.
Bước 2: Xác định mục tiêu và KPI của chiến dịch
1. Influencer Marketing xây dựng lòng tin thông qua tạo dựng các mối quan hệ
Các nhãn hàng đều muốn hợp tác với Influencer (Người có tầm ảnh hưởng) phù hợp với: hình ảnh thương hiệu và đồng thời sở hữu lượng khán giả theo dõi phù hợp với mục tiêu Marketing của họ.
Vì lý do này, nhãn hàng nên tập trung vào độ nhận diện thương hiệu và mức độ tương tác trước tiên. Thay vì đo lường chiến dịch dựa vào doanh số bán hàng hay tỷ lệ lợi nhuận (ROI), nên tập trung theo dõi những chỉ số thể hiện được thành công, kết quả của chiến dịch.
2. Đo lường độ nhận diện thương hiệu
Các số liệu để đo lường độ nhận diện thương hiệu bao gồm lưu lượng truy cập vào trang web tăng lên và có thêm nhiều lượt theo dõi mới trên các nền tảng xã hội. Doanh nghiệp cũng nên theo dõi xem có backlinks mới và hay sự đề cập đến thương hiệu (cả tích cực và tiêu cực) nào không để kiểm tra về tác động của chiến dịch.
3. Engagement – Lượt tương tác
Số liệu về mức độ tương tác vẽ nên doanh nghiệp một bức tranh rõ ràng về mức độ tiếp nhận thông điệp chiến dịch của bạn đối với đối tượng mục tiêu. Các số liệu nên theo dõi bao gồm: lượt thích và bình luận, lượt chia sẻ, lượt xem và lượt phát cũng như số lượng người theo dõi tăng lên và phạm vi tiếp cận.
4. Reach – Mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng
Tại đây, doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu số lượng khách hàng tiềm năng họ mong muốn đạt được qua chiến dịch. Bạn cần lưu ý về tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng và Cost Per Lead – CPL.
5. Conversion – Tỉ lệ chuyển đổi Influencer Marketing
Thiết lập mục tiêu về: tỷ lệ Click Through Rate – CTR, Cost Per Conversion – CPC và tỷ lệ chuyển đổi của khách truy cập mới. Trong nhiều trường hợp, Influencer sẽ cung cấp các dữ liệu trong quá khứ để giúp bạn đặt mục tiêu dễ dàng hơn. Việc thiết lập các mục tiêu cụ thể sẽ là căn cứ điều chỉnh chiến dịch trong tương lai. Doanh nghiệp phải đảm bảo: thông điệp được truyền tải theo hướng tác động tích cực đến khán giả và có khả năng củng cố hình ảnh thương hiệu.
Bước 3: Hoạch định ngân sách và kế hoạch PR chiến dịch Influencer Marketing
Chi phí cho chiến dịch tuỳ thuộc vào doanh nghiệp. Hãy xác định cụ thể: thông điệp chính, sản phẩm hoặc dịch vụ cần quảng cáo, kênh quảng cáo và đối tượng nhận tin mục tiêu. Sẽ không có một công thức định giá cụ thể. Tuy nhiên hầu hết Influencer sẽ mong đợi khoản thù lao phù hợp với quy mô ảnh hưởng và tỷ lệ tương tác của họ.
Influencer sẽ tính phí bao nhiêu trên mỗi bài viết?
Một loạt các nghiên cứu trên toàn cầu cho thấy tỷ lệ trên các nền tảng và mức độ ảnh hưởng của influencer trên các kênh khác nhau. Dưới đây chính là một bảng thống kê từ Semrush mà bạn có thể tham khảo:
Instagram Influencer Rates
Youtube Infuencer Rates
Facebook Influencer Rates
Snapchat Influencer Rates
Tiktok Influencer Rates
Tuy nhiên những mức giá này không cố định – đây chỉ mang tính tham khảo giúp bạn lập ngân sách cho quảng cáo và đánh giá những kênh nào có tác động lớn nhất nhất đối với thương hiệu của bạn.
Số lượng Influencer lý tưởng cho một chiến dịch là bao nhiêu?
Thay vì bỏ tất cả trứng vào một giỏ, hãy lên kế hoạch với số lượng hợp lí cho chiến dịch đầu tiên. Hãy nhớ rằng, người tạo nội dung có thể tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau trên kênh của họ. Điều này gây ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch của bạn.
Bước 4: Lựa chọn Influencer phù hợp
Nếu thường xuyên cập nhật các hoạt động truyền thông quảng cáo, khả năng cao bạn sẽ biết những người có ảnh hưởng trong ngành hoặc thị trường của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tham khảo những bước dưới đây để tìm ra những nhà sáng tạo nội dung phù hợp nhất.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Hãy quay trở lại bước đầu tiên (nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn). Thống kê và theo dõi các bài đăng từ những influencer của họ. Bạn cần lưu ý các số liệu về mức độ tương tác. Cùng một influencer, họ có thể làm việc bạn, kể cả sau khi đã hợp tác với đối thủ cạnh tranh.
Tra cứu từ Google
Bạn có thể dựa trên các từ khóa về ngành của mình để tìm kiếm Influencer có ảnh hưởng lớn.
Giả sử bạn muốn quảng cáo một sản phẩm làm đẹp và cần xác định những Influencer phù hợp. Chỉ cần tìm kiếm theo từ khoá đó và Google sẽ đưa ra một loại cái tên để cân nhắc.
Hầu hết các danh sách này sẽ có các thông tin cơ bản như số lượng người theo dõi và các chiến dịch thành công của họ trong quá khứ. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ số lượng người theo dõi không phải là tất cả. Bạn cần đánh giá các bài đăng của họ, đọc các bình luận và phải phù hợp với thương hiệu.
Tìm kiếm dựa trên hashtags chiến dịch Influencer Marketing có sẵn
Hashtag theo chủ đề hoặc từ khóa có thể giúp bạn tìm kiếm những Influencer tiềm năng. Đồng thời, nó cũng giúp bạn phân loại họ theo các đặc điểm: địa lý, lĩnh vực, phân cấp,v.v phù hợp cho chiến dịch của bạn.
Làm thế nào để đánh giá chất lượng nội dung của một Influencer?
Khi đã có đủ danh sách những người sáng tạo nội dung, đã đến lúc tập trung vào đánh giá họ. Dưới đây là một vài yếu tố bạn nên cân nhắc:
Các thông điệp và nội dung truyền tải
Quan sát gần hơn bằng các bài đăng của họ. Bạn có thể đưa ra đánh giá về: giọng điệu, thông điệp và cảm quan tổng thể. Quan điểm của họ phù hợp với thương hiệu của bạn không? Họ có ủng hộ chủ đề gây tranh cãi với thương hiệu không?
Tiếp cận đối tượng mới để tăng độ nhận diện thương hiệu không chỉ là về những con số. Đó còn là việc người tiêu dùng nhận được những thông điệp phù hợp từ thương hiệu.
Khán giả mục tiêu của kênh
Hiện nay có vô số những thủ thuật nhằm tăng lượng theo dõi, bình luận và tương tác trên mạng xã hội. Những thủ thuật này thường lợi dụng những bài đăng thịnh hành của một trang cá nhân để tăng tương tác như bình luận dàn trải, hàng loạt tại nơi những người theo dõi họ có thể thấy và tương tác qua lại. Đây là một hành vi không trung thực và thiếu công bằng với những Influencer có lượng theo dõi chất lượng.
Bạn cần đánh giá kỹ càng những nội dung bình luận nếu cần thiết. Chắc chắn rằng doanh nghiệp không hề muốn chịu ảnh hưởng bởi những mánh khoé không hay này. Một Influencer không phù hợp với các giá trị của thương hiệu hoặc tham gia vào các chủ đề gây tranh cãi có thể gây tổn hại nghiêm trọng. Bạn sẽ cần một báo cáo chi tiết về đối tượng dự định hợp tác trước khi đưa ra quyết định hợp tác.
Organic Content và Sponsored Content (Nội dung tự sản xuất và Nội dung được tài trợ)
Khán giả hiện nay hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra nội dung được đăng tải có phải quảng cáo hay không.
Đó là lý do nhiều Influencer không lựa chọn việc liên tiếp đăng tải các nội dung được tài trợ. Do điều này có thể tác động tiêu cực đến mức độ tương tác. Hãy đảm bảo rằng Influencer bạn chọn chủ yếu sản xuất nội dung của riêng họ, với một số lượng bài đăng được tài trợ hợp lí để tối đa độ tương tác.
Bước 5: Liên hệ
Sau khi có danh sách những nhà sáng tạo nội dung mà bạn muốn hợp tác, bạn sẽ cần một lịch trình để tiếp cận và thu hút họ tham gia chiến dịch của bạn.
Những người có ảnh hưởng nhận được rất nhiều lời chào mời. Vì vậy, điều quan trọng là phải xây dựng một cách tiếp cận mang tính tôn trọng và phù hợp với đôi bên. Hãy chuyên nghiệp, chân thành và rõ ràng.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, những influencer cũng xem xét một vài yếu tố ngoài lề khác. Họ cũng muốn đảm bảo thương hiệu phù hợp với các giá trị và thông điệp của họ. Đồng thời họ cũng có thể sáng tạo nội dung có tiếng vang thu hút nhiều tương tác. Đó chính là thương hiệu cá nhân mà họ đã vun đắp bấy lâu nay. Vậy nên, họ sẽ không lựa chọn đánh mất lòng tin của người theo dõi bằng cách quảng cáo sản phẩm không phù hợp.
Bước 6: Thống nhất về sản phẩm và thực thi chiến dịch
Một số Influencer có thể đưa ra mức chi phí trong thời gian ngắn, trong khi số khác có thể cần nhiều thông tin hơn nhằm căn cứ cho mức phí phù hợp. Từ đó, họ bắt đầu thương lượng để có được thoả thuận hợp lí. Trên thực tế, cũng không ít trường hợp nhãn hàng chọn cách “thanh toán” bằng hiện vật. Chẳng hạn như: nhãn hàng sẽ nhắc tới tên Influencer đó trên mạng xã hội của họ hoặc gửi tặng sản phẩm, dịch vụ miễn phí.
Tuy nhiên, nếu hai bên không thể thống nhất chung về mức phí, hoặc vượt quá ngân sách dự kiến, hãy kết thúc cuộc thương lượng một cách chuyên nghiệp. Cả hai bên phải thống nhất và ký tên trước khi tiến hành các công việc đề ra theo kế hoạch của chiến dịch.
Bạn sẽ cần cam kết những hạng mục cơ bản sau:
- Số lượng bài đăng và lựa chọn kênh đăng tải
- Hình thức nội dung video, story, ảnh, livestream,v.v)
- Tần suất đăng
- Thời gian thực thi chiến dịch
- Thông điệp quảng cáo (đã được phê duyệt và phù hợp với thương hiệu)
- Các số liệu theo dõi và báo cáo
- UTM tracking hoặc hashtag theo dõi trực tiếp
- Cách thức và thời điểm thanh toán hợp đồng
Bước 7: Thực thi và theo dõi chiến dịch Influencer Marketing
Sau khi quyết định về tất cả các yếu tố: nội dung, thời gian biểu và các thỏa thuận giữa các bên liên quan. Giờ chính là thời điểm triển khai chiến dịch của bạn!
Nếu đây là lần đầu tiên bạn làm việc với Influencer, bạn nên kỳ vọng một mức tương tác cao khi họ đăng tải nội dung. Hãy đảm bảo rằng đội nhóm của bạn đang theo dõi sát sao mọi hoạt động của chiến dịch. Bạn nên cho bộ phận chăm sóc khách hàng biết rằng có thể sẽ có nhiều khách hàng kéo đến yêu cầu hỗ trợ. Số lượng khách hàng tiếp cận và liên lạc mới có thể tăng nhanh đột biến.
Hơn nữa, hãy chờ đón sự bùng nổ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Tất cả nên được theo dõi dưới sự kiểm soát để xử lí khủng hoảng (nếu có) kịp thời.
Bước 8: Phân tích kết quả chiến dịch Influencer Marketing
Nếu kết quả đáp ứng hoặc vượt trên mong đợi của bạn, xin chúc mừng! Bây giờ doanh nghiệp đã có thể thiết lập nên bộ tiêu chuẩn và cơ sở đánh giá hiệu quả thực thi các chiến dịch influencer marketing trong tương lai. Tuy nhiên, nếu không xuất hiện sự tăng trưởng về lượng người theo dõi mới, traffic website hoặc mức độ tương tác, hãy sử dụng số liệu này để tinh chỉnh các hoạt động tiếp cận khách hàng mục tiêu ở những dự án kế tiếp.
Hãy đề nghị cung cấp đầy đủ số liệu từ Influencer. Từ đó, tổng kết và xem xét những chiến thuật có hoạt động tốt nhất, không hiệu quả hoặc những đề xuất cải thiện. Influencer có thể cung cấp phản hồi và đề xuất hữu ích cho doanh nghiệp. Họ cũng có thể bày tỏ mong muốn hợp tác lâu dài.
Vì vậy, hãy chuyên nghiệp, thành thật và cởi mở với các mối quan hệ đối tác trong tương lai.
Triển khai chiến dịch Influencer Marketing với CleverAds
Từ việc nghiên cứu, hoạch định ngân sách, thiết lập danh sách những nhà sáng tạo nội dung phù hợp – CleverAds đã cùng bạn phân tích những thông tin cần thiết cho chiến dịch influencer marketing đầu tiên của bạn. Với sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các nền mạng xã hội, Influencer marketing trong tương lai sẽ là mảnh đất nhiều tiềm năng để nhãn hàng khai thác.
Sở hữu kinh nghiệm 15 năm hoạt động với đội ngũ nhân viên sáng tạo, chuyên nghiệp, CleverAds đã và đang khẳng định vị trí của mình với hơn 6.000 chiến dịch cho đối tác thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, tiêu biểu như: BUV, FPT, Aeon Mall, Vietnam Airlines, Vinhome. CleverAds hy vọng doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai.