Dự đoán Digital Marketing Trends 2023 (Phần 1)
Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các Digital Marketing trends đáng chú ý. Khi người tiêu dùng đang ngày càng sáng suốt hơn trong những sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ, dường như đã đem đến một sự khủng hoảng toàn cầu về chi phí. Chính vì lý do này đã thôi thúc các brand phải thận trọng hơn trong việc lên kế hoạch vào năm 2023.
Điều đó có nghĩa là các brand cần phải minh bạch và suy nghĩ thấu đáo về thông điệp được đưa ra tiếp thị, cũng như nghiên cứu, điều chỉnh lại chiến lược sao cho phù hợp trong năm tới. Đồng nghĩa với việc các nhà tiếp thị cần nắm rõ các xu hướng sắp tới để có thể lập kế hoạch và tận dụng bất kỳ sự phát triển mới nào.
Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu digital marketing trends năm 2023 nhé! Để xác định những xu hướng quan trọng nhất giúp bạn có một khởi đầu thật thành công cho năm 2023 này.
1. XU HƯỚNG SOCIAL MEDIA VÀ INFLUENCERS MARKETING
Năm 2023 được dự đoán sẽ đem lại nhiều xu hướng thú vị về Social Media. Trên thực tế, Social Media là một mảng sẽ được thay đổi đáng kể trong marketing, và các thương hiệu cần nhanh chóng thích ứng với xu thế mới để có thể sử dụng các nền tảng này hiệu quả.
1.1. TikTok sẽ tiếp tục phát triển và thống trị thị trường
TikTok đã trở thành một đối thủ lớn trong lĩnh vực Social Media Marketing và điều này sẽ không thay đổi vào năm 2023. Trong năm 2021, TikTok đã thu được 4.6 tỷ đô la, tăng 142% so với cùng kỳ năm ngoái với 1.8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng được dự đoán vào cuối năm 2022 (theo The Business of Apps)
TikTok đang tạo ra một thị trường không chỉ dành cho người tiêu dùng hoặc các creators nữa mà còn tập trung vào khả năng sử dụng cho các doanh nghiệp. Với việc cải thiện các tính năng giúp nhắm mục tiêu cho quảng cáo sẽ giúp TikTok trở thành một nền tảng lớn hơn, tốt hơn cho các doanh nghiệp và thương hiệu vào năm 2023.
Alison Battisby, nhà tư vấn truyền thông xã hội của Avocado Social, cho biết:
“Một trong những điều mà chúng ta sẽ thấy từ TikTok trong năm tới là sự đơn giản hóa xung quanh các công cụ kinh doanh. Họ đã và đang tạo ra làn sóng trong việc cải thiện khả năng sử dụng bảng điều khiển quảng cáo cho các doanh nghiệp. Bản thân tôi đã xem qua một số tùy chọn nhắm mục tiêu mới mà họ ra mắt cho danh mục quảng cáo của mình, và tôi thấy đó chính là một bước đi sáng suốt.”
1.2. Sự phân quyền trong mạng xã hội để tạo ra một “super app”
Những thay đổi tại ứng dụng Twitter đã thể hiện rõ lỗ hổng của các nền tảng truyền thông xã hội. Khách hàng ngày nay không còn muốn tương tác với các nền tảng do tỷ phú lãnh đạo nữa, mà thay vào đó là quyền kiểm soát nội dung và dữ liệu của riêng họ.
Battisby cho rằng:
“Chúng ta đang hướng tới nhu cầu phân cấp mạng xã hội. Một số nền tảng mới và thú vị mà chúng tôi đang thấy là dịch vụ mạng xã hội Mastodon – nền tảng mạng xã hội tự do nguồn mở hoạt động với hình thức tự lưu trữ. Mastodon hiện đang có số lượng tải xuống khổng lồ trong vài tuần vừa qua. Và nó là một công cụ thú vị, vì nền tảng này cho phép bất cứ ai cũng có thể xây dựng một hệ thống máy chủ độc lập bên trong mạng lưới.”
Các ứng dụng khác đang như BlueSky, phát triển bởi Jack Dorsey – cựu CEO của Twitter. Được coi là một cơ sở hạ tầng hơn là một nền tảng, công ty mô tả BlueSky là “nền tảng mới cho mạng xã hội, mang đến cho các creators sự độc lập khỏi nền tảng, nhà phát triển có thể tự do xây dựng và người dùng được phép lựa chọn trải nghiệm.”
1.3. Creator Economy – Nền kinh tế nhà sáng tạo sẽ phát triển và thay đổi
Khi sự nhận thức về thương hiệu giờ đã trở thành sự tập trung sâu hơn vào các nền tảng social media, điều này khiến các marketers buộc phải tìm tới những creators có tiếng nói với đội ngũ fanbase hùng hậu.
Đây có thể là một thách thức đối với các thương hiệu trong việc tạo ra nội dung thu hút khách hàng. “Kể từ COVID, chúng tôi đã thấy một nền văn hóa truyền thông xã hội mới, không chỉ tập trung vào số lượng followers mà còn tập trung vào chính phần nội dung, đây là thời đại mang tên “recommended media”. Tôi tin rằng điều này sẽ thúc đẩy các thương hiệu hợp tác, làm việc nhiều hơn với những người có tầm ảnh hưởng và người sáng tạo nội dung,” Neal Schaffer – nhà lãnh đạo truyền thông xã hội cho biết.
Sự xuất hiện của các quỹ dành cho người sáng tạo nội dung trên TikTok, YouTube và Twitch,.. đã đem lại cho những người sáng tạo động cơ dành thời gian để tạo ra nội dung mà một thương hiệu có thể tận dụng.
2. XU HƯỚNG B2B MARKETING
B2B Marketing được coi là nhàm chán hay ít thú vị hơn so với B2C . Nhưng đó không phải là tất cả. Là một công ty B2B, điều quan trọng là sự sáng tạo trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, và cách sử dụng các kênh, công cụ có sẵn để trở nên ấn tượng trong mắt khách hàng.
2.1. Sự gia tăng của video marketing
Là một marketer, tất cả chúng ta đều biết sức mạnh kết nối mà một chiến dịch video tuyệt vời có thể đem lại. Có tới 86% doanh nghiệp sử dụng video làm công cụ tiếp thị và 92% đánh giá nó như một phần quan trọng trong chiến lược của họ (theo nghiên cứu của Wyzowl).
Nghiên cứu tương tự chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tận dụng video với lý do hàng đầu là sử dụng chúng như một người để giải thích, tiếp theo là các video mang mục đích trình bày nội dung chiến dịch. Ba kênh hàng đầu được sử dụng phổ biến là YouTube, LinkedIn và Instagram.
Đối với các công ty B2B, video có thể đóng một vai trò quan trọng trong chu trình bán hàng và tiếp thị. Đặc biệt là trên LinkedIn, vì các videos đã trở nên phổ biến và phủ sóng hơn, cung cấp một cách để kết nối và tác động đến khách hàng.
Stephen Walsh, đồng sáng lập của Kineo và Anders Pink cho biết: “LinkedIn đã trở thành nơi mọi người có thể nhanh chóng tạo user-generated content ( nội dung do người dùng tạo ra và được coi là một dạng của Marketing truyền miệng). Mọi người làm điều đó bằng các mức độ khéo léo khác nhau. Số mileage sẽ thay đổi tùy thuộc vào phong cách và ngân sách. Nhưng tôi nghĩ rằng videos đã bổ sung thêm nhiều cá tính cho nền tảng và làm cho nội dung trở nên dễ chia sẻ hơn. Ngoài ra videos còn là một cách tuyệt vời để bạn hành động giống như một người kết nối.”
2.2. Tiếp thêm động lực cho việc sử dụng social selling – bán hàng xã hội
Social Media là phương pháp hiệu quả để các thương hiệu và đội ngũ bán hàng kết nối với khách hàng. Điều này đặc biệt đúng đối với các công ty B2B có chu kỳ bán hàng dài và dựa vào các kênh kỹ thuật số để cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp.
Vẫn có sự khác biệt giữa việc đăng nội dung nhằm thúc đẩy thông điệp bán hàng và sử dụng nội dung để thu hút và tạo kết nối. Chuyên gia và tác giả về chuyển đổi xã hội – Julie Atherton tin rằng đây sẽ là điều thúc đẩy sự thành công cho các doanh nghiệp vào năm 2023.
Atherton phát biểu: “Tôi nghĩ rằng sẽ có một ranh giới rõ ràng, giữa các doanh nghiệp trao quyền và hỗ trợ team sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội một cách hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ, và những doanh nghiệp khác coi mạng xã hội như một kênh để thúc đẩy thông điệp bán hàng”.
2.3. Sự cần thiết trong việc chia sẻ và quản lý nội dung
Mặc dù các công ty tập trung rất nhiều vào việc sáng tạo ra nội dung gốc tuy nhiên việc chia sẻ nội dung được tuyển chọn cũng có thể đem lại hiệu quả cao.
Nếu nội dung thích hợp, nó có thể thúc đẩy các cuộc trò chuyện và chứng minh rằng công ty quan tâm đến cả việc giải quyết vấn đề cho khách hàng, hoặc chia sẻ thông tin thay vì chỉ bán hàng đơn thuần.
Walsh cho biết: “Nếu bạn đang tiếp cận với thứ gì đó đem lại nhiều thông tin sâu sắc, thì việc bạn đã tạo nội dung đó hay chưa cũng không quá quan trọng. Tôi nghĩ (việc chia sẻ nội dung) có thể là một cách hiệu quả để cung cấp một số kiến thức và hiểu biết sâu sắc, đồng thời cho thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy có thể gia tăng giá trị. Là một chiến lược B2B đem lại hiệu quả”.
Những mảng thông tin hữu ích mà bạn có thể chia sẻ:
- Tin tức về doanh nghiệp
- Nghiên cứu của bên thứ ba
- Thông cáo báo chí
- Phỏng vấn ( bao gồm videos và blogs )
- Các tính năng chuyên sâu
- Podcasts
3. XU HƯỚNG CONTENT MARKETING
Viện Tiếp thị Nội dung phát hiện ra rằng trong khi 78% các nhà tiếp thị có cách tiếp cận chiến lược để quản lý nội dung, thì chỉ hơn một nửa có chiến lược nội dung được ghi lại để tham khảo. Đây là một sai lầm trong xã hội “đói” nội dung ngày nay.
3.1. Sử dụng content để thu hút sự chú ý
Là marketers, chúng tôi biết rằng nội dung có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn của kênh tiếp thị và bán hàng để cung cấp thông tin và giải pháp. Nhưng nội dung có thể làm nhiều hơn thế nữa.
Vào năm 2023, mọi người nên sử dụng nội dung để tạo kết nối và xây dựng cộng đồng.
Khi khách hàng trở nên quan tâm hơn đến giá trị và đặc tính của thương hiệu thì chính những công ty nuôi dưỡng và tìm kiếm các mối quan hệ sẽ đạt được thành công lớn.
Kate Toon, người sáng lập của Stay Toone cho biết:
“Mặc dù mạng xã hội và việc tiếp thị qua email vẫn sẽ có chỗ đứng, nhưng đối với tôi, chính các cộng đồng đang là nhân tố thúc đẩy phần lớn doanh số bán hàng. Mọi người đang tìm kiếm cộng đồng, họ muốn tiếp cận và nhận được sự hỗ trợ từ những người khác.”
Và điều thực sự quan trọng là người lãnh đạo của những cộng đồng đó cần phải có cùng quan điểm. Mọi người muốn có cảm giác như họ đang mua hàng từ các công ty sẽ đem lại giá trị tương tự, phù hợp với giá trị của chính họ.
3.2. Tinh chỉnh và xác định quan hệ đối tác giữa creators và thương hiệu
Số lượng content quanh chúng ta rất phong phú, mặc dù có rất nhiều content hay nhưng một bộ phận lớn content lại có sự kết hợp không phù hợp với các influencers hay không nhắm trúng đến đối tượng mục tiêu. Đây là lúc mà một người sáng tạo nội dung/đối tác thương hiệu tốt có thể phát huy tiềm năng của mình.
Nhiều creators muốn phát triển và mở rộng vào năm 2023. Điều này có nghĩa là họ đang tìm kiếm các đối tác thương hiệu (thay vì chỉ nhận tài trợ) phù hợp với nội dung của họ, để các bài đăng được trở nên tự nhiên và các công ty cũng góp phần cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ chứ không chỉ để họ tự gánh vác mọi việc.
3.3. Cân bằng nội dung để cung cấp giá trị chứ không chỉ kiếm lợi nhuận
Hơn một nửa số marketers đã trích dẫn sự gia tăng mạnh về nhu cầu đối với nội dung theo báo cáo của Marq về “Hiệu quả nội dung” trong những năm gần đây. Nhưng vấn đề không chỉ là có nhiều nội dung hơn mà còn là việc nội dung cung cấp giá trị cho khách hàng tiềm năng và khách hàng thông thường.
“Tôi nghĩ bạn cần phải tạo nội dung và nói lên tiếng nói của riêng mình. Nhưng bạn cũng có thể cân bằng ngân sách tiếp thị nội dung của mình với nhiều nội dung được tuyển chọn hơn” Stephen Walsh nói.
Walsh kết luận: “Điều đó cho thấy rằng bạn đang hòa mình vào thế giới mà “ý tưởng của chúng tôi là duy nhất” hoặc “nó luôn phải là thứ gì đó đến từ chúng tôi”, rằng bạn được kết nối và chú ý đến các xu hướng. Điều đó sẽ gửi tín hiệu tốt đến người mua rằng bạn là một phần của cộng đồng và không phải lúc nào cũng chỉ đơn độc”