Xu hướng phát triển chiến lược green marketing cho doanh nghiệp

Xu hướng phát triển chiến lược green marketing cho doanh nghiệp

Người tiêu dùng ngày nay có cơ hội tiếp cận được nhiều thông tin hơn từ đó quá trình ra quyết định mua sản phẩm của họ cũng ngày càng khắt khe hơn. Điều này được chứng minh qua tác động của môi trường và các hoạt động bền vững của doanh nghiệp đến ý định mua của khách hàng. Đó là lý do vì sao nhiều thương hiệu đã và đang thành công nhất trên thị trường ngày nay đều đang theo đuổi các chiến lược green marketing (hay còn gọi là marketing xanh).

1. Green marketing là gì? Bản chất của green marketing

Green marketing (hay còn gọi là marketing xanh) là các hoạt động marketing các sản phẩm được coi là an toàn/tốt cho môi trường, hướng tới môi trường phát triển bền vững. 

green marketing 1

Bản chất của marketing xanh là sự kết hợp một loạt các hoạt động, bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quá trình sản xuất, thay đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh hơn, sạch hơn.

Ngoài ra, marketing xanh còn là một biểu hiện của marketing xã hội; là một phần của phương thức tiếp cận marketing mới, không chỉ tập trung, điều chỉnh hay nâng cao tư duy và thực hành marketing hiện có mà còn tìm cách giải quyết sự thiếu phù hợp giữa marketing được thực hành ở hiện tại và các thực thể xã hội và sinh thái của môi trường marketing rộng lớn.

2. Sức ép từ việc ứng dụng green marketing

Đầu tiên, việc ứng dụng green marketing chịu sức ép lớn từ lực lượng vĩ mô, có thể kể đến một số yếu tố như như nhận thức của các chính phủ về phát triển bền vững; áp lực của xã hội và dư luận, các tổ chức môi trường….

Môi trường đang ngày càng rơi vào tình trạng báo động bởi sự phá hủy của con người và nhận thức được điều đó, rất nhiều các tổ chức môi trường, công chúng dư luận cũng như cả chính phủ đang chung tay kêu gọi mọi người cùng có những hành động bảo vệ lấy môi trường sống của loài người.

Vì vậy, các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một trong những ưu tiên hàng đầu được người tiêu dùng kêu gọi sử dụng.

green marketing 2

Ngoài ra, sức ép từ việc ứng dụng green marketing còn đến từ các nhân tố bên trong, đó chính là doanh nghiệp đã nhận thức được những cơ hội kinh doanh xanh và thực hiện trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó còn là sức ép từ lực lượng cạnh tranh ngành, sự cạnh tranh của các công ty xanh tạo nên sự ưa thích của khách hàng

3. Sự phát triển của green marketing trong đời sống ngày nay

Năm 1975, khái niệm green marketing lần đầu tiên được đề cập trong workshop “Ecological Marketing” của hiệp hội Marketing Mỹ. Sau đó, đến năm 1976, khái niệm green marketing được nêu rõ hơn và được Henion và Kinnear xuất bản thành sách “Ecological Marketing”.

green marketing 3

Dần dần, định nghĩa green marketing được phổ biến hơn trong giới marketing và trở nên nổi bật vào cuối những năm 1980, đầu 1990 ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ. Sau đó, khái niệm này liên tục được lồng xen vào trách nhiệm xã hội doanh của nghiệp và xuất hiện trong các báo cáo CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – corporate social responsibility).

Hiện nay, biến đổi khí hậu và cạn kiệt năng lượng đang trở thành một vấn đề nóng, tạo áp lực lên các doanh nghiệp phải áp dụng marketing xanh.

4. Quy trình áp dụng green marketing

Bước 1: Chuẩn bị

  • Doanh nghiệp cần thu thập thông tin, chuẩn bị ý tưởng thật kỹ lưỡng cho chiến lược green marketing sắp tới
  • Phát triển ý tưởng và định vị “sản phẩm xanh”
  • Thiết kế sản phẩm xanh (nguyên tắc 3R). 

Tips: nguyên tắc 3R: Reduce – Reuse- Recycle được hiểu là Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế.

green marketing 4

Bước 2: Sản xuất

  • Tạo ra sản phẩm xanh bằng các yếu tố đầu vào xanh, quá trình sản xuất xanh, sạch, không ô nhiễm, sản phẩm sản xuất ra không có hại cho môi trường và sức khỏe con người.
  • Sử dụng loại bao bì không gây độc hại và có khả năng tái chế

Bước 3: Phân phối, tiêu dùng

  • Kênh phân phối xanh 
  • Tạo hình ảnh sản phẩm xanh
  • Đảm bảo tiêu dùng xanh

5. 4Ps trong green marketing

Về sản phẩm, doanh nghiệp cần cung ứng các sản phẩm xanh không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ nó và thậm chí giải quyết những đe dọa hiện có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. 

green marketing 5

Về giá, giá sản phẩm có thể cao hơn một chút so với các sản phẩm thay thế thông thường tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đáp ứng mức chi tiêu phù hợp với ngân sách của thị trường mục tiêu.

Với kênh phân phối, một chuỗi phân phối là rất quan trọng đối với sự thành công của một chiến dịch, mục tiêu chính là bao bì hay đóng gói.

Về truyền thông, khi truyền thông tới thị trường doanh nghiệp nên đặt nặng khía cạnh môi trường bởi đây là một trong những vấn đề nóng, thu hút sự chú ý của phần lớn công chúng mục tiêu. 

Đọc thêm: Chiến lược Marketing Mix

6. Những định hướng cho ứng dụng marketing xanh

“Phát triển bền vững” đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, trong đó chính phủ các nước đều đang xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh về môi trường với những quy định nghiêm ngặt

Sự “thức tỉnh lương tâm bảo vệ môi trường” đã thúc đẩy phong trào “tiêu dùng xanh” trong thị trường phát triển.

Bên cạnh đó, sự tồn tại của hệ thống “hàng rào kỹ thuật” trong thương mại quốc tế dưới cái ô “môi trường xanh” cũng góp phần thúc đẩy sự phổ biến và phát triển cho các chiến lược green marketing.

Từ đó, có thể thấy green marketing (marketing xanh) đang trở thành một xu hướng mà cả người tiêu dùng, xã hội và do đó, các doanh nghiệp cũng ưa chuộng! (doanh nghiệp xã hội – CSR).

LỜI KẾT

Những thách thức của green marketing có thể kể đến bao gồm các chi phí trả trước cho nghiên cứu và phát triển bền vững, chi phí cho các nguyên vật liệu và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường cũng như rủi ro về quảng cáo không đúng sự thật hoặc gây hiểu lầm về nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp xoay quanh các sản phẩm xanh.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds

    One thought on “Xu hướng phát triển chiến lược green marketing cho doanh nghiệp

    Comments are closed.