Hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect) là gì?
Hiệu ứng chim mồi là gì? Vì sao các doanh nghiệp luôn ưu tiên sử dụng Hiệu ứng chim mồi? Tips để áp dụng Hiệu ứng chim mồi cho doanh nghiệp một cách tốt nhất.
1. Tại sao gọi là Hiệu ứng chim mồi?
Đã bao giờ bạn cảm thấy muốn thay đổi ý kiến giữa lựa chọn 1 và 2, sau khi lựa chọn thứ 3 được thêm vào? Trong tình huống này, bạn đã bị chi phối bởi hiệu ứng chim mồi – là hiện tượng quyết định mua hàng của người dùng bị tác động khi lựa chọn thứ 3 không tương xứng được thêm vào, khiến người dùng phải ưu tiên giữa hai lựa chọn sẵn có.
2. Cách hoạt động của Hiệu ứng chim mồi.
Cái tên hiệu ứng chim mồi bắt nguồn từ việc những người thợ săn thường huấn luyện một con chim thuần thục làm “con mồi”, khiến đồng loại của chúng dễ mắc bẫy.
Trong kinh doanh, “Hiệu ứng chim mồi” được áp dụng thường xuyên.
Mục đích: Nhằm hướng khách hàng mua sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn, với tâm thế vui vẻ và tự nguyện.
Để có thể sử dụng hiệu ứng chim mồi tối ưu nhất, doanh nghiệp cần chọn ra sản phẩm muốn thúc đẩy doanh thu. Sau đó, chắc chắn rằng sản phẩm đó chiếm USP lớn nhất, luôn đi cùng với mệnh giá cao nhất.
Xem thêm: USP là gì? 5 bước xây dựng USP cho sản phẩm thành công (cleverads.vn)
Bước quan trọng nhất, chúng ta cần một sản phẩm là “con mồi” với cùng mệnh giá (hoặc thấp hơn) nhưng không mang lại nhiều giá trị như sản phẩm đã chọn.
Như vậy, “Hiệu ứng chim mồi” sẽ khiến khách hàng cân nhắc lựa chọn đắt tiền hơn nhưng mang lại giá trị cao nhất của doanh nghiệp bạn.
Một trong những áp dụng nổi tiếng của “Hiệu ứng chim mồi” là tờ báo The Economist, khi họ giới thiệu các gói đăng ký báo định kỳ.
- Trực tuyến: $59
- Gói in: $125
- Gói combo: $125
Kết quả, đến 90% người dùng đã chọn gói combo. Khách hàng đã nghĩ rằng mình mua được sản phẩm với giá hời, trong khi sự xuất hiện của gói in $125 chỉ là “mồi nhử” để tờ báo bán được gói combo với sự hài lòng hoàn toàn từ khách hàng.
3. Hiệu quả của Hiệu ứng chim mồi trong Marketing và Kinh doanh.
Sự tăng vọt về doanh thu mua bán
Áp dụng thành công “Hiệu ứng chim mồi” sẽ cho doanh nghiệp thấy được sự tăng vọt trong doanh thu mua bán. Vì khi bị chi phối bởi hiệu ứng này, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm mà họ cho là “tốt nhất” về chất lượng và giá cả, chứ không phải sản phẩm mà ban đầu họ định mua. Kết quả là khách hàng sẽ thường chọn một sản phẩm tốn kém hơn so với dự định của họ.
Chiến lược truyền thông – cú huých thay đổi tình huống.
Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến trong Marketing, được xem như một cú huých làm thay đổi tình huống mua hàng một cách tinh tế. Không hề thao túng hay đe dọa đến khách hàng, hiệu ứng chỉ đơn giản tận dụng khuynh hướng nhận thức về hành vi của con người và thúc đẩy khách hàng lựa chọn một phương án cụ thể qua các chiến thuật Marketing.
Xem thêm: Các chiến lược Marketing điển hình cho người mới bắt đầu (cleverads.vn)
Hiệu ứng chim mồi – sự yêu thích con số bên trái.
Một ví dụ điển hình cho việc trọng dụng hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh và Marketing của các doanh nghiệp là phương pháp sử dụng số lẻ trong mệnh giá. Xuất phát từ tâm lý luôn nhìn và ghi nhớ con số bên trái đầu tiên của khách hàng, rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng điều này như một “mồi nhử” để thực hiện các chiến lược giá hấp dẫn khách hàng.
Có thể ví dụ như hiện tượng sản phẩm có giá $49.99 sẽ luôn được ưa chuộng và mua nhiều hơn sản phẩm có giá $50, nhờ vào con số bên trái 49 luôn nhỏ hơn 50.
4. Kết luận
Qua bài trên, chúng ta đã có thể hiểu được phần nào về “Hiệu ứng chim mồi” hay “Decoy Effect”. “Hiệu ứng chim mồi” được cho là một chiến thuật cạnh tranh rất tài tình giữa các nhà kinh doanh, nhằm đánh vào tâm lý mua hàng của người dùng.
Tuy nhiên, nếu thực hiện không khéo léo, “Hiệu ứng chim mồi” có thể là con dao hai lưỡi, tạo nên sự phản cảm dành cho khách hàng. Vì thế, doanh nghiệp cần linh hoạt sử dụng giữa hiệu ứng trên và các phương pháp khác, để nâng cao hiệu quả và tránh bị “bắt bài”.