Lưu ý sử dụng Google Ads cho người mới bắt đầu năm 2023
Google Ads là nền tảng số 1 trong việc chạy quảng cáo số trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Google Ads hoạt động y như một phiên đấu giá. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng Google để quảng bá doanh nghiệp, bạn cần biết chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo của bạn. Số tiền phải trả càng cao, quảng cáo của bạn được nhìn thấy càng nhiều. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán hàng, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi.
05 loại hình quảng cáo Google Ads
Có vô vàn các loại hình chiến dịch quảng cáo mà bạn cần biết trước khi bắt đầu xây dựng chiến dịch Google Ads của mình.
5 loại hình có sẵn là:
- Quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads): Quảng cáo bằng văn bản trên kết quả tìm kiếm của Google
- Quảng cáo hiển thị (Google Display Network): Quảng cáo bằng ảnh trên website
- Quảng cáo video (Google Video Ads): Quảng cáo bằng video trên YouTube
- Quảng cáo mua hàng (Google Shopping Ads): Quảng cáo trên trang thông tin sản phẩm của Google
- Quảng cáo phần mềm (Google App Ads): Quảng cáo trên các kênh di động
Đọc thêm: Google Search Ads – Giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng (cleverads.vn)
Những lưu ý về Google Ads người mới bắt đầu cần biết
1. Nghiên cứu từ khóa
Mục đích của nghiên cứu từ khóa là thu hút đúng tệp khách hàng cho quảng cáo của bạn. Vì thế, hiểu khán giả mục tiêu vô cùng quan trọng với chiến dịch Google Ads của doanh nghiệp.
Có một vài công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến trên thị trường. Bạn có thể sử dụng để nghiên cứu xu hướng khán giả mục tiêu đang tìm kiếm.
Công cụ CleverAds muốn đề cử đầu tiên chính là Keyword Planner của Google, được gắn với trang công cụ Google Ads.
Công cụ này cung cấp cho bạn các số liệu cụ thể như: trung bình lượt tìm kiếm hàng tháng/ từ khóa; mức độ cạnh tranh cao/thấp của mỗi từ khóa.
Một chiến dịch Google Ads lý tưởng sẽ cần những từ khóa với lượng tìm kiếm cao và độ cạnh tranh thấp, đồng thời sở hữu chi phí CPC hợp lý.
2. Nội dung hấp dẫn, chất lượng cao
Cứ 10 người sẽ có 8 người đọc tiêu đề. Nhưng chỉ 2 trên 10 sẽ tiếp tục đọc thân bài. Điều này thể hiện tầm quan trọng của tiêu đề. Nó giữ cho người đọc không chán nản với quảng cáo của bạn. Một sự kết hợp giữa các từ khóa và nội dung thú vị sẽ khiến quảng cáo của bạn hấp dẫn người đọc.
Khi xây dựng nội dung quảng cáo Google Ads, hãy tập trung đến nhu cầu và cảm xúc của khách hàng tiềm năng.
Sử dụng các nút kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng giúp điều hướng khán giả theo mong muốn. Đa phần mọi người có xu hướng muốn biết rõ sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp đem lại lợi ích gì cho họ. Đối với quảng cáo Google Ads, chất lượng luôn hơn số lượng. Đó là lý do Google Ads giới hạn 30 chữ cho tiêu đề và 90 chữ cho phần mô tả.
Hãy tránh các lỗi chính tả bằng việc kiểm tra kỹ nội dung. Công cụ Grammarly có thể giúp bạn chỉnh sửa, với tính năng như: tìm lỗi sai; đơn giản hóa các câu.
3. Xây dựng nội dung thương hiệu nhất quán
Sử dụng tông giọng và các từ khóa có liên kết chặt chẽ với thương hiệu. Để tăng cơ hội thu hút lưu lượng đến website của bạn.
Sở hữu một tính cách thương hiệu nhất quán giúp doanh nghiệp quảng cáo Google Ads độc độc và dễ nhận biết. Vì thế, hình ảnh, khẩu hiệu, logo, và tên thương hiệu là những thứ cần xuất hiện trên quảng cáo của bạn. Cá nhân hóa khách hàng cũng là chìa khóa dẫn đến sự thành công, góp phần tạo dựng chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.
4. Phân biệt Dynamic Google Ads và Quảng cáo Responsive Google Ads
Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai cụm từ trên sẽ giúp ích đáng kể cho những người mới bắt đầu sử dụng quảng cáo Google Ads.
Quảng cáo tìm kiếm động sử dụng nội dung từ website của bạn để tạo ra tiêu đề và landing page.
Vì thế, quảng cáo tìm kiếm động của Google Ads sẽ hoạt động tốt nếu thông tin trên website được giữ nguyên, dịch vụ/sản phẩm giữ được sự nhất quán, và tổng thể website có cấu trúc rõ ràng và chính xác.
Loại hình quảng cáo này cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến các truy vấn tìm kiếm của người dùng và lấp đầy khoảng trống từ khóa, dẫn khách hàng tiềm năng trực tiếp đến phần nội dung có liên quan của trang web.
Quảng cáo tìm kiếm thích ứng rất phổ biến nhờ vào sự đáp ứng nhanh nhẹn của nó với các truy vấn tìm kiếm của khách hàng, và khả năng điều chỉnh theo sự kết hợp ngôn ngữ tốt nhất.
Bạn có thể tạo một vài tiêu đề và miêu tả khác nhau trên quảng cáo tìm kiếm thích ứng. Google Ads sẽ tự động kết hợp chúng để tìm ra sự kết hợp nào hoạt động tốt nhất.
5. A/B Testing
Không có giải pháp nào phù hợp với tất cả khi lựa chọn quảng cáo hoạt động tốt nhất. Hãy thử nghiệm với một vài sự lựa chọn và so sánh xem chúng hoạt động như thế nào.
Google Ads cho phép nghiên cứu chiến dịch quảng cáo riêng biệt: phân tích, báo cáo chiến dịch có thể tiếp tục hoặc nên dừng lại. Đa phần đánh giá hiệu suất bằng: chi phí chiến dịch tiêu tốn, số chuyển đổi đạt được.
Ví dụ: Một quảng cáo tiêu tốn $20 nhưng đạt được 5 chuyển đổi, và một quảng cáo khác tiêu tốn $200 nhưng không có tỷ lệ chuyển đổi là 0.
Từ thử nghiệm này của Google Ads, doanh nghiệp có thể tìm hiểu vì sao quảng cáo đó lại thành công hơn và tiếp tục phát triển, duy trì quảng cáo đó.
Kết luận
Google Ads là một phương pháp vô cùng tiện lợi với vô số tiện ích như quảng bá, bán hàng, tăng độ nhận diện và lưu lượng truy cập website. Hoàn thành các bước ban đầu này có thể sẽ khó khăn, nhưng hãy nhớ, mỗi câu chuyện thành công đều cần có sự khởi đầu.
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.