Hiệu ứng lan truyền và những điều bạn cần biết 2023
Hiệu ứng lan truyền là gì? Nó có vai trò gì trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Có những hình thức hiệu ứng lan truyền nào doanh nghiệp có thể ứng dụng? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu nhé!
1. Hiệu ứng lan truyền là gì?
Social Proof (Hiệu ứng lan truyền) là một hiện tượng tâm lý xã hội. Con người sao chép/bắt chước hành động của người khác. Nhằm cố gắng thực hiện hành vi trong một tình huống nhất định.
Đây là hiện tượng tâm lý mà cá nhân đối chiếu, tham khảo hành động thói quen của số đông. Qua đó đưa ra quyết định và hành động cho chính mình thì được gọi là hiệu ứng lan truyền.
Chúng thường xuất hiện khi mỗi cá nhân không thể xác định được rõ ràng các yếu tố, hành vi thích hợp. Họ bị tác động bởi các hành vi của người xung quanh. Từ đó dẫn đến việc tin rằng cách giải quyết của đám đông là chính xác.
2. Vai trò của hiệu ứng lan truyền
Trong Marketing, hiệu ứng lan truyền có vai trò đặc biệt đóng góp vào sự thành công của chiến dịch.
Hiệu ứng lan truyền giúp doanh nghiệp lan tỏa được thông điệp ẩn. Thông điệp thường chứa trong các chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp muốn thể hiện. Những thông tin giá trị về sản phẩm, chất lượng được truyền tải dễ dàng. Thương hiệu cũng được tiếp cận một cách gần gũi với khách hàng.
Chính điều đó sẽ giúp tỷ lệ chuyển đổi tăng lên, tiềm năng bán hàng được nâng cao. Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ chiếm được sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng.
Có thể nói, hiệu ứng lan truyền là một hiệu ứng có tính hiệu quả rất cao mà doanh nghiệp nên tận dụng và phát triển.
3. Các dạng hiệu ứng lan truyền
Hiệu ứng lan truyền có 3 dạng chính hay được sử dụng gồm:
3.1. Hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon Effect)
Là hiệu ứng tâm lý mà những người có khung hướng làm hoặc tin theo một sự việc nào đó. Có thể vì những người xung quanh cũng thực hiện điều đó. Kể cả nó có phù hợp hay khác biệt với niềm tin ban đầu của họ hay không.
Nói một cách dễ hiểu, hiệu ứng đoàn tàu là một hành động bắt chước vô thức.
Hiệu ứng đoàn tàu khi kết hợp với Marketing sẽ đem lại độ phổ biến và uy tín cho sản phẩm khi xuất hiện trước công chúng.
Để Bandwagon Effect đạt kết quả tốt nhất ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp, thống kê các thông tin dữ liệu về sản phẩm dịch vụ cần quảng bá. Chọn lựa kênh phân phối thích hợp.
Bước2: Nghiên cứu, phân tích khách hàng mục tiêu doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng các sự kiện chứa yếu tố kích thích, gây tò mò về sản phẩm/dịch vụ để thu hút khách hàng.
Bước 4: Hợp tác với các chuyên gia, KOL, sử dụng seeder, chia sẻ,… Qua đó lan tỏa thông tin sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Case study về hiệu ứng đoàn tàu: OPPO & ca sĩ Sơn Tùng MTP – sự hợp tác hoàn hảo trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Khi ra mắt, OPPO với cái mác “Made in China” đã phải đối mặt với sự hờ hững thờ ơ từ thị trường Việt Nam. Cho nên việc quan trọng lúc này của OPPO là cần tiếp cận và trở lên phổ biến với càng nhiều khách hàng càng tốt.
Nhận thức được điều này OPPO đã ngay lập tức hợp tác và chọn ca sĩ Sơn Tùng. Đây là ca sĩ nổi tiếng đình đám bấy giờ trở thành đại sứ thương hiệu cho loạt quảng cáo của mình.
Và không ngoài mong đợi, dưới sự ảnh hưởng của Sơn Tùng số lượng sản phẩm OPPO nhanh chóng chiếm được quan tâm và yêu thích của nhiều người. OPPO F11 Series có tới 48.299 đơn đặt hàng sau vài ngày ra mắt. OPPOReno4 Series đạt con số cọc máy lên tới 15.000 sau 5 ngày ra mắt.
3.2. Default effect – Hiệu ứng mặc định
Con người thường có khuynh hướng làm theo những gì đã được mặc định sẵn. Vì nó là sự lựa chọn dễ dàng không cần phải đắn đo suy nghĩ. Và đối với não bộ những lựa chọn mang tính mặc định luôn là lựa chọn an toàn và tốt nhất. Nó được gọi là hiệu ứng mặc định.
Một ví dụ rõ ràng cho hiệu ứng mặc định là: Công cụ tìm kiếm của Google.
Tất cả chúng ta đều không lạ với công cụ tìm kiếm của Google. Mỗi khi cần tìm hiểu một vấn đề nào đó chúng ta đều mặc định lên Google để tìm kiếm. Tuy nhiên thực chất bên cạnh Google vẫn còn có nhiều công cụ tìm kiếm khác.
Đây chính là một chiến lược marketing của Google. Hãng đã chi rất nhiều tiền cho các trình duyệt web để có thể trở thành công cụ tìm kiếm mặc định. Và tất nhiên bạn có thể thấy nó đã thành công ngoài mong đợi đúng không nào?
3.3. Hiệu ứng bầy đàn (Herd effect)
Hiệu ứng bầy đàn là thuật ngữ sử dụng chỉ những hành vi, suy nghĩ thường xuyên bị tác động bởi người khác của con người. Nói cách khác, việc chạy theo những thứ đám đông cho là hay, đúng. Mặc dù không có sự suy nghĩ của bản thân trong đó thì là hiệu ứng bầy đàn.
Tuy nhiên không phải lúc nào quan điểm, hành động đám đông cũng là đúng. Cho nên cần tỉnh táo cân nhắc khi tham gia để không gặp tình huống đáng tiếc.
So với 2 hiệu ứng trên, hiệu ứng bầy đàn dễ tạo ra những dư luận xấu, tiêu cực nên các doanh nghiệp cần chú ý khi sử dụng.
Ta có thể thấy sự hiện diện của hiệu ứng bầy đàn ở bất cứ đâu. Việc bắt “trend” của giới trẻ trên mạng xã hội. Việc mọi người đổ xô săn sale shopee vào ngày lễ chỉ vì sản phẩm được hạ xuống giá 0đ chứ không xuất phát từ nhu cầu,…
4. Hiệu ứng lan truyền trong marketing
Có thể nói rằng hiệu ứng lan truyền luôn luôn hiện hữu và xảy ra trong cuộc sống của ta. Bên cạnh đó hiệu ứng này cũng rất dễ để áp dụng cho nên nó khá được ưa thích trong việc Marketing cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường ứng dụng hiệu ứng này theo 3 cách sau.
Xếp hạng và đánh giá:
Khi có nhu cầu về một vấn đề nào đó chúng ta hay có xu hướng tìm hiểu những thông tin đánh giá về nó để tham khảo, cân nhắc. Điểm đánh giá, xếp hạng càng cao càng làm ta yên tâm về sản phẩm dịch vụ đang được tìm hiểu đó. Đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử. Càng được nhiều sao và phản hồi tích cực doanh nghiệp càng nhận tạo được nhiều niềm tin, sự tin tưởng và yêu thích từ khách hàng
Hiển thị lượt xem:
Hiển thị lượt xem khiến cho sản phẩm nội dung càng thȇm hấp dẫn và tạo được hiệu ứng lan truyền cao.
Lượt xem càng cao sẽ càng thu được nhiều tương tác và lan tỏa được nội dung tới nhiều đối tượng. Cho nên đây cũng là một cách hữu hiệu hay được sử dụng.
Tạo tính tương đồng:
Hiệu ứng tương đồng gây sự đồng cảm cho khách hàng thúc từ đó thúc đẩy việc ra quyết định lựa chọn sản phẩm của họ. Đây là một cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền hay trong Marketing.
Ta có thể dễ dàng nhận biết trên các sàn thương mại điện tử. Các doanh nghiệp, cửa hàng đặt những sản phẩm có nhiều tính chất đặc điểm tương tự nhau. Với nội dung như “ gợi ý sản phẩm”, “có thể bạn sẽ thích” khiến người dùng bị hấp dẫn mà nhấp chuột.
5. Kết luận
Hiệu ứng lan truyền có vai trò đặc biệt đóng góp vào sự thành công của các chiến dịch Marketing. Nếu sử dụng tốt hiệu ứng lan truyền uy tín thương hiệu, độ nhận biết và doanh thu của doanh nghiệp sẽ phát triển một cách thành công.
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
4 thoughts on “Hiệu ứng lan truyền và những điều bạn cần biết 2023”
Comments are closed.