B2B và B2C – Những điểm giống và khác nhau

B2B và B2C – Những điểm giống và khác nhau

B2B và B2C được nhắc nhiều trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, để hiểu chính xác khái niệm và sử dụng thuật ngữ sao cho đúng, hãy cùng bài viết dưới đây từ Cleverads phân tích cụ thể. 

1. Khái niệm B2B – B2B và B2C

B2B là cụm từ viết tắt của Business To Business. Dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán, giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Hoạt động trao đổi này bao gồm từ việc tư vấn, báo giá cho đến ký kết hợp đồng và mau bán sản phẩm. Mô hình B2B ngày càng trở nên phổ biến hơn khi các doanh nghiệp sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. 

Doanh nghiệp B2B có quy trình riêng biệt. Mô hình này giúp tiết kiệm thời gian, ngân sách, hiệu quả cao, tăng cơ hội hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác. 

Khái niệm về B2B và B2C
Khái niệm về B2B và B2C

2. Khái niệm B2C – B2B và B2C

B2C là cụm từ viết tắt của Business To Customer. Đây là thuật ngữ được sử dụng miêu tả giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cung cấp và bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng. B2C phổ biến từ những năm cuối thập niên 90, khi nó được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng môi trường số để làm phương thức bán sản phẩm. 

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mô hình B2C bán hàng tiếp cận trực tiếp. Phương pháp này giúp tăng khả năng tiếp cận dành cho người mua và người bán, doanh nghiệp cũng phần nào đó tiết kiệm được chi phí. 

Xem thêm thông tin tại: Phân khúc thị trường là gì? 5 bước phân khúc thị trường hiệu quả

3. Những điểm giống nhau giữa B2B và B2C

Cả hai phương pháp này đều phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi ích cho đôi bên. Do đó, khi thực hiện các kế hoạch triển khai, doanh nghiệp vẫn cần chủ động nắm bắt tâm lý, nhu cầu của đối phương là điều quan trọng hàng đầu. 

B2B và B2C đều cần quan tâm đến dịch vụ khách hàng và quy trình khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Dù doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh nào, thì điều này cũng vẫn là giá trị cốt lõi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

Cả B2B và B2C đều cần Marketing

Hình thức Marketing cho 2 mô hình này có thể khác, tuy nhiên định vị thương hiệu, chăm sóc khách hàng và nâng cao giá trị đều là những mục tiêu chung của hai mô hình trong quá trình thực hiện Marketing. 

B2B và B2C là hai hình thức kinh doanh khác nhau nhưng trên thực tế cả hai đều chứa một thực thể kinh doanh. Tên gọi có thể khác, nhưng trong quá trình thực hiện giao dịch thì cả hai mô hình đều tồn tại 2 vị trí là người mua và người bán. 

Những điểm giống nhau của B2B và B2C
Những điểm giống nhau của B2B và B2C

4. Điểm khác biệt giữa B2B và B2C

4.1. Đối tượng khách hàng B2B và B2C

B2B đối tượng khách hàng đó là doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tạo ra các sản phẩm mới. Do đó, mục tiêu của tiếp thị cần hướng đến sẽ là những người giám đốc, quản lý, trưởng phòng, kế toán. Bởi đây là người đại diện, trực tiếp đánh giá và quyết định hợp tác, mua sản phẩm. 

Chẳng hạn: Doanh nghiệp muốn tìm kiếm một agency nhằm đưa ra phương án ra mắt sản phẩm mới trong thời gian tới. Lúc này, đối tượng mà agency cần tiếp cận và truyền thông dịch vụ đó chính là giám đốc marketing, trưởng phòng marketing, leader marketing của doanh nghiệp.

Trong khi đó, đối tượng khách hàng của B2C lại là cá nhân trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Lúc này, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp cần hướng đến là những cá nhân trực tiếp tìm hiểu, đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng. 

4.2. Quá trình ra quyết định

Đối với mô hình B2B, quyết định mua hàng sẽ không được đưa ra từ một người mà sẽ là từ một tập thể hoặc nhiều cấp bậc. Để thuyết phục một doanh nghiệp mua hàng, bạn cần dành nhiều thời gian và công sức hơn. Quy trình mua hàng của một doanh nghiệp không đơn giản là cân nhắc và quyết định mua ngay lập tức, doanh nghiệp sẽ cần phải trải qua rất nhiều bước đánh giá, kiểm định và chịu sự chi phối của nhiều cấp bậc. 

Ngược lại, quy trình mua hàng của B2C lại khá đơn giản và nhanh chóng. Bởi vì quyết định mua hàng chỉ cần 1 người thực hiện. Khi phù hợp nhu cầu, đánh giá lợi ích và chi phí phải bỏ ra, khách hàng sẽ ngay lập tức đưa ra quyết định sở hữu. 

Phân biệt B2B và B2C
Phân biệt B2B và B2C

Xem thêm tại: Sức mạnh Marketing truyền thống trong kỷ nguyên kỹ thuật số

4.3. Chu kỳ bán hàng B2B và B2C

Độ dài chu kỳ bán hàng của B2B thường kèo từ vài tháng, thậm chí có khi là cả năm. Bởi vì mô hình B2B để quyết định tiếp tục thực hiện giao dịch cần có đầy đủ nhiều yếu tố cấu thành. Do đó, với mô hình B2B thì doanh nghiệp sẽ không thể liên tục quảng cáo sản phẩm thúc đẩy mua hàng, đây sẽ là việc làm không mang lại hiệu quả. 

Bên cạnh đó, hoạt động mua hàng của B2C thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Bởi vì nhu cầu sử dụng và đổi mới của khách hàng cá nhân thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện truyền thông cũng cần liên tục cập nhật thông tin, đưa ra thông điệp, quảng cáo nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. 

4.4. Quy trình Marketing có sự khác biệt rõ ràng

B2B là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Do đó, để ký hợp đồng hợp tác cần phải cân nhắc không chỉ yếu tố lợi ích mà còn là yếu tố con người, độ uy tín, mối quan hệ lâu dài. Vì vậy, khi thực hiện quy trình Marketing cho B2B, doanh nghiệp không chỉ tập trung vào kỹ thuật bán hàng mà còn cần xây dựng những mối quan hệ, định vị thương hiệu. 

Trong khi đó, đối với mô hình B2C, khách hàng sẽ quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung nhấn mạnh giá trị, trải nghiệm thực tế khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 

5. Kết luận

Bài viết trên từ Cleverads đã giúp bạn có thêm kiến thức về B2B và B2C, bên cạnh đó, bạn cũng sẽ hiểu được những điểm giống và khác nhau để sử dụng thật chính xác. 

Để tìm hiểu nhiều chiến lược hấp dẫn hơn và có thêm nhiều kiến thức về Marketing bạn có thể liên hệ đến website https://cleverads.vn hoặc gọi đến số điện thoại 0919 01 8448 để được tư vấn và biết thêm nhiều thông tin chi tiết. 

One thought on “B2B và B2C – Những điểm giống và khác nhau

Comments are closed.